Vaccin chống phóng xạ

    Các nhà khoa học Nga - Mỹ đã cùng hợp tác trong dự án này kể từ năm 2006, sau khi vaccin của hai nước cùng được đem ra thử nghiệm. Các sinh vật thử nghiệm được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm được tiêm một loại vaccin khác nhau và được đưa vào sống ở môi trường phóng xạ đủ mạnh để giết chết sinh vật sống trong vòng 7 ngày. Kết quả những sinh vật được tiêm vaccin của Mỹ đã chết vào bốn ngày sau đó, còn các sinh vật được tiêm vaccin của Nga hoàn toàn khỏe mạnh.  

    Hai tháng sau, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích các sinh vật sống sót và nhận thấy không có thương tổn gì trong cơ thể của các sinh vật này.

     

    Sau đó, các chuyên gia Nga - Mỹ đã thử nghiệm trên cả động vật và tế bào người. Kết quả cho thấy loại vaccin chứng tỏ được hiệu quả, có tác dụng trong trường hợp mức phóng xạ vượt mức cho phép hàng nghìn lần. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Vladikapkaz nói loại vacxin này vẫn chưa thể được đưa ra áp dụng lâm sàng. 

    Ông Voldemar Tarita, Trung tâm Y khoa cấp cứu và bức xạ toàn Nga thuộc Bộ Các tình huống khẩn cấp cho biết, để phát triển và thử nghiệm dược phẩm điều trị các bệnh do phóng xạ thường đòi hỏi phải mất nhiều năm, bởi phóng xạ gây ra thương tổn ở cấp độ nhiễm sắc thể (ADN). 

    Giới chuyên gia Nhật Bản cũng đang quan tâm đến loại vaccin này và có ý định sử dụng nó để hóa giải tác động tiêu cực của phóng xạ đối với những người làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, nhằm khắc phục vụ tai nạn do động đất và sóng thần gây ra.

    Theo Sức khỏe & đời sống

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ