Xác định mang thai
Hỏi - 18/04/2014
Bạn gái em nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để biết chính xác tình trạng thai và vị trí thai vì cần thăm khám và làm thêm xét nghiệm cần thiết, em ạ.
Thân mến,
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Hỏi - 18/04/2014
Trả lời
Bạn gái em nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để biết chính xác tình trạng thai và vị trí thai vì cần thăm khám và làm thêm xét nghiệm cần thiết, em ạ.
Thân mến,
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Trường hợp của em có chỉ định mổ vì: Con so lớn tuổi + khung chậu giới hạn + thai đủ trưởng thành. Nếu em còn trẻ thì có thể thử thách sinh ngả âm đạo nhưng vì em lớn tuổi và mang thai lần đầu tiên nên không thử thách em ạ.
Việc tư vấn và chỉ định sử dụng thuốc hoặc các chất bổ sung khác trong thai kỳ phụ thuộc kết quả khám thai và do bác sĩ hướng dẫn. Hiện tại, nếu thai vợ em 20 tuần đang phát triển tốt thì việc sử dụng các chất bổ sung như em nêu là ổn rồi. Vợ em nên khám thai đúng hẹn và nghe bác sĩ tư vấn tiếp cho từng giai đoạn tuổi thai, em nhé.
Thân mến,
Sau khi có kết quả Double Test, bạn nên mang đến khoa chăm sóc trước sinh để được tư vấn cụ thể bạn nhé.
Trong âm đạo người phụ nữ bình thường bao giờ cũng có 1 lượng lớn rất nhiều loại vi khuẩn thường trú (khi xét nghiệm thường đọc là tạp khuẩn). Nếu không có triệu chứng gì khó chịu thì không phải là huyết trắng bệnh lý và không cần phải điều trị. Em đã xác định là có thai thì nên đi khám em ạ.
Em yên tâm theo dõi khám thai và sinh tại bệnh viện Từ Dũ em nhé. Tại bệnh viện có phác đồ xử trí đối với người mẹ Rh âm.
Cơn gò tử cung gây chuyển dạ là gò từng cơn gây đau, các cơn gò tăng dần về cường độ và tần số, thông thường ban đầu 2 - 3 cơn gò trong 10 phút, sau đó tăng dần. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, thường xuất hiện những cơn co sinh lý, tử cung co cứng nhưng không đau và tần số thưa. Những cơn co sinh lý này không gây xóa mở cổ tử cung nên không gây chuyển dạ sinh non em ạ.