banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

02/08/2011

Thông tin thuốc: tháng 06/2011

 Khoa Dược - BV Từ Dũ
 
TƯƠNG TÁC GIỮA VITAMIN VÀ THUỐC    

Vitamin

Tương tác – Xử trí




Vit. A (Retinol)

- Kháng sinh:
      + Neomycin: Làm giảm sự hấp thu Vit. A. Cần  bổ sung multivitamin.
      + Tetracyclin: Dùng đồng thời cùng Vit. A làm tăng áp suất não.

 - Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ Vit. A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai. Điều này giải thích vì sao đôi khi khả năng thụ thai bị giảm trong thời gian ngay sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai steroid.

- Warfarin (thuốc chống đông máu), Cholestyramin, Colestipol (thuốc làm tăng tiết mật): Đã có ghi nhận sự tương tác giữa các thuốc này với  Vit. A.

 Vit. B1    (Thiamin)

- Furosemid (thuốc lợi tiểu): Có thể làm giảm nồng độ của thiamin đáng kể, tăng bài tiết thiamin. Nên dùng bổ sung Vit. B1.
 -Vecuronium, Sucinylcholin (thuốc chẹn thần kinh- cơ khử): Vit. B1 làm tăng hiệu quả các thuốc này.



Vit. B6
(Pyridoxin)

- Hydralazin (thuốc trị tăng huyết áp): Sử dụng lâu dài có thể dẫn đến thiếu hụt B6. Cần phải bổ sung Vit. B6.

- Phenytoin, Phenobarbital (thuốc chống động kinh): Liều cao vitamin B6 có thể làm giảm mức độ của các thuốc này trong huyết thanh. Không nên dùng liều Vit. B6 lớn lơn 10 mg.
 - Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
 - Levodopa (thuốc chống bệnh Parkinson), Isoniazid (thuốc chống lao): Đã có ghi nhận sự tương tác giữa các thuốc này với Vit. B6.  




Vit. B9
(Acid folic)

-Tetracyclin, Cycloserin, Erythromycin (kháng sinh): Dùng  hai tuần liên tiếp có thể  phá hủy sự hấp thu hoặc hoạt tính của acid folic.
- Carbamazepin, Phenytoin, Phenobarbital, Primidon,  Axit valproic (thuốc chống động kinh): Có thể là nguyên nhân gây thiếu acid folic, nhưng thực phẩm chức năng (TPCN) có chứa acid folic có thể làm giảm nồng độ của các thuốc chống co giật trong huyết thanh. TPCN có chứa acid folic được chỉ định cho những bệnh nhân được xác định đã bị thiếu hụt. Phụ nữ mang thai hoặc dự định sẽ mang thai, được chỉ định dùng  thuốc chống co giật, được khuyên nên dùng 4 mg acid folic mỗi ngày.
 - Natri bicarbonat (thuốc kháng acid): Có thể phá hủy  chuyển hóa acid  folic,dùng lâu dài làm giảm hấp thu acid folic. Cần phải bổ sung acid folic.
 - Methotrexat (thuốc chống ung thư):Tương tác với acid folic, phá vỡ sự trao đổi chất của acid folic. Nên bổ sung acid folic.
 - Metformin (chống đái tháo đường): Làm giảm mức độ acid folic trong máu.
 - Thuốc tránh thai kết hợp: Giảm mức độ acid folic trong huyết thanh. Do đó, phụ nữ dự định sẽ  mang thai sau khi ngưng ngừa thai nên dùng acid folic.
 - Sulfasalazin (kháng sinh), Indomethacin, Acid Acetylsalicylic (thuốc chống viêm không steroid):  Đã có ghi nhận sự tương tác giữa các thuốc này với acid folic.



Vit. B12
(Cyanocobalamin)

- Zidovudin (thuốc chống virus): Làm giảm hấp thu Vit. B12. Nên bổ sung cyanocobalamin (nguy cơ thiếu máu).
 - Kháng sinh:
+ Aminoglycosid: Có thể làm giảm các phản ứng tạo máu ở bệnh nhân thiếu hụt Vit. B12. Yêu cầu kiểm tra nồng độ cyanocobalamin trong máu.
  + Chloramphenicol, Cyclocerin: Đã có ghi nhận sự tương tác giữa các thuốc này với Vit.B12.

 - Isoniazid (thuốc chống lao), Lansoprazol (thuốc ức chế bơm proton), Cimetidin (kháng thụ thể thể H2 histamin): Đã có ghi nhận sự tương tác giữa các thuốc này với  Vit.B12.



Vit. C
(Acid ascorbic)

-Estrogen: Liều cao Vit. C (1g mỗi ngày) có thể làm tăng mức độ estrogen trong huyết thanh máu.
- Ibuprofen,Voltarene (thuốc chống viêm không steroid): Các thuốc này ngăn cản sự  vận chuyển Vit. C vào tế bào, và tăng bài tiết Vit. C theo nước tiểu.
 - Stomafar (thuốc kháng acid): Vit. Cgiúp tăng hấp thu nhôm ở ruột non. Không nên uống TPCN có chứa Vit. C cùng lúc với thuốc kháng acid có chứa nhôm.
 - Tetracyclin (kháng sinh): làm giảm mức độ Vit. C của cơ thể.
- Vit. C liều cao có thể phá hủy Vit. B12, cần khuyên người bệnh tránh uống Vit. C   liều cao trong vòng 1 giờ trước hoặc sau khi uống Vit. B12.
 - Dùng đồng thời theo tỷ lệ trên 200 mg Vit. C với 30 mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày- ruột.
 - Fluphenazin (thuốc an thần), Acid Acetylsalicylic: có tương tác với Vit. C.

 




Vit. D

- Carbamazepin, Phenobarbital (thuốc chống co giật): Khi dùng các thuốc này lâu dài để tránh  thiếu hụt nên bổ sung Vit. D cách thời gian uống thuốc khoảng 2-3 giờ.Thuốc chống co giật có thể làm rối loạn chuyển hóa Vit. D, dẫn đến mềm xương. Người mẫn cảm nên dùng Vit. D: 10 mg /ngày.
- Stomafar (thuốc kháng acid): Khi dùng cùng với Vit. D có thể làm tăng mức độ của mangnesi trong máu. Nên dùng các thuốc này cách TPCN có chứa Vit. D 2-3 giờ.
 -  Không nên dùng đồng thời Vit. D với các glycoside trợ tim vì độc tính của glycoside trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến lọan nhịp tim.
 - Ketoconazol (kháng nấm): Có thể ức chế  tổng hợp Vit. D. Cần thiết bổ sung TPCN có chứa Vit D cùng calci.
 - Corticosteroid (kháng viêm): Việc sử dụng corticosteroid hơn hai tuần có thể làm rối loạn khả năng cơ thể  kích hoạt ergocalcipherol. Cần thiết bổ sung TPCN có chứa Vit D cùng calci.

- Rifampicin (kháng sinh trị lao), Warfarin (thuốc kháng đông), Cholestyramin, Colestipol (các chất làm tăng tiết mật), Glutethimid (thuốc an thần): Đã có ghi nhận sự tương tác giữa các thuốc này với Vit.D.  

  LƯU Ý:

 Trên thị trường dược phẩm,Vitamin rất đa dạng và phong phú trong các thuốc đơn  chất, các đa sinh tố và các thực phẩm chức năng.

Theo Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú của Bộ Y tế (Quyết định 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008); tại Điều 6 của Quy chế này quy định rõ: không kê đơn thực phẩm chức năng.

Tài liệu tham khảo
  1. Linus Pauling Institute (n.d.). Micronutrient Information Center. Retrieved November 11, 2007, from the LPI Web site: http://lpi.oregonstate.edu/infocenter/vitamins.html.

  2.Nutrient Dynamics Inc. (n.d.).Drug-Nutrient Interaction. Retrieved November 11, 2007, from the Nutrient Dynamics Inc. Web site:http://www.nutritiondynamics.com/research_articles7.htm.

  3. Dược thư quốc gia Việt Nam-2009.