Thai bị hygroma kystique
Hỏi - 23/02/2012
/vn/thong-tin-y-hoc/y-hoc-cho-moi-nguoi/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/hoi-chung-turner/
ThS. BS. Nguyễn Khắc Hân Hoan
Trưởng khoa Xét nghiệm Di truyền Y học
Hỏi - 23/02/2012
Trả lời
ThS. BS. Nguyễn Khắc Hân Hoan
Trưởng khoa Xét nghiệm Di truyền Y học
Cùng với kết quả siêu âm độ mờ da gáy này, em còn chờ kết quả xét nghiệm máu double test để có tư vấn thích hợp. Em năm nay 38 tuổi nên nguy cơ của tuổi mẹ đối với một số dị tật bẩm sinh nhất định sẽ tương đối cao hơn nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi. Tùy thuộc kết quả double test, bác sĩ sẽ tư vấn tiếp cho em về các xét nghiệm tầm soát tiếp theo như tư vấn chọc ối.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu chẩn đoán xác định là thai lưu 8-9 tuần thì em sẽ được chuyển đến khoa Kế Hoạch Gia đình để tư vấn phương pháp đưa thai ra an toàn. Vấn đề chính là khi cho em thuốc “cho bà mẹ đang mang thai và cho con bú”, bác sĩ có tư vấn gì cho em không. Em có thể quay lại bệnh viện Từ Dũ và mang theo tất cả giấy tờ khám bệnh ngày 18/2 để được xem lại. Em có thể đến lại phòng khám lần trước hoặc hỏi gặp tôi (BS Ngô Thị Yên) tại Buồng khám thai Bảo hiểm Y tế
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hiện nay vẫn chưa có tài liệu y học chính thức cho rằng đang dùng thuốc ngừa thai mà lỡ có thai là sẽ bị quái thai hoặc thai nhi bị dị dạng, đã có nhiều trường hợp có thai trong khi dùng thuốc, hoàn toàn không có trường hợp nào sinh quái thai hoặc dị dạng bẩm sinh. Em có thể tiếp tục dưỡng thai nếu muốn. Thật ra ngay cả khi không dùng thuốc ngừa thai thì vẫn có tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh do nhiều nguyên nhân khác, dó đó trong quá trình mang thai cần phải khám định kỳ để tầm soát những bất thường thai thường gặp. Em hãy cố gắng bồi dưỡng sức khỏe và theo dõi thai kỳ cho thật tốt nhé.
BS. CKII. Dương Phương Mai
Trưởng khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Hạ huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Đói làm hạ đường huyết gây hạ huyết áp.
- Mất nước.
- Mệt mỏi, căng thẳng…
tùy vào mức độ và sự lập lại mà có ảnh hưởng đến thai hay không.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Với thai 17 tuần các số đo như trên chưa ở mức bất thường. Ít dịch ổ bụng thai nhi vẫn chưa thể kết luận được gì.
Cần hỏi thêm bạn về các kết quả xét nghiệm như: huyết đồ, yếu tố Rhesus, đường huyết, double test (hoặc triple test).
Bạn có thể đến bệnh viện Từ Dũ khám bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Bệnh viện khám vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần. Giờ khám từ 6 giờ 30 đến 19 giờ, riêng thứ 7 từ 7 giờ đến 17 giờ. Hiện tại chưa đăng kỳ trực tuyến mà phải lấy số khám bệnh mỗi ngày.
Bạn có thể mang giấy giới thiệu khám thai và sinh của bảo hiểm y tế để được hưởng theo chế độ.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Phạm La Giang CHÀO BÁC SĨ, |
Thai trong 12 tuần đầu thường kèm theo nang chức năng buồng trứng (gọi là nang hòang thể thai kỳ). Với tính chất siêu âm nang loại IA, nghĩ nhiều là nang chức năng. Có thể theo dõi đến khỏang 12 – 14 tuần là thóai triển.
Những nang thực thể thường tồn tại > 14 tuần thai kỳ. Với những nang thực thể có kích thước > 50mm có chỉ định mổ nội soi khi tuổi thai khỏang 16 – 18 tuần. Ở tuổi thai này mổ nội soi bóc nang BT thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe chung của mẹ và bé. Tại BV Từ Dũ đã mổ nội soi bóc nang khá nhiều trường hợp như thế.
Chi phí thông thường không quá 10 triệu.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Trong quá trình phát triển của thai, mỗi cơ quan nội tạng sẽ hoàn chỉnh cấu tạo giải phẫu và chức năng vào các thời điểm khác nhau. Thông thường siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi thường được chỉ định vào khoảng tuổi thai 18-24 tuần. Trường hợp của em nên tái khám và siêu âm kiểm tra lúc thai 22 tuần.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Triệu chứng sốt của bạn nghĩ đến cảm thông thường. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: mất nước, cảm nắng, nhiễm siêu vi,…. Khi bạn bị nhiễm rubella mới lo lắng về dị tật bẩm sinh cho thai. Không rõ bạn đã tiêm phòng rubella chưa. Nếu chưa bạn có thể đến bệnh viện khám và khai các triệu chứng để bác sĩ cho chì định xét nghiệm.
Thân ái chào bạn.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu bạn khám thai định kỳ và các xét nghiệm đầy đủ với kết quả bình thường thì không đáng lo.
Dư ối thường là sinh lý. Những trường hợp dư ối thường sinh con to. Có 1 số trường hợp dư ối trên thai phụ tiểu đường, do vậy bạn cần hạn chế thức ăn ngọt. Nên xét nghiệm đường huyết khi đói và 2 giờ sau ăn để đánh giá. Không có cách nào giảm lại lượng ối. Vấ đề chính là cần theo dõi sự phát triển của thai.
Thân ái chào bạn.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Triệu chứng ngất, khó thở tức ngực và đau phía lưng bên trái là các dấu hiệu nghi ngờ thiểu năng mạch vành. Điện tâm đồ thường chỉ thể hiện thiểu năng vành khi làm việc gắng sức, mệt mỏi và căng thẳng, đặc biệt là khi có triệu chứng đau ngực. Do vậy, trước đây khi khám thai lúc bạn khỏe thì điện tâm đồ vẫn chưa thất bất thường. Bạn nên khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đóan và điều trị bệnh.
Thân ái chào bạn.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Aspirin 81mg là liều thấp. Với những trường hợp sẩy thai liên tiếp do nguyên nhân kháng phospholipid, dùng aspirin liều thấp này có hiệu quả đáng kể khi kèm với thuốc dưỡng thai. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền căn viêm loét dạ dày tá tràng thì không nên dùng. Bạn không phải lo lắng về nguy cơ của aspirin liều thấp trên thai nhi.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Hoan nghênh bạn đã xét nghiệm trước mang thai. Bạn có thể yên tâm về thai kỳ này về vần đề rubella và CMV.
Bạn có thể xét nghiệm thêm HbeAg và men gan để đánh giá nguy cơ bệnh viêm gan trên mẹ và con.
Thân ái chào bạn.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh là 2 – 4%. Những bất thường có thể là: tật đầu nhỏ, điếc, tim bẩm sinh, chậm phát triển thể chất và tinh thần. Vì nguy cơ cho thai nhi ở mức thấp: 2-4% nên không có chỉ định kết thúc thai kỳ. Vợ bạn có thể tiếp tục theo dõi khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm sàng lọc theo chỉ định bác sĩ. Mong rằng kết quả tốt đẹp sẽ đến với vợ chồng bạn.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Với kết quả sàng lọc quí 1 thì thai nhi thuộc nhóm nguy cơ trisomy 13 , 18 và 21 đều thấp.
Kết quả xét nghiệm Rubella cho thấy bạn đã từng nhiễm Rubella trước thời điểm xét nghiệm ít nhất 10 tuần. Bạn không có triệu chứng nhiễm siêu vi trong thời gian mang thai thì ít nghĩ đến khả năng bị nhiễm lúc đang mang thai.
Hiện tại bạn cần theo dõi khám thai định kỳ theo hẹn. Chúc bạn và bé khỏe.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Sự chuyển đảo huyết thanh Rubella IgG từ âm sang dương là dấu chứng mạnh của nhiễm rubella cấp, dĩ nhiên là bàn luận trên kết quả xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy. Khi so sánh 2 kết quả xét nghiệm sau 2 tuần để đánh giá sự gia tăng của IgG thì 2 xét nghiệm này phải làm cùng 1 nơi và với cùng loại thuốc thử. Trong trường hợp cụ thể của bạn thì khó đánh giá, tuy nhiên nghĩ nhiều khả năng bạn đã nhiễm từ lâu (trước khi mang thai) vì 2 lý do:
- IgM qua nhiều lần xét nghiệm đều âm tính (11/12 – 3/2 – 4/2—6/2). Thông thường nếu nhiễm cấp thì IgM sẽ dương tính sau nhiễm 3 – 5 ngày và giá trị tăng dần, sau đó giảm và trở về âm tính sau 8 – 10 tuần).
- IgG không tăng đáng kể sau 9 ngày (từ 4/02 đến 13/02). Thông thường nếu nhiễm cấp thì IgG sẽ tăng gấp 4 lần sau 2 tuần.
Để kiểm chứng lại xem có bị nhiễm ở thời điểm 11/12 hay không thì bạn nên xét nghiệm lại Rubella IgG tại BV Phụ sản W sau 2 tuần (tức 18/02) để xem giá trị cụ thể. Ngòai ra, bạn có thể xét nghiệm PCR của Rubella trong dịch ối ở tuổi thai 17 – 19 tuần. Xét nghiệm sàng lọc vào tuần 16 chủ yếu đánh giá nguy cơ trisomy 21, trisomy 18 và khuyết tật ống thần kinh, không phát hiện được dị tật do Rubella.
Thân ái chào bạn.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chị có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa gan mật về tình trạng nội khoa hiện tại và xin ý kiến về việc mang thai. Theo quan điểm lý thuyết thì tốt nhất là điều trị bệnh lý nội khoa ổn định trước khi mang thai. Khi đang mang thai có kèm bệnh lý cần thiết phải phẫu thuật cấp cứu để cứu mẹ thì vẫn phải tiến hành phẫu thuật và tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến thai nhi tuỳ theo mức độ nặng của bệnh cảnh, khả năng “chống đỡ” của bà mẹ và em bé, tuổi thai lúc phẫu thuật….
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Các lớp học tiền sản tại BV thường xuyên tổ chức vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6.
Em liên hệ Buồng Khám thai BV – ĐT: (08) 54 042 834 để có nội dung học cụ thể theo tuần.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ