banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

10/05/2019

Thông tin thuốc tháng 03: Nhũ dịch lipid truyền tĩnh mạch

Thông tin thuốc

Tháng 03 năm 2019

 

Nội dung:  Nhũ dịch lipid truyền tĩnh mạch

Theo Hiệp hội Dinh dưỡng và Chuyển hóa lâm sàng Châu Âu ESPEN (European Society for Clinical Nutrition and Metabolism), nhũ dịch lipid nên là một phần không thể thiếu trong nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch để cung cấp năng lượng và đảm bảo cung cấp acid béo thiết yếu cho các bệnh nhân nằm ICU thời gian dài [3].

Việc bổ sung EPA và DHA vào nhũ dịch lipid có hiệu quả trên màng tế bào và quá trình viêm [3]. Bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch có thể sử dụng nhũ dịch lipid truyền TM bổ sung EPA + DHA (liều dầu cá 0,1-0,2g/kg/ngày) [4]. Không nên trì hoãn việc sử dụng nhũ dịch truyền TM [4].

Nhiều phân tích gộp đã cho thấy ưu điểm của nhũ dịch lipid bổ sung dầu cá hoặc dầu olive. Dầu ô-liu giúp giảm thời gian nằm viện so với dầu đậu nành [4]. Một số nghiên cứu ngẫu nhiên tiến cứu bao gồm các bệnh nhân phẫu thuật có nhập viện ICU đã cho thấy tỷ suất bệnh giảm ở nhóm sử dụng nhũ dịch lipid truyền tĩnh mạch có dầu cá so với các loại nhũ dịch lipid khác [4]. Nhũ dịch lipid có bổ sung dầu cá có thể làm giảm thời gian nằm viện đối với bệnh nhân nguy kịch [5]. Một nghiên cứu tiến cứu đa trung tâm ngẫu nhiên mù đôi của Grau và cộng sự đã cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng giảm ở nhóm bệnh nhân sử dụng nhũ dịch lipid chứa Triglycerid chuỗi dài (LCT; dầu đậu nành), Triglycerid mạch trung bình (MCT) và dầu cá so với chỉ sử dụng LCT/MCT [4]. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhũ dịch truyền tĩnh mạch bổ sung dầu cá có thể góp phần làm giảm số ngày thở máy của các bệnh nhân nhiễm trùng [4]. Nghiên cứu  của Kreyman và cộng sự gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng cải thiện đáng kể trên những bệnh nhân nguy kịch sử dụng bổ sung EPA/DHA so với chỉ sử dụng LCT/MCT [4]. Tuy nhiên, Hiệp hội dinh dưỡng đường tĩnh mạch và đường tiêu hóa Hoa Kỳ ASPEN (American Society for Parenteral and Enteral Nutrition) chưa công nhận ưu điểm nào của loại nhũ dịch lipid mới này [4].   

 

Smoflipid 20%-100 ml [2]

Lipofundin MCT/LCT 10%-100ml [1]

Thành phần

Dầu đậu nành tinh chế  6g

MCT                             6g

Dầu ô-liu tinh chế        5g

Dầu cá tinh chế            3g      

Dầu đậu nành tinh chế   5g

MCT                             5g

Năng lượng (kcal)

200

103,5

Áp lực thẩm thấu (mosm/l)

380

345

Đường dùng

Truyền TM ngoại vi /trung tâm

 

Liều dùng (ml/kg/ngày)

  • Người lớn: 5-10
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: ban đầu 2,5-5, sau đó tăng thêm 2,5-5, liều tối đa 15
  • Trẻ em: tối đa 15
  • Người lớn: 7-15. Tối đa 20

Bệnh nhân nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch > 6 tháng hoặc mắc hội chứng ruột ngắn: tối đa 10.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: 30 (Tối đa 40)
  • Trẻ em: 20-30

Tốc độ truyền (ml/kg/giờ)

  • Người lớn: 0,63 (tối đa 0,75)
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: tối đa 0,63. Truyền liên tục 24 giờ đối với trẻ sinh non và nhẹ cân.
  • Trẻ em: 0,75

Truyền15 phút đầu: 50% tốc độ tối đa

Tốc độ tối đa:

  • Người lớn: 1,5
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: 1,7. Truyền liên tục 24 giờ.
  • Trẻ em: 1,3

 

Chỉ định

Cung cấp năng lượng và acid béo thiết yếu

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với đạm của cá (đối với Smolipid 20%), trứng, đậu nành, lạc hoặc bất kỳ thành phần nào của sản phẩm này
  • Mức mỡ máu tăng cao quá mức, suy gan nghiêm trọng
  • Suy thận nghiêm trọng không có lọc máu hoặc thẩm tách máu
  • Sốc cấp tính
  • Các chống chỉ định chung đối với việc truyền tĩnh mạch (phù phổi cấp, thừa dịch, suy tim mất bù,…)
  • Tình trạng không ổn định (sau chấn thương, đái tháo đường mất bù, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm trùng nặng, mất nước nhược trương, ứ mật trong gan, xuất huyết tạng nặng,…)

Lưu ý khi sử dụng nhũ dịch lipid

  • Sàng lọc trước khi truyền để tầm soát rối loạn chuyển hóa lipid
  • Kiểm soát triglycerid máu trong khi truyền:

-         Đối với Smoflipid 20%: khi Triglycerid > 3 mmol/l, giảm liều hoặc ngưng truyền;

-         Đối với Lipofundin 10%: khi Triglycerid > 4,6 mmol/l, giảm tốc độ truyền. Khi Triglycerid > 11,4 mmol/l, ngưng truyền.

Ở trẻ sơ sinh, khi Triglycerid > 2,8 mmol/l, xem xét giảm liều.

Ở trẻ lớn hơn, khi Triglycerid > 4,5 mmol/l, xem xét giảm liều.

  • Tránh nhiễm acid chuyển hóa trong khi truyền.

 Tài liệu tham khảo

  1. Tờ Hướng dẫn sử dụng của Lipofundin MCT/LCT 10%.
  2. Tờ Hướng dẫn sử dụng của Smoflipid 20%.
  3. Singer P, Berger M, Van den Berghe G, Biolo G, Calder P, Forbes A et al. ESPEN Guidelines on Parenteral Nutrition: Intensive care. Clinical Nutrition 2009;28:387–400
  4. Singer P, et al.  ESPEN guideline on clinical nutrition in the intensive care unit, Clinical Nutrition (2018): 1-32