Ds. Hoàng Thị Vinh (Dịch)
Khoa Dược – BV Từ Dũ
Theo một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) được công bố trên tạp chí của Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ (JAMA) ngày 7 tháng năm, sử dụng acid béo omega-3 docosahexaenoic acid (DHA) trước sinh đưa đến kết quả không có sự khác biệt đáng kể về các chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ ở tuổi thơ ấu sau 4 năm theo dõi.
Tiến sĩ Maria Makrides, thuộc viện nghiên cứu về sức khỏe và y khoa tại Adelaide (Nam Úc) và các cộng sự đã báo cáo các kết cuộc về sự phát triển thần kinh tại thời điểm 4 năm, khi những ảnh hưởng nhẹ đến trung bình trên sự phát triển chắc hẳn đã biểu hiện và có thể đánh giá chính xác hơn.
Các dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy bổ sung DHA trước sinh không ảnh hưởng đến các mục tiêu đánh giá như khả năng nhận thức, ngôn ngữ, và chức năng điều hành trước tuổi đi học. Những dữ liệu này không ủng hộ việc bổ sung DHA trước sinh nhằm tăng cường sự phát triển của trẻ ở tuổi thơ ấu.
Các tác giả cho rằng các hướng dẫn trên thế giới khuyến cáo bổ sung DHA trước sinh để não bộ của thai nhi phát triển tối ưu, dù cho thực hành này thiếu các nghiên cứu hỗ trợ, Các nghiên cứu RCT trước đây về bổ sung DHA trước sinh cho thấy không có hiệu quả, nhưng phần lớn các nghiên cứu đều bị hạn chế, chẳng hạn như thời gian theo dõi ngắn hay tỷ lệ mất mẫu cao.
Nghiên cứu mới mô tả việc theo dõi lâu dài một nghiên cứu đã được công bố trước đây, trong đó những phụ nữ mang thai được phân chia ngẫu nhiên vào nhóm nhận 800mg DHA hoặc placebo mỗi ngày. Trong một phân tích sớm đánh giá 726 trẻ em, các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa các nhóm về khả năng nhận thức, ngôn ngữ và kỹ năng vận động trung bình tại thời điểm 18 tháng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, những trẻ em chậm phát triển trong nhóm được dùng DHA ít hơn so với nhóm dùng giả dược. Các bé gái trong nhóm dùng DHA dường như có điểm số ngôn ngữ thấp hơn nhóm chứng.
Trong quá trình theo dõi 4 năm được mô tả trong nghiên cứu mới, một nhà tâm lý học được làm mù với các nhóm nghiên cứu đã đánh giá sự phát triển của 703 trẻ em đã được đánh giá lúc 18 tháng tuổi. Phân tích bao gồm 646 (91,9%) trẻ trong nhóm này và cho thấy các điểm số về khả năng nhận thức nói chung (GCA) không khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm (khác biệt trung bình hiệu chỉnh: 0.29; khoảng tin cậy 95%: −1.35 đến 1.93; P =.73)
Có sự tương đồng giữa hai nhóm về khả năng nhận thức, ngôn ngữ, chức năng điều hành, cũng như chẩn đoán tự kỷ (2 trẻ trong nhóm được cung cấp DHA và 4 trẻ trong nhóm chứng) và rối loạn tăng động (không có trường hợp nào). Theo tường thuật của phụ huynh, nhóm bổ sung DHA dường như có biểu hiện kém hơn về chức năng điều hành và có nhiều khó khăn về hành vi hơn; tuy nhiên, theo các tác giả, những chỉ số này nằm trong giới hạn bình thường.
Theo tiến sĩ Brent Collett, trợ giảng tại Trung tâm sức khỏe, hành vi và sự phát triển của trẻ em tại Bệnh viện nhi khoa Seattle, Washington, những khác biệt về chức năng điều hành và những khó khăn về hành vi nói trên ít quan trọng và có thể không có ý nghĩa lâm sàng. Nếu có, khả năng này sẽ xảy ra khi thực hiện nhiều so sánh
Thêm vào đó, Tiến sĩ Collett giải thích rằng những ảnh hưởng từ môi trường có thể tác động đến sự phát triển, chẳng hạn như việc sử dụng ngôn ngữ của cha mẹ và các hoạt động bổ sung, đều không phải là vấn đề được quan tâm trong nghiên cứu này, do đó có sự phân bố ngẫu nhiên.
Tiến sĩ Collett nhấn mạnh rằng: đây là một nghiên cứu được thiết kế tốt, với sức mạnh là được kiểm soát tốt, thiết kế ngẫu nhiên, việc đánh giá sự phát triển thần kinh được làm mù, cỡ mẫu lớn, và sự duy trì tuyệt vời đến thời điểm đánh giá lúc 4 tuổi. Việc thiếu một hiệu quả điều trị không thể quy cho những hạn chế nghiên cứu phổ biến, chẳng hạn như thiếu sức mạnh thống kê.
Nguồn:
Veronica Hackethal. Prenatal DHA Supplementation: No Benefit to Kids' Development (http://www.medscape.com/viewarticle/824818)
Các bài viết khác