tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
U xơ tử cung là bệnh lý lành tính thường gặp ở phụ nữ. Trường hợp của bà u xơ đã gây biến chứng rong huyết và đau bụng nhiều có thể cần phẫu thuật nếu u to (tử cung có u to hơn tử cung có thai 12 tuần) và mất máu nhiều.

Nếu bà đã đủ con, không muốn sanh nữa và tuổi trên 40 có thể giải quyết triệt để bằng cắt tử cung.

Nếu còn muốn sanh, muốn giữ tử cung và tuổi nhỏ hơn 42 có thể bóc nhân xơ, tuy nhiên nguy cơ tái phát có thể tới 50% và cần phẫu thuật lần 2 để cắt bỏ tử cung.

Thời gian nằm viện kéo dài khoảng 7-10 ngày. 

Bà nên đến BV Sản Phụ khoa hay BV Từ Dũ để khám và có tham vấn đầy đủ.

BS. Phan Văn Quyền
Bệnh viện Từ Dũ

Chào anh,

Em không thể nói chính xác tổng chi phí cuộc mổ và tiền thuốc đối với cuộc phẫu thuật của mẹ anh được. Vì mỗi người sức khỏe khác nhau như mẹ anh có tiền sử về bệnh gì, bao nhiêu tuổi, có dị ứng với thuốc hay không,... Vì vậy, mong anh có thể đưa bác gái đến khoa Ung bướu phụ khoa để khám và được tư vấn kỹ hơn về những thắc mắc của anh, Cám ơn anh.

Chúc anh cuối tuần vui vẻ

KTV. Lê Đào Minh Châu
TM. Ban quản trị website
Chào em,

Với trường hợp của em, chúng tôi khuyên em nên đem hồ sơ đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản để được khám, chẩn đoán và điều trị .

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em, với trường hợp của bạn gái em, chúng tôi khuyên nên đến phòng khám phụ khoa để khám và chẩn đoán.

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Độ tuổi chích ngừa hiện nay 9 – 26 tuổi. Em đã có gia đình vì thế em nên đi khám phụ khoa trước khi chích ngừa.

Thân chào !

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

- Nếu em đã có giao hợp thì em nên đến khám phụ khoa và xét nghiệm phết tế bào âm đạo trước khi chích ngừa.

- Giá thành tùy theo loại thuốc: 750.000 đồng và 1.250.000 đồng.

Thân chào.

BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
 Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Em Phi Nhi thân mến,

Trước hết xin chia buồn cùng em với 2 lần mang thai không trọn vẹn (một lần TNTC và 1 lần thai lưu). Em đã thả 6 tháng nhưng vẫn chưa thai.

Em có 1 số vấn đề sau:

  -  Tiền căn TNTC và đã cắt ống dẫn trứng bên trái: em vẫn còn 1 bên ống dẫn trứng bên phải và khả năng có thai lại là 70 % so với bình thường, tuy nhiên nguy cơ bị TNTC lập lại so với những người khác là cao hơn 5 – 6 lần.

  -  Tiền căn thai lưu 9 tuần có hút thai: Vẫn có khả năng có thai lại và có nguy cơ thai lưu lập lại. Thai lưu 9 tuần có thể do một trong số nguyên nhân sau: rối lọan nhiễm sắc thể, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, thiểu năng hòang thể thai kỳ, một số bệnh lý nội khoa như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, những tác nhân bên ngoài gây ra…Ngoài ra, sau hút thai lưu nên có nguy cơ tắc ống dẫn trứng bên còn lại và có khả năng hiếm muộn thứ phát.

-  Em đã thả 6 tháng chưa có thai, do vậy cần làm một số xét nghiệm đánh giá khả năng mang thai và đánh giá về nguy cơ thai lưu lập lại: chụp buồng tử cung -  ống dẫn trứng có cản quang; xét nghiệm máu mẹ kiểm tra 1 số bệnh lý có khả năng gây thai lưu kể trên. Em có thể đến bệnh viện khám và được tư vấn làm các xét nghiệm cần thiết. Thân ái chào em.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Phá thai bằng thuốc là phương pháp "cho sẩy thai tự nhiên". Phương pháp này có những ưu điểm như, không phải can thiệp ngoại khoa vào buồng tử cung như biện pháp nạo hút thai. Do vậy, ít dẫn đến các tai biến như, nhiễm trùng, chảy máu tử cung, thủng tử Cung.

Tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là có thể bị băng huyết, đau bụng nhiều trong quá trình sẩy thai, hay rong huyết kéo dài trong 2-3 tuần dù thai đã sẩy hoàn toàn.

Em đã tái khám đúng lịch hẹn như vậy là rất tốt. Nếu hiện tại em vẫn ra máu rỉ rả  kéo dài như vậy, thì em nên tái khám lại để sớm được điều trị thích hợp.

BS.CKII. Dương Phương Mai
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ

28tháng 06

Chào em,

Trường hợp của em nên đến Khoa thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn thêm.

Chúc em khỏe!

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Luu Thuy An thân mến, 

Bạn đã bị cắt 1 bên ODT do CNTC thì lần mang thai sau có nguy cơ CNTC lập lại cao từ 7 – 10 lần hơn so với nhóm không có tiền căn CNTC trước đó. CNTC thường xảy ra trên những người có viêm nhiễm vùng chậu, đặt dụng cụ tử cung, có hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh ống  nghiệm (IVF), có cấu trúc ODT bất thường (dài, ngoằn nghoèo). Trước khi mang thai lại bạn nên khám phụ khoa, nếu có viêm nhiễm vùng chậu nên điều trị trước. Khi trễ kinh nên khám sớm để xác định vị trí túi thai. Bạn có thể liên hệ với bệnh viện bạn muốn đến xem có khám ngoài giờ hay không. Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Với 2 kết  quả xét nghiệm trên cho thấy em đang bị viêm âm đạo do nấm. Em nên đến bệnh  viện để làm xét nghiệm lại để xem em có còn bị nhiễm nấm hay không.

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ 

 

Chào  em Thanh Thúy

Phẫu thuật thu nhỏ “cô bé” người ta sử dụng thuốc tiền mê và  gây tê tại chổ. Trường hợp em mới 25 tuổi. Hai lần mổ lấy thai, em nên đến khoa thẫm mỹ BV Từ Dũ để được tư vấn thêm.

     
BS. CKII. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ 

 

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ