Thắc mắc về khung xương chậu giới hạn
Hỏi - 06/08/2012
Chúc em mẹ tròn con vuông
BS. CKII. Nguyễn Thị Kim Hoàng
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 06/08/2012
Trả lời
BS. CKII. Nguyễn Thị Kim Hoàng
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể uống nước dừa, nước mía mỗi ngày được, không ảnh hưởng đến loãng máu. Trừ trường hợp em bị đái tháo đường thì không nên uống nước mía mỗi ngày.
Tăng cân trong suốt thai kỳ (40 tuần) trung bình được tính như sau:
Nếu em có thể tạng trung bình thì tăng 13 Kg trong 29 tuần là có hơi nhiều.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A- Bệnh viện Từ Dũ
Kinh em không đều nên việc tính tuổi thai theo ngày đầu của kỳ kinh cuối là không chính xác. Em cho biết kết quả siêu âm ở 3 tháng đầu thai kỳ, từ đó bác sĩ sẽ tính được tuổi thai và ngày dự sinh.
Thân ái chào em.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Vì em không thể hoạt động khớp háng bình thường nên tư thế rặn khi sinh ngã âm đạo sẽ bị hạn chế, đặc biệt khi thai to. Tốt nhất em nên mổ lấy thai.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
BS.CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
Giãn nhẹ bể thận nhi rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bé.
Các kết quả về di truyền học bình thường thì bạn và gia đình không phải lo lắng gì cả.
Hiện tại vợ bạn chỉ cần khám thai định kỳ, sinh hoạt bình thường, ăn uống đầy đủ các chất là được. Không cần phải điều trị đặc hiệu gì cả.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Theo các số đo trên thì ĐKLĐ có hơi lớn so với tuổi thai. Cân nặng ước tính theo các số đo là 1800g (+/- 200g)
Chỉ số ối (AFI) là bình thường.
Nếu lần trước bạn đã mổ lấy thai vì khung chậu hẹp thì lần này sẽ sinh mổ lại.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chị em đang mang thai 35 tuần tuổi mà lên cơn đau tim dữ dội nghĩ nhiều đến tình trạng thiếu máu cơ tim cấp. Lúc này cần điều trị cho tình trạng sức khỏe của mẹ ổn định là quan trọng. Nếu vì tình trạng sức khỏe của mẹ, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch yêu cầu mổ lấy thai thì các bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện. Hiện tại, thai nhi tuần tuổi, việc mổ lấy thai lúc này bé sẽ khó nuôi vì tình trạng non tháng. Bên cạnh đó, cuộc mổ lấy thai có thể làm cho tình trạng bệnh lý của mẹ nặng nề thêm, ví dụ người mẹ đang trong tình trạng thiếu máu cơ tim và nay lại mất máu do cuộc mổ. Những thuốc mê, thuốc tê sử dụng trong quá trình phẩu thuật cũng góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Tóm lại là chị bạn nên thực hiện theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Khám thai nên theo hẹn của bác sĩ, em ạ. Em không đi khám làm sao biết “không có gì bất thường” ở bên trong. Em có thể khám thai tại cơ sở y tế địa phương, như bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, không nhất thiết phải đến khám tại Từ Dũ.
Lúc thai 32 tuần thường sẽ không siêu âm 4D nữa, mà là một chỉ định khác, ví dụ siêu âm màu.
Em đã chích ngừa rubella và kết quả xét nghiệm như trên thì không phải lo lắng.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên đến cơ sở y tế để được khám vết thương cụ thể và làm các xét nghiệm bổ sung, nếu cần. Từ đó, mới có hướng giải quyết phù hợp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Ở tuổi thai 22 tuần thì kết quả siêu âm như trên mới chỉ gợi ý vể nguy cơ nhau bám thấp. Tuy nhiên, vị trí nhau bám còn thay đổi khi thai phát triển và tử cung lớn lên. Hiện tại, em cần nghỉ ngơi, tránh va chạm mạnh vùng hạ vị, không làm việc nặng và theo dõi các triệu chứng như ra máu âm đạo, đau nặng bụng nhiều.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thông thường, thai 14 tuần thì người mẹ chưa cảm nhận được thai máy đâu, em ạ. Có thể là triệu chứng của động thai. Em có thể đến khám tại cơ sở y tế địa phương để xác định chẩn đoán và được cho thêm thuốc điều trị chống những cơn co thắt tử cung. Ngoài ra, em cần nằm nghỉ, ăn uống bồi dưỡng và không làm việc nặng.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu ra huyết âm đạo thì em cần đến bệnh viện khám lại ngay nhé.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Vừa có UXTC vừa có thai thì tùy theo vị trí của khối UX, kích thước của UX mà có những vấn đề đi kèm ví dụ u to gây chèn ép làm cho ngôi thai bất thường, thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu ..., nếu u nằm phía dưới làm cản trở đường ra của thai nhi khi sanh gọi là u tiền đạo. Khi thai đang phát triển tử cung to ra làm cho khối u cũng to ra vì vậy cũng gây đau, sau sanh tử cung co hồi nhỏ lại khối u thoái hóa dần cũng gây đau. Trong khi sanh u xơ cản trở sự co hồi của tử cung dễ gây băng huyết nếu không cầm máu được thì phải cắt tử cung để đảm bảo an toàn cho mẹ. Hiện tại vợ bạn đang mang thai nếu đau nhiều thì chỉ uống được paracetamol mà thôi. Vợ bạn nên đi khám thai định kỳ để các bác sĩ đánh giá cụ thể và sẽ tư vấn kỹ hơn.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
Em vệ sinh như vậy là tương đối kỹ, bệnh mồng gà có thể tái nhiễm. Để chữa trị hết trước khi sanh cách tốt nhất vẫn là khám thai định kỳ để các bác sĩ có thể phát hiện sớm và cắt đốt. Nếu ngay trong lúc đi sanh mà vẫn còn thì em sẽ được mổ lấy thai để tránh lây nhiễm cho con. Việc cần làm bây giờ là không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng tới em bé trong bụng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
Việc thụ thai phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Chị nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra sức khoẻ tổng quát của hai vợ chồng trước khi mang thai. Thành phần cụ thể của thuốc Bibula chị định uống là gì? Chị có thể mang đến cho bác sĩ khám xem luôn, từ đó sẽ có tư vấn cụ thể cho chị.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em
Mồng gà sinh dục có thể biểu hiện tổn thương ở âm hộ, âm đạo, lẫn cổ tử cung. Đặt dụng cụ để khám âm đạo và cổ tử cung nhằm xác định có tổn thương ở các vị trí này không. Em đang mang thai thì việc khám này cần được thực hiện cẩn thận hơn. Em có thể đến khám tại phòng khám thai, bệnh viện Từ Dũ để được hướng dẫn tiếp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu em đã được thực hiện chọc ối thì em nên nghe theo những lời tư vấn của bác sĩ trước và sau thủ thuật. Khi có kết quả chọc ối, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho em về các thắc mắc em nêu ra.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên trình kết quả này cho bác sĩ khám thai để được tư vấn đầy đủ và cụ thể sau khi phối hợp các ghi nhận của cả quá trình phát triển thai nhi trong sổ khám thai của em.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ