Tiêm phòng rubella có ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt
Hỏi - 14/01/2015
Nếu 1 tuần nữa bạn chưa có thai thì có thể siêu âm để biết chính xác có thai hay không .
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 14/01/2015
Trả lời
Nếu 1 tuần nữa bạn chưa có thai thì có thể siêu âm để biết chính xác có thai hay không .
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể chỉ cần theo dõi khám thai định kỳ và tầm soát sàng lọc đầy đủ là được.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể bị triệu chứng dọa sinh non và nhiễm trùng tiểu các thuốc trên giúp giảm gò và giảm đau cho bạn. Bạn phải nghỉ ngơi và dùng thuốc đủ thì sẽ giảm đau. Trong trường hợp đau nhiều hơn phải khám lại và có khi phải nhập viện đấy.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể dưỡng thai nếu mong muốn và thuốc dùng vừa rồi không ảnh hưởng đến thai.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Ở tuổi thai 22 tuần, đã qua giai đoạn hình thành cơ quan nên tác động từ môi trường thường không gây bất thường về hình thái học thai nhi nữa. Tuy nhiên, Sốt xuất huyết là một tình trạng nhiễm siêu vi mà một trong những cơ chế là thoát dịch từ nội bào và lòng mạch, do đó gián tiếp sẽ ảnh hưởng đến lượng nước ối của thai. Vì vậy, một mặt em nên bổ sung lượng nước cho mình, một mặt nên tái khám để các bác sĩ có thể khám, cho chỉ định siêu âm, kiểm tra lượng ối, hình thái học thai, và chiều dài xương đùi.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nếu 12/01/2015, bạn siêu âm thai 5 tuần theo lý thuyết thời điểm đậu thai sẽ là # 22/12/2014, có nghĩa là em tiêm ngừa trước đậu thai # 10 ngày. Như vậy, thai kỳ này không có chỉ định chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, em nên khám thai đầy đủ để được tầm soát tiền sản.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên nhập viện và sinh đi nhé.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Tử cung có vách ngăn bạn vẫn có thể sinh thường và không có cản trở nào cả.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Vợ bạn có thể đã nhiễm Rubela hay chích ngừa trước đây và không cần thử lại, không ảnh hưởng gì đến thai.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Amoxicillin 500mg là một kháng sinh sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng. Thuốc được chỉ định ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ vì có nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn của thuốc cho phụ nữ có thai.
Alpha choay (hoạt chất là alphachymotrypsin) là thuốc kháng viêm có tác dụng chống phù nề và làm tan máu bầm. Thuốc không bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Vợ anh có thai được hơn 3 tháng, tức chị đang ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Đây là giai đoạn tương đối an toàn khi sử dụng thuốc vì đa số cơ quan quan trọng của thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh.
Chúc anh chị và em bé khỏe mạnh.
Ths. DS Thân Thị Mỹ Linh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Trong những thuốc chị đã sử dụng có 3 thuốc an toàn và có thể sử dụng trong thai kỳ mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi là: efferalgan 500mg, vitamin 3B, vitamin B1.
Riêng thuốc đau bụng axolop (hoạt chất loperamid) thì dữ liệu ghi nhận các tác dụng có hại của thuốc lên thai nhi người còn hạn chế. Tuy nhiên một số nghiên cứu theo dõi trên động vật có ghi nhận một vài trường hợp gây dị tật thai nhi. Tỉ lệ gây dị tật thai nhi trên động vật không cao và các dị tật thường không nghiêm trọng. Do vậy, chị không nên quá lo lắng, chỉ cần thông báo với các bác sĩ sản khoa để theo dõi thai kỳ của chị chặt chẽ hơn.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ths. DS Thân Thị Mỹ Linh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Theo một số nghiên cứu trên chuột cho thấy Amlodipin làm giảm số lượng tinh trùng phụ thuộc vào liều dùng. Tuy nhiên ở trên người, cần có thêm những nghiên cứu quy mô lớn để xác định ảnh hưởng về chức năng sinh dục của Amlodipin khi sử dụng lâu dài để điều trị tăng huyết áp. Và hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc có ảnh hưởng đến khả năng có con ở nam giới.
Thân mến
DS. Nguyễn Tấn Xuân Trang
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Chị đã mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, đây là thời kỳ tương đối an toàn khi sử dụng thuốc vì thai nhi gần như đã phát triển hoàn chỉnh, mức độ ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi thấp.
YSP Macgel là thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị giúp giảm các triệu chứng của viêm loét dã dày như đau, ợ chua, khó tiêu. Để thuốc có tác dụng tốt nhất nên uống vào thời điểm 1-3 giờ sau bữa ăn. Pms-mexcold 500mg chứa paracetamol 500mg là một thuốc giảm đau khá phổ biến nhưng hiệu lực giảm đau thấp. YSP Macgel và Pms-mexcold 500mg là 2 thuốc an toàn khi sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thuốc thứ 3 chị có mô tả nhưng không có tên thuốc nên tôi không thể xác định đó là loại thuốc gì và tác dụng thuốc như thế nào.
Nếu tình trạng đau dạ dày của chị không cải thiện, chị nên đi khám lại. Khi tái khám, cần cung cấp thông tin các thuốc điều trị đau dạ dày chị đã sử dụng để bác sĩ cân nhắc thay đổi và phối hợp các thuốc khác.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ths. DS Thân Thị Mỹ Linh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Trước đây khi chích ngừa MMR (trong đó có Rubela) có khuyến cáo nên ngừa thai khoảng 3 tháng và chích ngừa cúm cũng vậy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cho thấy các trường hợp lỡ có thai sau chích ngừa MMR và cúm sau 1 tháng không có biểu hiện bất thường trên thai nhi, nhưng việc theo dõi thai kỳ trong những tháng đầu rất khó khăn và căng thẳng.
Như vậy nếu không có gì gấp gáp trong việc có bầu bạn nên ngừa thai 3 tháng cho đỡ phức tạp.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Có 3 thời điểm sàng lọc trong thai kỳ:
- Từ tuần thai 11- 13 siêu âm độ mờ da gáy và xét nghiêm máu mẹ(Double test)
- Tù tuần 16 – 18 xét nghiệm Tripple test
- Siêu âm hình thái học từ tuần 22 – 26.
Mỗi thời điểm đều có ý nghĩa của nó nên không thể nói thời điểm nào là tốt nhất mà nên phối hợp cả 3 cách như: siêu âm độ mờ da gáy + double hoặc tripple test và siêu âm hình thái(4 chiều) mới sàng lọc đủ cho bé bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn đã được chẩn đoán Zona (dân gian còn gọi là giời leo); đặc thù là các sang thương mụn nước chạy dọc theo hướng đi của dây thần kinh; do tác nhân là virus Herpes Zoster gây ra.
Khi mang thai, có thể bệnh lý biểu hiện trên thai phụ sẽ nặng hơn do tình trạng miễn dịch bị suy yếu; nhưng khác với Varicella zoster virus (gây thủy đậu), Herpes Zoster không làm tăng nguy cơ dị tật thai. Một số trường hợp (# 1% có thể bị sẩy thai sau nhiễm).
Bạn nên tiếp tục khám thai và làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo chỉ định của BS. Nếu quá lo lắng, bạn có thể lên BV chuyên khoa sản phụ tuyến trên để được siêu âm khảo sát hình thái thai nhi khi tuổi thai # 18 tuần; thời điểm lý tưởng để khảo sát bất thường cấu trúc là # 22 tuần.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Chàm là bệnh lý miễn dịch, do cơ địa dị ứng của bạn. Vì thế bệnh này điều trị chỉ là điều trị triệu chứng, giảm kích ứng da. Và bệnh lý này không ảnh hưởng đến thai; tuy nhiên về sau bé con của bạn cũng có nguy cơ bị những bệnh dị ứng cao hơn những trẻ khác.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nếu bạn có thể kiểm soát tốt ngày trứng rụng như vậy thì tốt nhất là bạn nên ngừa thai bằng các biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, như bao cao su quanh ngày trứng rụng khi quan hệ. Như vậy thì có thể tuân theo y lệnh tránh thai của bác sĩ.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khâu eo tử cung ở thời điểm 12 tuần là hơi sớm; không biết bạn có nhớ rõ hay không. Như bạn mô tả, lần chuyển dạ sinh non ở 22 tuần, có thể do hoặc không do hở eo tử cung.
Để xác định có cần khâu eo tử cung hay không, cần phải xác định tình trạng cổ tử cung.
1. Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa sản phụ để được siêu âm đo độ dài cổ tử cung, vì đó là yếu tố rất có giá trị dự báo sinh non. Vết mổ cũ không là chống chỉ định khâu eo tử cung.
2. Ngoài khâu eo tử cung để dự phòng sinh non, bạn có thể được chỉ định dùng nội tiết bổ sung; như Progesterone để dự phòng cơn gò tử cung, và vẫn dùng được cho đến khi thai trưởng thành (36 tuần).
3. & 4. Những triệu chứng như bạn mô tả vẫn hay gặp trong thai kỳ, không là dấu hiệu nguy hiểm hay cảnh báo điều gì. Điều quan tâm và đáng ngại là cơn gò tử cung (cảm giác gò cứng cả tử cung gây khó chịu và thậm chí gây đau). Nếu xuất hiện cơn gò với tính cách đều đặn, bạn nên đi khám ngay.
5. Bạn nên đến cơ sở y tế để được xét nghiệm nước tiểu, và tùy vào kết quả mới có thể có chẩn đoán và có hướng xử trí cụ thể.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên kiểm tra sức khỏe, thực hiện một số xét nghiệm cơ bản, chích ngừa, và tham vấn với bác sĩ. Bạn sẽ được chỉ định cho toa thuốc cần thiết chuẩn bị mang thai (một số dị tật bào thai có thể dự phòng bằng thuốc trước khi thụ thai). Bạn nên đến liên hệ khám và tư vấn tại Đơn vị tiền sản-Khoa Chăm sóc trước sinh (Khu M, lầu 1 BV Từ Dũ) để được khám và hướng dẫn cụ thể.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có nguy cơ cao của chuyển dạ sanh non, bạn nên nghỉ dưỡng tối đa; tránh những động tác làm tăng áp lực ổ bụng, có thể gây khởi phát cơn gò chuyển dạ. Tuy nhiên bạn vẫn chưa xuất hiện cơn gò, vẫn có thể kéo dài thai kỳ cho tới khi thai trưởng thành.
Không thể khẳng định việc đi xa bằng ô tô không gây ảnh hưởng hay có ảnh hưởng đến chuyển dạ. Nếu đoạn đường đó không dằn xóc, và bạn chỉ ngồi hay nằm nghỉ thì có thể vẫn không gây nguy hại gì. Và bạn cần phải đi khám để đánh giá sức khỏe thai, tiến triển cổ tử cung v.v.
Cắt chỉ khâu eo tử cung là một thủ thuật không quá phức tạp nhưng phải được tập huấn và thực hành đúng, để tránh tổn thương cổ tử cung và các biến chứng khác. Cắt chỉ sẽ được thực hiện khi bạn vô chuyển dạ tự nhiên hoặc khi ối vỡ sớm không thể dưỡng thai hay khi thai đủ tháng và đặc biệt khi nghi ngờ nhiễm trùng ối không thể tiếp tục thai kỳ..
Về việc bệnh viện đa khoa tuyến huyện có thể thực hiện được hay không bạn hãy liên hệ và hỏi thăm trực tiếp tại bệnh viện đó.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ