Dự phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

    Ds. Hoàng Thị Vinh
    Khoa Dược  - BV Từ Dũ

    Thiếu sắt là hiện tượng rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, vào năm 2005, ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới bị bệnh thiếu máu, trong đó 50% trường hợp là do thiếu sắt.

    Phụ nữ và trẻ em là 2 nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao nhất. Đặc biệt, thiếu máu chiếm tỷ lệ 20% trong số các nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ.

    I.Quá trình hấp thu và vận chuyển sắt trong cơ thể

    Sắt từ thức ăn (chủ yếu ở dưới dạng Fe 3+) được chuyển thành dạng dễ hấp thu hơn (Fe2+ )trong môi trường acid ở dạ dày. Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và phần đầu ruột non theo cơ chế vận chuyển tích cực. Chỉ có 10 – 20% lượng sắt cung cấp theo đường tiêu hóa được hấp thu vào cơ the.
    Trong cơ thể, sắt được vận chuyển bằng cách gắn với một protein huyết tương - transferin, và được dự trữ dưới dạng ferritin hoặc hemosiderin. Hai vị trí có lượng sắt dự trữ lớn nhất là hệ thống mạng lưới nội bào và các tế bào gan, ngoài ra sắt còn được dự trữ trong cơ.

    80% lượng sắt trong huyết tương được vận chuyển tới tủy xương và tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, sắt còn là thành phần cơ bản của myoglobin và một số enzyme heme và nonheme khác. Do đó, thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu mà còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa ở cơ do sự suy giảm hoạt động của các enzyme.

    * Nội dung chi tiết bài viết vui lòng bạn tải file .pdf

    Ds. Hoàng Thị Vinh
    Files đính kèm

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ