Thẩm mỹ vùng kín
Hỏi - 03/08/2014
Khoa Tạo hình Thẩm mỹ - BV Từ Dũ
Hỏi - 03/08/2014
Trả lời
Hiện tại đang có vấn đề rối loạn kinh nguyện ( mất kinh 8 tháng) và em bị huyết trắng nhiều, đau bụng dưới… em cần sắp xếp thời gian đi khám phụ khoa gấp ở các bệnh viện chuyên koa sản lớn như Hùng Vương, Từ Dũ… để bác sĩ khám, xét nghiệm, siêu âm tìm nguyên nhân và điều chỉnh cho em. Sau khi kinh nguyệt ổn định thì em tính tới chuyện sanh em bé nhé hoặc sau khi điều trị hết huyết trắng và các triệu chứng khác, thấy trong mình sức khỏe ổn định thì có em bé sẽ tốt hơn.
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Tổng số ngày ra kinh của chị là khoảng 10 ngày, tức là chị đang bị rong kinh ( nếu kinh kéo dai > 7 ngày). Chị cần đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa để khám, siêu âm tử cung và 2 buồng trứng, tìm nguyên nhân tại sao bị rong kinh từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể, tuy nhiên có nhiều trường hợp rong kinh nhưng không tìm thấy nguyên nhân thực thể như u buồng trứng, tăng sản nội mạc tử cung, tổn thương ở cổ tử cung… có thể chị bị rối loạn chức năng nội tiết sinh dục ( trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng) nếu nghĩ nhiều đến nguyên nhân này thì bác sĩ sẽ diều chỉnh lại bằng thuốc nội tiết.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Nếu đúng là em bị nấm da thì thời gian điều trị thường kéo dài và dễ bị tái phát. Lần này em bị ngứa, sưng đỏ sau khi dùng băng vệ sinh rất có thể là em bị dị ứng băng vệ sinh nhưng cũng không loại trừ nấm tái phát. Không biết là loại băng này em đã dùng qua chưa hay là dùng lần đầu? Em cần phải để ý và theo dõi kỹ loại băng vệ sinh và các triệu chứng khi dùng nhé. Em cần phải giữ thật khô vùng da bệnh lý, Nếu khó chịu thì nên đến bác sĩ da liễu khám lại và em cũng nên đi kiểm tra phụ khoa nếu em đã có gia đình. Em cần phải kiên nhẫn điều trị ở những nơi chuyên khoa và đáng tin nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Trường hợp của chị không có vấn đề gì nghiêm trọng về mặt lâm sàng thì không ngứa ngáy khó chịu gì cả, về mặt xét nghiệm huyết trắng thì không có nhiễm nấm, không trichomonas, nhưng ở đây không thấy đánh giá là có Clue cell không? Nếu có clue cell thì nghĩ nhiều là viêm âm đạo do Gardnerella. Trường hợp cho con bú như em thì có thể lựa chọn thuốc đặt âm đạo và thuốc rửa tại chỗ sẽ phù hợp hơn, trường hợp quá nặng hoặc là sau 2 tuần đặt thuốc mà không đáp ứng điều trị thì mới cần phối hợp thêm thuốc uống.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Có nhiều trường hợp chậm có kinh sau khi sanh ( 18-24 tháng). Có thể là do trục hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng hoạt động chưa tốt, một số ít trường hợp do biến chứng dính lòng tử cung hoặc do hậu quả của băng huyết sau sanh nặng, hoặc có thể là do nguyên nhân là tăng prolactin. Em có thể làm xét nghiệm prolactin tại các bệnh viện sản chuyên khoa hoặc tại các trung tâm xét nghiệm như Medic nhưng theo chị thì em nên đi kiểm tra phụ khoa và trình bày vấn đề này yêu cầu bác sĩ kiểm tra cho em nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Em không nói rõ kinh cuối của em ngày nào nên chị cũng khó tư vấn. có một số trường hợp giữa 2 lần có kinh thì ra 1 ít máu ( có thể đỏ hoặc đen) gọi là xuất huyết giữa chu kỳ. Trường hợp này thì hoàn toàn bình thường, cơ thể sẽ tự điều chỉnh, 1-2 chu kỳ sẽ hết, nếu tình trạng này kéo dài gây khó chịu thì bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh lại bằng thuốc nội tiết. Em cần theo dõi thêm 1-2 chu kỳ nữa để xem tình trạng này có tự hết không nhé. Nếu kéo dài thì cần tái khám để bác sĩ đánh giá lại.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Kết quả soi tươi huyết trắng như vậy thì không đưa ra được kết luận gì và cũng không thể nói là em có bị ung thư không. Muốn loại trừ ung thư cổ tử cung thì tối thiểu em phải làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP). Huyết trắng thường thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc rụng trứng ( giữa 2 lần có kinh) thì huyết trắng hơi nhiều, loãng và trong sau đó từ từ chuyển sang lượng ít nhưng hơi đục , đặc nhưng không ngứa không hôi. Nếu tình trạng em bị tình trạng huyết trắng lẫn máu hay gây ngứa hôi khó chịu thường xuyên thì em nên đi đến các bệnh viện phòng khám chuyên khoa sản khám lại và tư vấn thêm nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Chị không có nhận câu hỏi kỳ trước của em nên không nắm kỹ tình trạng của em nhưng theo những gì em trình bày thì thấy trường hợp của em là 1 trường hợp khó chẩn đoán và cần phải theo dõi, xét nghiệm máu, siêu âm nhiều lần mới hy vọng có thể chẩn đoán ra bệnh và điều trị cho em được. Trước mắt là thấy em có thai nhưng thai của em đang ở đâu và phát triển như thế nào? Thai có thể trong tử cung nhưng cũng có thể ngoài tử cung, có thể thai phát triển tốt cũng có khi thai lưu hoặc bệnh lý tế bào nuôi. Em đã được bác sĩ cho nạo lòng tử cung và nên chờ kết quả giải phẫu bệnh sẽ có thể trả lời được 70- 80% câu hỏi của em, và em nên trở lại phòng khám để kiểm tra lại xét nghiệm máu, siêu âm đồng thời em xin kết quả giải phẩu bệnh luôn nhé. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn rõ bệnh lý của em!
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố về môi trường xã hội nhưng đặc biệt bị ảnh hưởng trục hạ đồi- tuyến yên –buồng trứng- tử cung. Nếu sau một thời gian dài mà kinh em vẫn chưa đều thì em nên đi khám để bác sĩ kiểm tra tìm nguyên nhân và điều chỉnh cho em, nếu không có nguyên nhân thực thể có thể điều chỉnh bằng thuốc nội tiết. Nếu sau khi điều trị kinh nguyệt của em trở lại bình thường thì em vẫn có thể có con như các trường hợp khác.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Cũng có rất nhiều trường hợp thắc mắc giống như em. Tại vì em cũng như nhiều người khác đều không hiểu cách tính tuổi thai trong y học là tính từ ngày có kinh cuối cùng ( 25/6, được 4 tuần) nhưng thực chất là em chỉ mới thụ thai có 2 tuần thôi ( khoảng 15/7) thì rất phù hợp trong những ngày của em đưa ra. Chúc em vui vẻ thoải mái thì em bé mới khỏe được.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Em đang bị tình trạng rong huyết kéo dài cần phải đi khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa sản và siêu âm tình trạng tử cung và 2 buồng trứng như thế nào để bác sĩ sẽ tư vấn và điều chỉnh kinh nguyệt lại cho em. Nếu em để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu mãn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Thường những trường hợp độc thân bị viêm âm đạo do nấm hoặc tạp trùng thì được điều trị bằng thuốc uống kháng nấm hoặc kháng sinh uống, nếu ngứa ngáy khó chịu nhiếu thì có thể phối hợp thêm thuốc rửa ( rửa bên ngoài âm hộ, không rửa bên trong). Nếu em còn thấy khó chiu thì nên đến các phòng khám chuyên khoa sản kiểm tra lại.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
BS. CK2. Hồ Thị Hoa
K. Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Trường hợp của em thì hơi hiếm gặp nhưng không có gì nguy hiểm. Năm 2013, phần U bọc dịch nhầy đã mổ nội soi bóc xong. Hiện tại em có nang bì buồng trứng (P) nhỏ, các xét nghiệm máu trong giới hạn bình thường thì chỉ cần theo dõi, không cần điều trị gì cả, theo dõi mỗi 3-6 tháng, nếu kích thước u ngày càng tăng ( >5 cm) thì có thể phẫu thuật bóc phần u, phần mô lành vẫn giữ lại. Sau này em vẫn có khả năng sanh con bình thường nên đừng quá lo lắng nha.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Sau sanh có vài trường hợp có kinh lại sớm ( như trường hợp của em) nhưng có thể chưa đều đặn mỗi tháng ( hơi thưa một tí) nên em cũng không phải lo lắng nhiều. Nếu em có sử dụng biện pháp tránh thai là tốt rồi. Còn nếu thấy lâu quá ( > 2 tháng ) mà vẫn không thấy kinh thi em nên đi siêu âm kểm tra cho chắc ăn nhé!
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Theo như em diễn tả thì có nhiều khả năng em bị nhiễm trùng vết mổ. Nếu em cảm thấy lo lắng, không yên tâm thì em nên đi đến các bệnh viện chuyên khoa sản như bệnh viện Hùng Vương hoặc bệnh viện Từ Dũ để khám, tư vấn và điều trị cụ thể nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Thường viêm âm đạo do nấm ít có liên quan đến việc phá thai ngoại khoa mà củ yếu liên quan đến vấn đề giữ gìn vệ sinh đặc biệt là khi môi trường âm hộ, âm đạo bị ẩm ướt nhiều ( có nhiều phụ nữ hay xịt nước rửa mỗi lần đi vệ sinh) thì rất dễ bị nhiễm nấm. Viêm âm đạo do nấm thường rất dễ điều trị nhưng cũng rất dễ bị tái phát cần chú ý tuân thủ tốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng theo hẹn và điều trị cả người chồng. Vấn đề chậm có con có thể do nhiều nguyên nhân trong đó tiền căn viêm nhiễm đường sinh dục và nạo phá thai có thể gây ảnh hưởng. Nếu hiện tại em đang mong con thì 2 vợ chồng em nên đi đến khoa hiếm muộn các bệnh viện chuyên khoa sản khám và tư vấn, điều trị cụ thể nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Xác suất để một cặp vợ chồng có thể có thai được nếu cả 2 đều bình thường và quan hệ thường xuyên là từ 6 tháng đến 1 năm. Trường hợp của em vì đã mổ cắt hết 1 bên buồng trứng và tai vòi vì u nang buổng trứng xoắn nên sẽ chậm hơn so với bình thường như em đã biết. Nếu tuổi em còn trẻ thì em có thể chờ đơi thêm khoảng 6-12 tháng nữa nếu có thai tự nhiên được thì tốt, còn nếu không có thì 2 vợ chồng em có thể khám hiếm muộn để bác sĩ kiểm tra, tư vấn và nếu cần thiết thì sẽ hổ trợ thêm để em dễ có thai hơn. Chúc em mau có tin vui nhé!
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Khoa Chăm sóc trước sinh là khoa kiểm tra sức khỏe tổng quát của 2 vợ chồng trước khi mang thai. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn về thời điểm mang thai, hướng dẫn chế độ ăn uống sinh hoạt cũng như tiên lượng khác về thai kỳ. Khoa Chăm sóc Trước sinh hiện tại ở tầng 1, khu 227 Cống Quỳnh, hoặc khu 191 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1.
Thân mến,