Sinh non xảy ra khi trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Khoảng 70% các ca sinh non xảy ra một cách tự nhiên, 30% các ca sinh non còn lại có thể do các quyết định y khoa và là kết quả của các bệnh lý trên người mẹ hoặc trên thai nhi (ví dụ: tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, nhau thai tiền đạo…)
Buồn nôn và nôn trong thai kỳ thường xảy ra ở khoảng 80% phụ nữ với khoảng 15% cần dùng thuốc chống nôn. Tuy nhiên, buồn nôn và ói mửa thường gặp đỉnh điểm trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, cùng thời điểm ảnh hưởng nhiều nhất của thuốc lên sự phát triển của thai nhi đặc biệt có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
Beta-lactam ưu thế hơn so với vancomycin để điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng máu gây ra bởi tụ cầu nhảy cảm methicillin (Methicillin susceptible Staphylococcus aureus - MSSA), theo một nghiên cứu hồi cứu lớn mới công bố. Tiến sĩ Jennifer S. McDanel từ Đại học Iowa và các đồng nghiệp công bố phát hiện của họ ngày 21/4/2015 trên tạp chí Clinical Infectious Diseases.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là nhóm thuốc thường được kê đơn nhất trên toàn thế giới và thường được sử dụng cho phụ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các bất lợi về tiêu hóa, tim mạch và các tác dụng phụ trên thận của NSAIDs cũng được báo cáo. Tương tự như vậy, việc sử dụng NSAIDs trong giai đàon cuối thai kỳ co thể gây chuyển dạ kéo dài, đóng sớm ống động mạch của bào thai và gia tăng nguy cơ băng huyết sau sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng NSAID có thể ảnh hưởng xấu đến sự rụng trứng ít được chú ý, mặc dù tác dụng này đã được mô tả trong y văn hơn 2 thập kỷ trước.
Ngày 5 tháng 11 năm 2015 trên tạp chí Reuters Health, theo báo cáo từ các nhà nghiên cứu Canada, việc sử dụng các macrolid trong khi mang thai không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh
Loãng xương là một bệnh về xương do tổ chức xương bị thiếu muối vô cơ mà thành phần chủ yếu là canxi. Theo thống kê, tại mỹ mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người bị bệnh loãng xương. Tỉ lệ loãng xương tăng theo độ tuổi và tỉ lệ mắc bệnh loãng xương ở nữ cao hơn nam. Hoạt động toàn thân và cục bộ quá ít cũng gây loãng xương.
Theo một nghiên cứu gần đây, căng thẳng trong giai đoạn cuối thai kỳ có tác động tiêu cực đến sự phát triển vận động của trẻ.
Mỗi năm phút, có 1 trẻ chết do vi khuẩn kháng thuốc tại Đông Nam Á. Những thuốc có hiệu quả trong việc điều trị những căn bệnh chết người như lao, HIV, sốt rét,… đang ngày càng giảm dần tác dụng của chúng. Sử dụng sai và sử dụng lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến đề kháng – một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất.
Những người phụ nữ có sử dụng thuốc tránh thai đường uống trước hoặc trong khi mang thai không thấy xuất hiện gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai khi đang sử thuốc ngừa thai đường uống chưa chắc chắn sẽ gặp dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, phụ nữ mang thai có chỉ định sử dụng fluconazol đường uống để điều trị nhiễm candida âm đạo có nguy cơ sẩy thai tăng lên đáng kể.