Cũng có rất nhiều trường hợp thắc mắc giống như em. Tại vì em cũng như nhiều người khác đều không hiểu cách tính tuổi thai trong y học là tính từ ngày có kinh cuối cùng ( 25/6, được 4 tuần) nhưng thực chất là em chỉ mới thụ thai có 2 tuần thôi ( khoảng 15/7) thì rất phù hợp trong những ngày của em đưa ra. Chúc em vui vẻ thoải mái thì em bé mới khỏe được.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Trường hợp của chị không có vấn đề gì nghiêm trọng về mặt lâm sàng thì không ngứa ngáy khó chịu gì cả, về mặt xét nghiệm huyết trắng thì không có nhiễm nấm, không trichomonas, nhưng ở đây không thấy đánh giá là có Clue cell không? Nếu có clue cell thì nghĩ nhiều là viêm âm đạo do Gardnerella. Trường hợp cho con bú như em thì có thể lựa chọn thuốc đặt âm đạo và thuốc rửa tại chỗ sẽ phù hợp hơn, trường hợp quá nặng hoặc là sau 2 tuần đặt thuốc mà không đáp ứng điều trị thì mới cần phối hợp thêm thuốc uống.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố về môi trường xã hội nhưng đặc biệt bị ảnh hưởng trục hạ đồi- tuyến yên –buồng trứng- tử cung. Nếu sau một thời gian dài mà kinh em vẫn chưa đều thì em nên đi khám để bác sĩ kiểm tra tìm nguyên nhân và điều chỉnh cho em, nếu không có nguyên nhân thực thể có thể điều chỉnh bằng thuốc nội tiết. Nếu sau khi điều trị kinh nguyệt của em trở lại bình thường thì em vẫn có thể có con như các trường hợp khác.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Nếu đúng là em bị nấm da thì thời gian điều trị thường kéo dài và dễ bị tái phát. Lần này em bị ngứa, sưng đỏ sau khi dùng băng vệ sinh rất có thể là em bị dị ứng băng vệ sinh nhưng cũng không loại trừ nấm tái phát. Không biết là loại băng này em đã dùng qua chưa hay là dùng lần đầu? Em cần phải để ý và theo dõi kỹ loại băng vệ sinh và các triệu chứng khi dùng nhé. Em cần phải giữ thật khô vùng da bệnh lý, Nếu khó chịu thì nên đến bác sĩ da liễu khám lại và em cũng nên đi kiểm tra phụ khoa nếu em đã có gia đình. Em cần phải kiên nhẫn điều trị ở những nơi chuyên khoa và đáng tin nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Chị không có nhận câu hỏi kỳ trước của em nên không nắm kỹ tình trạng của em nhưng theo những gì em trình bày thì thấy trường hợp của em là 1 trường hợp khó chẩn đoán và cần phải theo dõi, xét nghiệm máu, siêu âm nhiều lần mới hy vọng có thể chẩn đoán ra bệnh và điều trị cho em được. Trước mắt là thấy em có thai nhưng thai của em đang ở đâu và phát triển như thế nào? Thai có thể trong tử cung nhưng cũng có thể ngoài tử cung, có thể thai phát triển tốt cũng có khi thai lưu hoặc bệnh lý tế bào nuôi. Em đã được bác sĩ cho nạo lòng tử cung và nên chờ kết quả giải phẫu bệnh sẽ có thể trả lời được 70- 80% câu hỏi của em, và em nên trở lại phòng khám để kiểm tra lại xét nghiệm máu, siêu âm đồng thời em xin kết quả giải phẩu bệnh luôn nhé. Lúc này bác sĩ sẽ tư vấn rõ bệnh lý của em!
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Thường những trường hợp độc thân bị viêm âm đạo do nấm hoặc tạp trùng thì được điều trị bằng thuốc uống kháng nấm hoặc kháng sinh uống, nếu ngứa ngáy khó chịu nhiếu thì có thể phối hợp thêm thuốc rửa ( rửa bên ngoài âm hộ, không rửa bên trong). Nếu em còn thấy khó chiu thì nên đến các phòng khám chuyên khoa sản kiểm tra lại.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Em không nói rõ kinh cuối của em ngày nào nên chị cũng khó tư vấn. có một số trường hợp giữa 2 lần có kinh thì ra 1 ít máu ( có thể đỏ hoặc đen) gọi là xuất huyết giữa chu kỳ. Trường hợp này thì hoàn toàn bình thường, cơ thể sẽ tự điều chỉnh, 1-2 chu kỳ sẽ hết, nếu tình trạng này kéo dài gây khó chịu thì bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh lại bằng thuốc nội tiết. Em cần theo dõi thêm 1-2 chu kỳ nữa để xem tình trạng này có tự hết không nhé. Nếu kéo dài thì cần tái khám để bác sĩ đánh giá lại.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Tổng số ngày ra kinh của chị là khoảng 10 ngày, tức là chị đang bị rong kinh ( nếu kinh kéo dai > 7 ngày). Chị cần đến các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa để khám, siêu âm tử cung và 2 buồng trứng, tìm nguyên nhân tại sao bị rong kinh từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể, tuy nhiên có nhiều trường hợp rong kinh nhưng không tìm thấy nguyên nhân thực thể như u buồng trứng, tăng sản nội mạc tử cung, tổn thương ở cổ tử cung… có thể chị bị rối loạn chức năng nội tiết sinh dục ( trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng) nếu nghĩ nhiều đến nguyên nhân này thì bác sĩ sẽ diều chỉnh lại bằng thuốc nội tiết.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Em đang bị tình trạng rong huyết kéo dài cần phải đi khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa sản và siêu âm tình trạng tử cung và 2 buồng trứng như thế nào để bác sĩ sẽ tư vấn và điều chỉnh kinh nguyệt lại cho em. Nếu em để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu mãn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Hiện tại đang có vấn đề rối loạn kinh nguyện ( mất kinh 8 tháng) và em bị huyết trắng nhiều, đau bụng dưới… em cần sắp xếp thời gian đi khám phụ khoa gấp ở các bệnh viện chuyên koa sản lớn như Hùng Vương, Từ Dũ… để bác sĩ khám, xét nghiệm, siêu âm tìm nguyên nhân và điều chỉnh cho em. Sau khi kinh nguyệt ổn định thì em tính tới chuyện sanh em bé nhé hoặc sau khi điều trị hết huyết trắng và các triệu chứng khác, thấy trong mình sức khỏe ổn định thì có em bé sẽ tốt hơn.
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Tiểu buốt và có cảm giác trì nặng vùng kín là triệu chứng của nhiễm trùng tiểu. Em nên khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp em nhé.
Thân mến,
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
1. Theo như bạn mô tả có lẽ là sa thành âm đạo. Tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa để bác sĩ đánh giá tình trạng bạn ạ.
2. Các phương pháp tránh thai hiện đại có hiệu quả tốt như: đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai, tiêm thuốc, uống thuốc vĩ,.. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm, tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người. Vì vậy, tốt nhất bạn nên khám, khi đó bác sĩ sẽ khuyên nên sử dụng biện pháp nào là phù hợp.
Thân.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ