Giá phòng
Hỏi - 11/12/2013
Hỏi - 11/12/2013
Trả lời
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Theo mô tả của em thì hai nhi có hiện tượng xương đùi ngắn hơn so với chiều dài trung bình của xương đùi thai nhi cùng tuổi thai. Em nên đến khám tại khoa Chăm sóc Trước Sinh để được khám, tư vấn cụ thể và đầy đủ hơn.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em nên đến khám tại khoa Chăm sóc Trước Sinh để được khám, tư vấn cụ thể và đầy đủ hơn.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em đã có tình trạng thụ thai. Em cần đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để xác định chính xác vị trí và tình trạng thai.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em cần đến khám tại phòng khám sản phụ khoa để xác định chính xác tình trạng và sức khỏe của thai. Tùy theo tuổi thai mà sự ảnh hưởng của các loại thuốc lên thai nhi sẽ khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ khám, tư vấn và cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi kê đơn thuốc cho bạn.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em cần đến khám tại khoa Chăm sóc Trước sinh để được khám và tư vấn đầy đủ, đánh giá chính xác về tình trạng não (có nước hay không?), vị trí, mức độ và tiên lượng cho thai nhi.
Thân mến
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Rubella IgM và IgG là hai trị số đánh giá tình trạng nhiễm rubella. Rubella IgM dương tính chứng tỏ đang có tình trạng nhiễm rubella cấp. Tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ IgM dương tính không phải do rubella mà do phản ứng chéo của một số tác nhân khác. Trong trường hợp này, có thể cần xác định thêm trị số IgG sau 2 tuần để đánh giá hiệu giá kháng thể để loại trừ phản ứng chéo. Thông thường IgM dương tính sẽ trở về giá trị bình thường trong vòng 1-2 tháng. Có một tỉ lệ rất ít IgM dương tính tồn tại lâu như trường hợp của bạn. Triệu chứng nhiễm rubella có thể kèm theo sốt phát ban hay không; theo nghiên cứu chỉ có khoảng 50% trường hợp nhiễm rubella có sốt phát ban. Theo mô tả của bạn thì có thể bạn đã nhiễm rubella từ lần trước. Hiện tại IgM của bạn dương tính sau khi đã âm tính thì nhiều khả năng bạn tái nhiễm rubella. Theo nhiều nghiên cứu thì tái nhiễm rubella ở người đã có kháng thể thì nguy cơ ảnh hưởng trên thai nhi là không đáng kể. Do đó, bạn có thể mang thai trong thời gian này và tham gia chương trình sàng lọc trước sinh để theo dõi sự phát triển của thai kỳ như tất cả phụ nữ mang thai khác.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em đang mang thai 32 tuần và có hiện tượng phù (ở chân, mí mắt...); khi khám thai bác sĩ sẽ khám, đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để xác định có hay không tình trạng gọi là Tiền Sản giật trong thai kỳ, cũng như mức độ của Tiền sản giật. Từ đó, mới biết “phù thai nghén” (hiện nay, ít dùng từ này) của em có thể ảnh hưởng em bé hay không và mức độ nào?“Chỗ lõm ngay rốn ” cũng cần được bác sĩ khám cụ thể để trả lời chính xác. Sự phát triển về trọng lượng của thai nhi cần được theo dõi trong suốt quá trình mang thai kết hợp các thông tin khác để đánh giá như yếu tố gia đình (cha mẹ có to cao không?), bệnh lý của mẹ...Khi thai nhi có hiện tượng suy dinh dưỡng hoặc cân nặng phát triển quá nhanh, bác sĩ khám thai sẽ thông báo cho bạn.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Với kết quả xét nghiệm trên vì Rubella IgG dương tính chứng tỏ vợ bạn đã từng bị nhiễm rubella. Và Rubella IgM âm tính chứng tỏ thời gian nhiễm bệnh trước thời điểm xét nghiệm ít nhất 8 tuần, nghĩa là trước khi rụng trứng, và lần cảm cúm vừa rồi không phải do nhiễm rubella.
Biết rằng thai nhi có nguy cơ bị hội chứng rubella bẩm sinh khi mẹ bị nhiễm rubella cấp (nhiễm nguyên phát hay nhiễm lần đầu tiên) trong 3 tháng đầu thai kỳ là 90%. Nếu mẹ đã từng bị nhiễm trước khi mang thai thì bé không bị ảnh hưởng bởi bệnh này.
Nếu xét nghiệm lại sau 2 tuần, IgG tăng lên 4 lần so với giá trị ban đầu chứng tỏ vợ bạn mới nhiễm trong vòng 12 tuần, nếu giá trị IgG không tăng đáng kể thì chứng tỏ vợ bạn đã bị nhiễm từ lâu, kháng thể IgG sẽ tồn tại trong máu thời gian rất dài sau khi bị nhiễm, cơ thể đã được bảo vệ bởi tác nhân gây bệnh rubella. Thai vợ bạn được 10 tuần, nếu đã từng bị nhiễm từ lâu thì yên tâm là thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bệnh rubella.
Nếu giá trị IgG tăng gấp 4 lần so với ban đầu chứng tỏ vợ bạn mới nhiễm rubella trong vòng 12 tuần:
- Nếu vợ bạn bị nhiễm trước khi rụng trứng thì không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nếu vợ bạn bị nhiễm ngay thời điểm rụng trứng (tương đương thai 2 tuần tuổi vô kinh) thì hầu như rất ít ảnh hưởng đến thai.
Tóm lại, trong trường hợp này hầu như thai nhi không bị ảnh hưởng bởi rubella.
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Tuổi thai tính theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ khá chính xác, với sai số ước tính 3 – 5 ngày. Nếu có sự sai biệt tuổi thai tính theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ và kinh cuối trên 7 ngày thì sẽ tính tuổi thai theo siêu âm. Biết rằng chu kỳ kinh của người phụ nữ có sự dao động và ngày rụng trứng sẽ thay đổi. Vì vậy, tuổi thai tính theo kinh cuối có thể chưa chính xác.
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu tán huyết di truyền thalassemia đều có đặc điểm giống nhau là hồng cầu nhỏ, nhược sắc. Để phân biệt hồng cầu nhỏ nhược sắc này là do thiếu sắt hay bệnh Thalassemia cần làm thêm xét nghiệm sắt huyết thanh. Sắt huyết thanh giảm trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, ngược lại trong bệnh thalassemia. Ngoài ra, xét nghiệm di truyền phân tử có thể xác định bệnh thalassemia. Bệnh Thalassemia di truyền theo gen lặn nên khi cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thì khả năng di truyền cho bé là có thể. Nếu mẹ mang gen bệnh nhưng bố hoàn toàn khỏe mạnh thì bé yêu của bạn không mắc bệnh thiếu máu tán huyết di truyền, nếu có mang gen bệnh của mẹ thì cũng chỉ là người khỏe mang gen bệnh mà thôi.
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Việc xông muối để “giải cảm” như em đã làm hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi em ạ.
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Thai sau IVF là trường hợp thai kỳ đặc biệt, vì vậy qui trình khám thai có chặt chẽ và số lần khám thai hơi nhiều hơn so với bình thường. Tuy nhiên, về cơ bản không có sự khác biệt đáng kể so với các thai kỳ bình thường khác. Các bác sĩ sản phụ khoa đều nhận định được sự đặc biệt của thai kỳ sau IVF và có thể thăm khám theo dõi thai này. Em có thể đến các phòng khám sản phụ khoa để theo dõi thai em ạ. Chúc mẹ con em khỏe nhé.
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Hiện tại em đang bị động thai nên có ra huyết âm đạo ít một. Em nên nghỉ ngơi, tiếp tục dùng thuốc dưỡng thai (Utrogestan) và thuốc bổ (Obimin). Nên ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn rau và trái cây tươi giúp nhuận trường. Utrogestan có thể dùng đường uống hoặc đặt âm đạo đều được cả. Đường đặt âm đạo dễ hấp thu hơn, tuy nhiên có khó khăn đối với một số chị em. Dưỡng thai cần có thời gian mới ổn định, vì vậy em không nhất thiết phải khám trước ngày hẹn, trừ trường hợo đau bụng hoặc ra huyết âm đạo quá nhiều mà thôi. Tâm trạng lo lắng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ em ạ. Chúc em và bé được khỏe.
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Sau khi mổ nội soi thai ngoài tử cung, khối thai được lấy bỏ giống như sau sẩy hoặc sau sinh, nội tiết thai kỳ sẽ giảm và trở về bình thường như giai đoạn chưa mang thai. Chính sự sụt giảm nội tiết thai kỳ làm nội mạc tử cung bong ra gây ra huyết âm đạo, thời gian ra huyết khoảng trên dưới 10 ngày, lượng huyết ít và sẫm màu là bình thường bạn ạ. Từ sau 1 tháng về sau, kinh nguyệt sẽ trở về bình thường. Thân ái chào bạn.
TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Rất vui vì chị đã quan tâm đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Để có thể tham dự các lớp Tiền sản, bạn có thể theo dõi thông tin theo link sau:
http://tudu.vn/vn/thong-bao-tu-benh-vien/thong-bao-lop-tien-san-danh-cho-phu-nu-mang-thai/
Thân mến
CN. Lê Đào Minh Châu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại nguy cơ của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ theo các mức độ A, B, C, D, X.
Các thuốc mà chị được kê đơn để điều trị bệnh bao tử được phân loại như sau:
Stt |
Tên thuốc |
Hoạt chất |
Phân loại nguy cơ khi sử dụng trong thai kỳ theo FDA |
Ghi chú |
1 |
Nexium 40mg |
Esomeprazole (Nhóm ức chế bơm proton) |
B |
Không rõ esomeprazol có qua nhau thai hay không. Esomeprzol có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu cân nhắc thấy lợi ích cao hơn nguy cơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các thuốc ức chế bơm proton an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. |
2 |
Domperidone maleate tablet |
Domperidone maleat |
Không phân loại |
Chưa có đầy đủ thông tin về tính an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc này trừ khi lợi ích mang lại cho người mẹ cao hơn nguy cơ trên thai nhi. |
3 |
Tinidazole 500mg |
Tinidazole |
C |
Các nghiên cứu trên đông vật cho thấy có sự tăng nhe tỷ lệ tử vong bào thai. Chưa có dữ liệu được kiểm soát trên bào thai người. Tinidazole bị chống chỉ định trong ba tháng đầu thai kỳ. Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối, tinidazole chỉ được khuyến cáo khi không có lựa chọn nào khác hoặc lợi ích đem lại cao hơn nguy cơ. Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật đã cho thấy một số bằng chứng về khả năng gây đột biến. |
4 |
Trymo |
Bismuth subcitrate |
Không phân loại |
Chưa có nghiên cứu dài hạn nào được tiến hành về tính an toàn của bismuth subcitrate trên phụ nữ mang thai. Không khuyến cáo dùng bismuth subcitrate trong thời kỳ mang thai. |
5 |
Tetraciline 500mg |
Tetracyclin |
D |
Không có các báo cáo đầy đủ hay nghiên cứu được kiểm soát tốt trên bào thai người. Tetracycline đi qua nhau thai và có thể gây biến màu răng vàng - xám- nâu ở người trưởng thành nếu tiếp xúc với thuốc khi còn là bào thai hay khi còn nhỏ. Nghiên cứu trên chuột cho thấy không có bằng chứng gây quái thai, nhưng có thể gây độc bào thai ở liều cao. (liều thông thường là 1-2g chia 2 hoặc 4 lần mỗi ngày) |
Những vấn đề trên đây được trích dẫn từ y văn. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, việc các thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai kỳ hay không còn phải theo dõi bằng các biện pháp tầm soát. Điều chị cần làm ngay là đến cơ sở y tế gần nhất để xác định chị chắc chắn có thai hay không. Nếu chắc chắn có thai, chị cần khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ sản khoa để thực hiện các biện pháp tầm soát cần thiết .
Chúc chị khỏe!
DS. Hoàng Thị Vinh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
1. Các thông số để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ: ĐKLĐ- đường kính lưỡng đỉnh, CDXĐ- chiều dài xương đùi, ĐKNB- đường kính ngang bụng.2. Có nguy cơ bị nhau tiền đạo, em ạ. Trong thời gian thai phát triển tiếp theo, khi tử cung lớn dần lên, sẽ kéo theo sự thay đổi vị trí nhau bám.3. Ngoài trị số Hb thấp, em còn có hai trị số thấp là MCV và MCH nên thai nhi có nguy cơ tiềm tàng bị bệnh thassemie- là một bệnh di truyền về máu.Tuy nhiên do chồng em có kết quả xét nghiệm huyết đồ bình thường nên nguy cơ này ở thai nhi rất thấp và không khuyến cáo làm tiếp xét nghiệm gì nữa. Em có thể yên tâm khám thai theo hẹn và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Mang thai khi đang có vòng tránh thai là một thai kỳ nguy cơ cao. Do vòng tránh thai là “vật lạ” đối với cơ thể, nên có thể gây ra những cơn gò tử cung và kết quả là có thả bị ra huyết âm đạo. Ngoài ra, nhiễm trùng hoặc rỉ ối, vỡ ối cũng dễ xảy ra hơn ở những thai kỳ này.Nếu vòng tránh thai nằm trọn trong buồng tử cung và muốn dưỡng thai thì không nên lấy vòng ra trong thai kỳ do nguy cơ sẩy thai, vỡ ối non...Em cần khám thai theo hẹn để bác sĩ tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai kỳ.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ