Thông tin thuốc: tháng 05/2009

    Khoa Dược - BV Từ Dũ

     1. Liều dùng của một số kháng sinh nhóm Cephalosporin:

      Nhóm b – lactam gồm các kháng sinh phụ thuộc thời gian, hiệu lực diệt khuẩn phụ thuộc vào thời gian duy trì nồng độ kháng sinh trên mức nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (T >CMI).
      Ngoại trừ Ceftriaxon có thời gian bán thải tương đối dài, các b – lactam khác đều phải dùng liều lặp lại nhiều lần trong ngày để đảm bảo duy trì lâu dài nồng độ có hiệu lực của thuốc tại vị trí nhiễm khuẩn

     

    Hoạt chất

    Biệt dược sử dụng trong bệnh viện

    Liều sử dụng
    (cho người lớn)

    Thế hệ I

    Cefazolin

    Shinzolin 1g

    1-2 lọ 3 lần/ngày

    Cephalexin

    Cephalexin 500mg

    1-2 viên  x 3-4 lần/ngày

    Cefadroxil

    Cefalvidi 500mg

    2 viên  x 2 lần/ngày

    Thế hệ II

    Cefuroxime

    Quincef 250mg

    1-2 viên  x 2 lần /ngày

    Cefuroxime 750mg

     2-3 lọ x 3 lần /ngày

    Thế hệ III

    Cefotaxime

    Cefotaxime 1g

    1-2 lọ x 3-4 lần /ngày

    Ceftriaxone

    Ceftriaxone 1g

    2 lọ x 1-2 lần /ngày

    Ceftazidime

    Cefodimex 1g

    1-2 lọ x 2-3 lần /ngày

    Cefixim

    Cefixim 200mg

    1 viên x 1-2 lần /ngày

    Thế hệ IV

    Cefepime

    Maxipim 1g

    1 - 2 lọ x 2-3 lần/ngày

    2.Liều dùng đường uống của một số kháng sinh nhóm
      5 - NITROIMIDAZOL

    2.1.Metronidazol 250mg: kháng sinh nhóm 5 - nitroimidazol thế hệ đầu

    • Nhiễm Trichomonas: 1 liều duy nhất 2g (8 viên) hoặc 2 viên x 2 lần/ ngày trong 7 ngày.
    • Nhiễm Gardnerella vaginalis: 2 viên x 2 lần/ngày, trong 7 ngày hay 2g (8 viên) liều duy nhất.
    • Đối với viêm âm đạo (AĐ) không đặc hiệu: 2g (8 viên) liều duy nhất có hiệu quả thấp đối với viêm AĐ không đặc hiệu và không còn được khuyến cáo sử dụng hay dùng như một trị liệu thay thế.     

    2.2.Secnidazol 500mg: kháng sinh nhóm 5 - nitroimidazol thế hệ mới, có thời gian bán thải dài hơn thế hệ đầu, chỉ định trong trường hợp viêm AĐ do trichomonas và nhiễm khuẩn AĐ do vi khuẩn kị khí: liều duy nhất 2g (4 viên).

    3. Sử dụng thuốc trong điều trị viêm cổ tử cung:
      Trong các yếu tố gây bệnh, điển hình là C. trachomatis hoặc N. gonorrhoeae. Ngoài ra viêm cổ tử cung (CTC) còn gặp trong trường hợp nhiễm Trichomonas và Herpes sinh dục        

    •  Ít dữ liệu cho thấy nhiễm M. genitalium và các nhiễm khuẩn AĐ không đặc hiệu gây viêm CTC.
    •  Việc điều trị bằng đường uống có thể được xem xét trên những bệnh nhân viêm CTC nhẹ đến trung bình.
    •  Nên điều trị C.trachomatis cho những phụ nữ có nguy cơ cao, đặc biệt trong trường hợp việc theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị không chắc chắn và xét nghiệm được dùng để tìm C. trachomatis không nhạy.
    •  Điều trị đồng thời N. gonorrhoeae nếu tỷ lệ nhiễm lậu cầu trong các bệnh nhân viêm CTC cao (>5%)
    •  Điều trị đồng thời Trichomonas và nhiễm khuẩn AĐ nếu kết quả xét nghiệm dương tính.                       

    Phác đồ điều trị viêm cổ tử cung theo CDC  (tham khảo)

    Azithromycin 500mg 2 viên liều duy nhất
        hoặc
        Doxycycline 100mg 1 viên x 2 lần/ngày trong 7 ngày

    4. Sử dụng thuốc đường uống trong điều trị viêm vùng chậu (PID)

    • Yếu tố gây viêm:    
    •  
      •   Thường gặp N. gonorrhoeae C. trachomatis trong nhiều trường hợp.   
      •   Tuy nhiên, một số vi khuẩn khác cũng gây viêm vùng chậu như G. vaginalis, Haemophilus influenzae, trực khuẩn Gram (-), một số chủng yếm khí và Streptococcus  agalactiae.   
      •   Trong vài trường hợp, cytomegalovirus (CMV),  M. hominis, U. urealyticum, và M. genitalium cũng liên quan đến PID.
         
    •  Điều trị: 
           
      •  Đối với các bệnh nhân có triệu chứng viêm vùng chậu nhẹ đến trung bình, điều trị bằng đường uống cho thấy hiệu quả tương đương đường tiêm.   
      • Phác đồ điều trị cần sử dụng kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn có thể là nguyên nhân gây viêm.   
      • Việc điều trị cần có hiệu quả đối với N. gonorrhoeaeC. trachomatis.   
      • Trong nhiều trường hợp, PID có thể đi kèm viêm AĐ không đặc hiệu, ngoài ra các chủng vi khuẩn kỵ khí cũng hiện diện trong các trường hợp PID, do đó cần xem xét việc sử dụng kháng sinh có tác động trên vi  khuẩn kỵ khí

    Phác đồ điều trị PID bằng đường uống  (Theo CDC)
        Levofloxacin 500mg 1 viên x 1 lần/ngày trong 14 ngày
        hoặc
        Ofloxacin 200mg 2 viên x 2 lần/ngày trong 14 ngày
        Kèm theo hoặc không
        Metronidazole 250mg 2 viên x 2 lần/ngày trong 14 ngày

      Mặc dù thông tin về những phác đồ điều trị ngoại trú khác vẫn còn hạn chế, amoxicillin/clavulanic acid và doxycycline hoặc azithromycin kết hợp với metronidazole cho thấy có tác dụng điều trị ngắn hạn. Chưa có tài liệu nào về việc sử dụng Cephalosporin đường uống trong điều trị PID được công bố (CDC guideline 2007).

    Tài liệu tham khảo: 

    1. Goodman  & Gilman’s, The Pharmacological Basis of Therapeutics, 10th edition , Volume 2, (p.1207)
    2. Burke  A. Cunha, Antibiotic Essentials, 2003, (p.86)
    3. Centre  for Disease Control and Prevention.2007, Guidelines for treatment of sexually  transmitted diseases. MMWR 2007; 47 (RR – 1): 79 – 86
    4. Christine A Kemp Jennifer  M.McDowell, Paediatric Pharmacopoeia, 13th edition, 2002.

    Khoa Dược

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ