15/11/2021
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
Phòng Công tác xã hội
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là một bệnh lý thuộc về rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao trong thời kỳ mang thai. Khoảng 10% thai phụ gặp phải tình trạng này. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các kết cục xấu cho mẹ và thai. Bệnh ĐTĐ thai kỳ thường biến mất sau sinh, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và con bạn trong tương lai, như tăng nguy cơ mắc phải bệnh ĐTĐ type 2.
ĐTĐ thai kỳ được chia làm 2 loại:
Phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ thường không có triệu chứng. Hầu hết phát hiện bệnh nhờ đánh giá yếu tố nguy cơ và khám thai định kỳ. Bạn có thể nghi ngờ mắc ĐTĐ nếu xuất hiện một số dấu hiệu như: thường xuyên cảm thấy khát, tiểu nhiều hơn và ăn nhiều hơn bình thường.
Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc ĐTĐ thai kỳ?
Bình thường, khi bạn ăn, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, một hormone giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào và sử dụng nó để tạo năng lượng cho cơ thể. Khi đó, chỉ số đường huyết đói và đường huyết sau ăn được điều hòa ổn định, không tăng quá cao và không giảm quá thấp.
Trong thời kỳ mang thai, bánh nhau sản xuất ra một số hormone gây tăng lượng đường trong máu. Thông thường, tuyến tụy của bạn có thể tiết ra đủ insulin để xử lý nó. Nhưng nếu tuyến tụy không thể tạo đủ insulin hoặc cơ thể bạn có sự đề kháng với insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Tình trạng đó được gọi là ĐTĐ thai kỳ.
Phụ nữ mang thai dễ bị ĐTĐ thai kỳ khi có yếu tố nguy cơ sau:
Do đó, để giảm nguy cơ mắc phải ĐTĐ thai kỳ bạn nên có được sự chuẩn bị tốt trước khi mang thai như giảm cân về mức cân nặng lý tưởng, điều trị ổn định các bệnh nội khoa, áp dụng một chế độ ăn khỏe mạnh và vận động phù hợp trước và trong thời gian mang thai.
Chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ bằng cách nào?