Kết quả xét nghiệm máu
Hỏi - 19/05/2013
Hỏi - 19/05/2013
Trả lời
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Chào chị,
Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.
Vitamin A được xếp vào nhóm A*, các nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ không chứng minh được nguy cơ đối với bào thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và khả năng gây hại cho thai nhi thấp.
Chlopheniramine 4mg được xếp vào nhóm B, điều này có nghĩa là không có những nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai nhưng nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng lên bào thai; hoặc nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì thấy có một số ảnh hưởng trên bào thai nhưng nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai.
Rovagi 3 MIU (spiramycin) và Betamethasone thuộc nhóm C, nghĩa là nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng có hại đối với bào thai và không có nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai; hoặc là chưa có nghiên cứu trên người và động vật. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích đạt được lớn hơn nguy cơ.
Các thuốc sau hiện chưa có thông tin về phân loại trong thai kỳ của FDA: Hydroxyzine 25mg; Talimus 0.1% (Tacrolimus); Heal Skin Cream; YSP Macgel (Magnesium hydroxide, Aluminum hydroxide, Dimethylpolysiloxane).
Không có loại thuốc nào được xem là an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, có một số bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hoặc bé. Ngoài việc khám thai định kỳ, chị cần thường xuyên đi khám chuyên khoa Da liễu để bác sĩ có thể theo dõi được đáp ứng trị liệu và lựa chọn loại thuốc, liều dùng cũng như thời gian điều trị phù hợp với tình trạng bệnh mà ít ảnh hưởng đến bào thai nhất. Chị không nên tự ý sử dụng hoặc ngưng dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Điều quan trọng là chị đã thận trọng thông báo cho thầy thuốc biết về tình trạng mang thai của mình để bác sĩ có sự cân nhắc, đánh giá lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
DS. Nguyễn Thị Thúy Anh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Chào em
Bác sĩ khám thai sẽ dựa vào nhiều dấu hiệu lâm sàng (ngày kinh chót, bề cao tử cung, sự lên cân của thai phụ…) cũng như kết quả các xét nghiệm (siêu âm, xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh…) để đánh giá sự phát triển của thai.
Bác sĩ siêu âm thường kết luận tuổi thai trên siêu âm dựa vào các số đo sinh học của thai nhi ở lần khảo sát đó.
Vì vậy, em nên đến khám thai tại bác sĩ sản khoa, và mang theo kết quả siêu âm này để được tư vấn đầy đủ.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Xin trả lời hai câu hỏi của chị:
1. Chỉ có bác sĩ đã trực tiếp siêu âm cho chị mới trả lời chính xác câu hỏi của chị: Vì sao đã “chuẩn đoán bị thận đa nang” rồi lại “kết luận là thai bình thường”?
Thực tế thận đa nang của thai nhi có nhiều mức độ và cần kết hợp với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào quí 1, quí 2… để tư vấn cụ thể từng trường hợp về mức độ ảnh hưởng chung đến sức khỏe thai nhi và sự phát triển của thai kỳ.
2. Thai chị hiện nay 33 tuần và chị lo lắng về “sức khỏe và tính mạng của con” chị là hợp lý. Chị nên đến khám thai thai cơ sở sản khoa uy tín để được kiểm tra lại hình thái học thận thai nhi. Kết hợp việc xem xét cả quá trình khám thai, các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ, cùng với các triệu chứng thăm khám được, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cách theo dõi thai tốt nhất.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào chị
Các mục đăng ký này độc lập nhau. Ở mục chọn bác sĩ, nếu chị không có một bác sĩ cụ thể nào để đăng ký thì chị đánh vào ô "bác sĩ trực". Một trong số các bác sĩ đang trực trong bệnh viện sẽ đỡ sanh cho chị.
Chúc chị khỏe mạnh và "mẹ tròn con vuông" nhe.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả hoặc phản đối việc uống nước dừa, nước mía trong thai kỳ. Kinh nghiệm dân gian thì khuyên không nên uống nhiều nước dừa khi thai chưa qua 3 tháng đầu (tức là thai dưới 12-14 tuần). Tuy nhiên chưa rõ cơ chế khoa học vì sao.
Do đó, khôn ngoan nhất là có thể thay loại nước khác khi thai còn nhỏ. Thai em đã 18 tuần thì tùy em chọn lựa theo niềm tin của bản thân mình, hoặc để cho an toàn thì...còn nhiều loại nước uống mà, kể cả các loại nước bổ dưỡng từ thức ăn.
Việc phục hồi lượng ối còn phụ thuộc vào chính bản thân phôi thai, bình thường hay có bất thường gì về di truyền hoặc đột biến trong quá trình phát triển không.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Hai vợ chồng em nên đến khám và tư vấn tại Đơn vị Chẩn Đoán Trước Sinh để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai (khám tiền thai).
Phòng khám dịch vụ của Bệnh viện hoạt động từ thứ Hai đến sáng Chủ nhật. Em có thể khám hẹn giờ qua tổng đài 08-1081.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Vị trí nhau bám chưa cố định khi thai 21- 26 tuần. Vì khi tử cung lớn lên theo sự phát triển của thai kỳ thì thông thường vị trí bánh nhau sẽ được "kéo" lên phía đáy tử cung, là phía an toàn. Nhau bám mặt trước hay mặt sau đều được, miễn là diện nhau bám đừng quá thấp phía dưới (gần cổ tử cung), gọi là nhau bám thấp hay nhau tiền đạo- sẽ có nguy cơ chảy máu trong thai kỳ và mất máu nhiều khi chuyển dạ sanh.
Em yên tâm dưỡng thai và khám thai theo hẹn để kiểm tra vị trí bánh nhau khi tuổi thai lớn hơn nhé.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Với kết quả đã có của hai vợ chồng, xét nghiệm bác sĩ khuyên em làm tiếp không phải là triple test, mà là các xét nghiệm để xác định chính xác hơn nguy cơ bệnh thalassemie của thai kỳ - là một bệnh di truyển về máu, em ạ.
Em cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và sẽ được tư vấn cụ thể khi có kết quả xét nghiệm.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Thai phụ bị thủy đậu khi thai 12 tuần vẫn có thể dưỡng thai, bởi vì cho đến nay không có khuyến cáo bỏ thai cho những trường hợp này. Hai vợ chồng nên yên tâm và khám thai định kỳ, theo hướng dẫn của bác sĩ và làm các xét nghiệm tầm soát trước sinh như các thai phụ khác.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
"Thai xuống" chỉ là quan niệm dân gian và để xác định chính xác cũng rất khó. Vì em mang thai lần đầu nên điều quan trọng là hiện tại thai có ngôi gì (ngôi đầu hay ngôi mông, ngôi ngang...). Nếu là ngôi đầu thì sẽ được theo dõi sanh ngả âm đạo. Khi có chuyển dạ, em sẽ được theo dõi tiến triển độ mở cổ tử cung và sự di chuyển của thai nhi trong "ống đẻ" để đánh giá khả năng sanh ngả âm đạo theo từng giai đoạn của cuộc chuyển dạ.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ