10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào bạn,

1. Nhiễm nấm âm đạo không khó điều trị, tuy nhiên khó là phòng ngừa tái phát vì bào tử nấm có khả năng chịu đựng môi trường bên ngoài rất cao. Vậy nên, khi điều trị phải có biện pháp phòng ngừa tái phát. Nếu không có bệnh lý mãn tính đi kèm và không phải uống kháng sinh dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, thì có thể áp dụng một số biện pháp sau: mặc đồ thoáng, không để vùng kín ẩm ỉ, giặt đồ đặc biệt là đồ lót phải phơi dưới ánh nắng trực tiếp, một số trường hợp tái phát nhiều lần còn phải cho điều trị cả người bạn tình.

2. Viêm âm đạo tuỳ theo tác nhân, tuỳ theo thời gian nhiễm, có mãn tính?,…sẽ ảnh hưởng đến tương lai sản khoa về sau. 

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Nếu huyết trắng thay đổi về màu, mùi, lượng, gây triệu chứng (VD; ngứa,…) thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo. Tùy theo tác nhân gây viêm sẽ được cho thuốc phù hợp. Vậy nên, bạn nên đến khám tại các Bv có khoa sản phụ khoa để được đánh giá: có viêm âm đạo hay không? Nếu có sẽ được xét nghiệm huyết trắng tìm tác nhân gây bệnh. Từ có sẽ có cho thuốc điều trị tương ứng.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

05tháng 07
Chào bạn,

Đau vùng bẹn trái lan xuống chân trái, nghe không có vẻ là vấn đề của phụ khoa. Vậy nên, bạn có thể kiểm tra tại các bệnh viện có khoa nội thần kinh để đánh giá tình trạng của mình có liên quan hay không? Nếu vẫn không liên quan, có thể do tâm lý và bạn thử thay đổi biện pháp ngừa thai xem triệu chứng trên có biến mất hay không?

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Chào em,

“Thịt thừa màu đỏ” mà em mô tả có lẽ là mô hạt mọc lộ ra ngoài do 2 mép da không khép. Điều này có thể điều trị bằng cách cắt lọc và may kín, khi vết thương lành hẳn (không có hiện tượng nhiễm trùng). Vậy nên, em nên tái khám lại ở các Bv có khoa sản để được đánh giá tình trạng vết may: có nhiễm trùng hay không? Nếu cần thì đã đến thời điểm để xử trí hay chưa?

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Chào bạn,

1. Xuất huyết nang là một tình trạng cơ năng của buồng trứng, thường được chỉ định kiểm tra lại sau 1 tháng sạch kinh để phân biệt với u thực thể. Nếu là xuất huyết nang sẽ không còn thấy ở đầu chu kỳ.

2. Nếu có tình trạng ứ dịch tai vòi, tình trạng này không thể giải quyết chỉ bằng nội khoa. Tuy nhiên, nếu chỉ bị một bên, thì bênh nhân vẫn còn một bên để trứng có thể rụng vào và di chuyển. Vậy nên, BS cho theo dõi để có thai tự nhiên là đúng. Vậy nên, bạn cứ để tự nhiên 1 năm với tâm trạng thoải mái và sức khỏe tốt, nếu sau thời gian này mà vẫn không có con, thì cả 2 vợ chồng sẽ đi khám hiếm muộn để các BS có thể tìm nguyên nhân và chỉ định điều trị.

3. Ra huyết âm đạo bất thường, thì tốt nhất bạn nên tái khám trở lại để đánh giá cụ thể. Các BS sẽ đựa vào các triệu chứng cơ năng mà bạn cung cấp (ngày kinh chót, kinh áp chót, phương pháp ngừa thai, triệu chứng đi kèm VD như: đau bụng dưới,…); các vấn đề thực thể (khám và các hình ảnh SA, xét nghiệm máu,…), để có thể đánh giá ra huyết bất thường này là gì để các hướng điều trị phù hợp.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Chào em,

Sang thương vú nhóm 2, với những hình ảnh giống nhau, nhiều và cả 2 bên nhu trường hợp của em thông thường là tình trạng đa nang 2 vú. Nếu em vẫn còn trẻ (<35 tuổi) không có tiền căn gia đình đặc biệt (VD: trong gia đình không có người bị ung thư vú hoặc  ung thư khác),…thì không cần quá lo lắng đâu, chỉ cần tái khám trở lại từ 3- 6 tháng sau sạch kinh. Nang chỉ có chỉ định chọc hút nếu to gây căng đau.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Chào bạn,

1. Tác nhân gây viêm âm đạo mà gây triệu chứng ngứa thường nhất là nhiễm nấm. Nấm không khó điều trị nhưng cái khó ở đây là phòng ngừa tái phát. Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý toàn thân mãn tính hay sử dụng kháng sinh kéo dài tạo điều kiện cho nấm phát triển, mà còn do khả năng chịu đựng môi trường bên ngoài bền bỉ của bào tử nấm làm nấm dễ dàng phát triển trở lại khi gặp môi trường thuận lợi. Do đó, một trong những phương thức phòng ngừa tái phát là tránh để vùng kín bị ẩm, cần mặc đồ thoáng, khi giặt đồ lót phải phơi nắng trực tiếp,… Tránh dùng dung dịch rửa có tính acid,…Có một số trường hợp phải điều trị cả người bạn tình (mặc dù họ không phải là nguyên nhân).

2. Lộ tuyến không phải là bệnh lý mà là một tình trạng sinh lý do đó không cần điều trị. Chỉ khi nào có tình trạng viêm mới cần chỉ định điều trị. Lộ tuyến hay đốt không gây vô sinh, tuy nhiên tác nhân gây viêm lộ tuyến có thể liên quan đến tăng nguy cơ vô sinh. Đốt điện hay đốt lạnh CTC phải đúng chỉ định và đúng kỹ thuật, nếu không bảo đảm điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình lấy mẩu tầm soát tế bào ung thư hay phương thức lúc sinh con (gây đẻ khó do tác nhân CTC). Do đó, khi bạn có vấn đề cần phải kiểm tra phụ khoa, tốt nhất bạn nên đến các BV có khoa sản để được đánh giá và điều trị.

3. Nếu bạn muốn có con, nếu không có tình trạng viêm nhiễm tại chổ, sức khỏe về tinh thần và thể chất đầy đủ thì việc đầu tiên là bạn phải ngưng dùng phương pháp ngừa thai và để có thai tự nhiên trong vòng một năm.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Chào em,

Sau khi sinh, các bà mẹ sẽ có kinh trở lại gọi là kinh non. Thời điểm có kinh non vào khoảng 6 tuần cho đến vài tháng sau sinh, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: có cho con bú hay không, cơ địa,…Trong trường hợp của vợ em, do thời điểm ra huyết lại chỉ sau 3 tuần và không rõ số lượng như thế nào kèm theo đau bụng dưới. Vậy nên, em nên cho vợ tái khám lại sớm để các BS có thể đánh giá cụ thể, nếu cần có thể cho SA và xét nghiệm máu để hỗ trợ chẩn đoán. Từ đó mới có hướng điều trị cụ thể.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Chào chị,

Vấn đề này tôi không thể trả lời được vì tôi không phải là BS đông y.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
 

05tháng 07
Chào em,

Phương thức điều trị abscess vú tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm kích thước khối abscess, tác nhân, đã được can thiệp trước như thế nào, thời gian bệnh, tái phát hay nguyên phát,…

Nếu khối abscess nhỏ, mới phát hiện, bị lần đầu đôi khi chỉ cần dùng kháng sinh phù hợp trong vòng 2 tuần là có thể ổn định. Tuy nhiên, đối với khối abscess lớn, khi đủ độ “phập phều” cần thiết (theo đánh giá của BS) vào ngày kháng sinh thứ 3 đến thứ 7, sẽ được chỉ định “rạch” dẫn lưu mủ, sau rạch phải được nhét mechè tẩm thuốc sát trùng vào ổ mủ vừa được rạch thoát để lấp khoảng trống, tránh tạo lập mủ mới tạo điều kiện cho sự lành vết thương. Mechè sẽ được thay hàng ngày và mechè có thể tẩm thuốc hay những dung dịch giúp nhanh chóng mọc mô tuỳ theo sự đánh giá của BS khi tái khám.

Do đó, trong trường hợp của em phải nhanh chóng đến các BV sản lớn khám để được đánh giá cụ thể có cần nhập viện để được rạch thoát tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Chào em,

1. Bolygenax là một loại thuốc bao gồm nhiều loại kháng sinh dùng để điều trị tại chổ cho tình trạng viêm âm đạo mà tác nhân có thể là nấm hoặc do vi trùng,…

2. Nếu âm đạo ra huyết em nên tái khám trở lại để các BS có thể xác định tình trạng này là do chạm thương lúc đặt thuốc hay là tình trạng rong huyết mà nguyên nhân hoàn toàn không liên quan.

3. Viêm nhiễm âm đạo hay tuyến Bartholin hoặc ở bất cứ vị trí nào ở cơ quan sinh dục, đặc biệt do các tác nhân như Chlamydia, lậu, lao,… đều có liên quan tăng nguy cơ vô sinh về sau. 

4. Khả năng tái phát tuỳ theo nhiều nguyên nhân, trong đó có tác nhân gây bệnh và hành vi nguy cơ. Do đó, thật khó để trả lời cụ thể cho trường hợp của em, do thông tin không đầy đủ.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

05tháng 07
Chào em,

Suyễn là một bệnh lý mãn tính, phải được theo dõi theo chuyên khoa nội phổi. Có chỉ định sử dụng thuốc và thời điểm tái khám định kỳ theo cấp độ bệnh. Do đó, theo những thông tin mà em cung cấp không nói rõ: chẩn đoán suyễn nhẹ là ở thời điểm nào? Lần tái khám gần nhất là vào lúc nào?... Vậy nên, về vấn đề suyễn em nên cho vợ tái khám trở lại ở khoa nội phổi để các BS có thể đánh giá cấp độ bệnh và cho thuốc cũng như tư vấn phù hợp. Ventolin có thể dùng cho bà mẹ cho con bú (FDA).

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

...
58596061626364
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ