1. Do em không mô tả rõ tính chất của nang BT trên siêu âm, nên thật khó trả lời cụ thể. Tuy nhiên, em cũng không cần quá lo lắng, nếu chỉ kết luận là nang BT (không phải u BT), mới phát hiện lần đầu thì vẫn có khả năng đây chỉ là nang cơ năng (là nang xuất hiện do quá trình hoạt động của BT) có chu kỳ có, có chu kỳ không. Em có thể siêu âm kiểm tra lại sau 2- 3 chu kỳ, ngay sau sạch kinh. Và nếu là nang cơ năng thì không cần phải điều trị.
2. Em lại không cung cấp rõ đã có gia đình chưa? Có quan hệ? nên một lần nữa không thể trả lời cụ thể được. Tuy nhiên, nếu rong kinh, đau bụng đặc biệt có kèm theo trể kinh ở một người có gia đình hoặc đã quan hệ. Việc đầu tiên, là em phải nhanh chóng đến khám ở các BV có chuyên khoa sản để được khám, SA, XN máu,… để loại trừ một vấn đề nguy hiểm là thai ngoài tử cung. Nếu vấn đề thai ngoài TC đã được loại trừ, các BS sẽ giúp em điều trị tình trạng rong kinh của mình.
3. Vấn đề sau cùng là NXTC: NXTC là một u lành tính trên TC chỉ xử trí nếu u to > 60cm hoặc gây biến chứng (rong kinh - thiếu máu điều trị nội khoa không đáp ứng; chèn ép, sẩy thai liên tiếp,…). Vậy nên, trong trường hợp của em chỉ cần theo dõi mỗi 6 tháng là được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Sau sinh, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều trong đó có cơ quan sinh dục, VD: niêm mạc âm đạo mỏng hơn, nhạy cảm hơn,… vả lại một số trường hợp vẫn còn sản dịch (một môi trường thuận lợi cho vi trùng) nên nếu giao hợp trở lại trong điều kiện như trên nguy cơ nhiễm trùng có thể cao hơn, ngoài ra có một số trường hợp sức khỏe người mẹ vẫn chưa hồi phục hoàn toàn,…Sau sinh 6 tuần xem như đã kết thúc giai đoạn hậu sản, cơ thể người mẹ lúc này gần như trở lại bình thường như lúc trước khi mang thai, trừ một số cơ quan (VD: Vú, tử cung, buồng trứng…). Trong đa số trường hợp. kinh nguyệt chưa có lại ngay do buồng trứng vẫn chưa có hoạt động rụng trứng, tuy nhiên thời gian rụng trứng trở lại lại tuỳ thuộc vào từng cá nhân nên không thể xác định được rõ ràng. Vì vậy, nếu em không ngừa thai sẽ có khả năng mang thai trở lại (dân gian hay gọi là có “bầu trộm”), điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, kế hoạch cuộc sống, thời gian quan tâm chăm sóc bé mới sinh…của người mẹ . Tóm lại, nếu em chưa định mang thai trở lại phải có kế hoạch ngừa thai ngay từ bây giờ.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bạn tham khảo ở đây:
tudu.vn/vn/suc-khoe-phu-nu/tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-21577/
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Sau khi kết thúc sản dịch, tuỳ theo mỗi cá nhân sẽ xuất hiện kinh non sau đó 1 tháng hay vài tháng. Kinh này là kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh, nên tính chất có khác so với kinh nguyệt bình thường: kéo dài hơn, nhiều hơn, sậm hơn,…Tuy nhiên, theo những thông tin mà em mô tả, có vẻ em đã hành kinh 7 ngày, sau đó chỉ ra ít dây máu kéo dài # 1 tuần. Nếu đúng vậy cũng là một hiện tượng bình thường, em cũng không cần quá lo lắng. Nhưng theo lịch khám phụ khoa, thời điểm 6 tuần sau sanh, xem như đã kết thúc giai đoạn hậu sản, em nên khám phụ khoa gọi là lần đầu tiên sau sinh, để các BS có thể đánh giá (1) Tình trạng hậu sản đã ổn định hoàn toàn (TC, vết may hoặc vết mổ, bú mẹ,…); (2) Tư vấn ngừa thai nếu chưa chưa muốn có con ngay,…
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin mà em mô tả, rõ ràng kinh nguyệt như thế là không bình thường. Vì vậy, chắc phiền em quay lại tái khám và ngoài siêu âm kiểm tra lại nội mạc, có lẽ nên thực hiện xét nghiệm βhCG để loại trừ những bệnh lý liên quan đến thai hoặc sau khi có thai, từ đó tiến hành điều trị sẽ an toàn hơn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Tiểu buốt là một dấu hiệu bất thường:
1. Nếu kèm theo tiểu máu là một vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn phải nhanh chóng khám ở các BV đa khoa có chuyên khoa niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Nếu chỉ là ra máu âm đạo thì cũng không đáng lo lắm. Do bạn không mô tả rõ tính chất ra máu nên cũng thật khó để trả lời cụ thể. Nếu chỉ là một ít máu sậm thì có thể do thao tác lấy tế bào để tầm soát ung thư CTC của ngày hôm trước. Trong trường hợp này, bạn có thể vừa điều trị bệnh lý viêm âm đạo CTC, vừa điều trị nhiễm trùng tiểu dưới (nếu có).
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Cơ thể người phụ nữ khi sinh đến thời điểm sau sinh 2 tuần vẫn còn thay đổi rất nhiều, trong đó có niêm mạc âm đạo, môi trường âm đạo,… nên đôi khi có cảm giác rát ở vùng này. Tuy nhiên, nếu kèm theo tiểu buốt tốt nhất bạn nên tái khám phụ khoa sớm hơn để các BS có thể đánh giá và nếu cần có thể cho xét nghiệm nước tiểu để tìm một số dấu hiệu gợi ý có nhiễm trùng tiểu đưới hay không, từ đó để quyết định điều trị.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bạn đang điều trị rối loạn kinh nguyệt thì nên điều trị khoảng 3 chu kỳ, vậy bạn nên tiếp tục thực hiện chỉ định của BS. Tuy nhiên, do bạn không cung cấp rõ thêm thông tin (VD: chu kỳ chỉ thi thoảng mới trể hay thường xuyên? Đã có con hay chưa? Có đang mong con?...) nên thật khó có lời tư vấn cụ thể hơn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Muốn chẩn đoán viêm lộ tuyến hay không phải quan sát trực tiếp cổ tử cung bằng cách bung mỏ vịt thì mới có thể kết luận được (không thể thấy qua siêu âm). Tuy nhiên, vì em chưa có gia đình mặc dù có “quan hệ bằng tay” nên không thể thăm khám qua ngã âm đạo (có lẽ vì vậy mà BS chỉ siêu âm bụng và soi tươi) vì lý do pháp lý cũng như những quan niệm truyền thống. Mặc dù vậy, em cũng không nên quá lo lắng, nếu chỉ “quan hệ” có một lần và chỉ bằng tay thì không đến nổi phải viêm nhiễm đến thế, mà chỉ cần soi tươi và nhuộm Gr cũng giúp điều trị được rồi. Nhưng lưu ý rằng những hành vi nguy cơ lập đi lập lại nhiều lần thì không chỉ là những viêm nhiễm tại chổ mà còn có thể nhiễm những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mang thai ngoài ý muốn,… sẽ gây những hệ luỵ về sau, mong em lưu tâm.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Theo những triệu chứng ra huyết âm đạo của em như mô tả, tốt nhất em nên khám phụ khoa ở các BV Sản lớn để được chẩn đoán rõ ràng từ đó mới có hướng điều trị cụ thể.
2. Khi tình trạng kinh nguyệt đã ổn định, việc tiếp theo em lại phải khám để xác định nguyên nhân hư thai liên tiếp của mình. Nếu em muốn đến Từ Dũ, em có thể đến khoa Chăm sóc trước sinh đơn vị Tiền sản để xác định tìm nguyên nhân, từ đó sẽ được tư vấn cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin mà em mô tả, khả năng cao là vết may của em đã ổn, em có thể quan hệ vợ chồng bình thường, tuy nhiên em vẫn nên tái phụ khoa định kỳ sau sanh (thông thường sẽ được chỉ định khám sau sinh 2 tháng) với các mục đích sau:
1. Kiểm tra mọi vấn đề liên quan sau sinh đã ổn định chưa (TC, vết may, bú mẹ,…)
2. Tư vấn ngừa thai nếu chưa muốn có con ngay,…
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bạn tham khảo ở đây:
tudu.vn/vn/suc-khoe-cua-be/tre-so-sinh-di-i-nhieu-lan-trong-ngay/
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ