Dây rốn quàng cổ
Hỏi - 26/12/2015
Bạn tham khảo ở đây:
tudu.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/day-ron-quan-co-19962/
tudu.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/day-ron-quan-co-13824/
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Hỏi - 26/12/2015
Trả lời
Bạn tham khảo ở đây:
tudu.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/day-ron-quan-co-19962/
tudu.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/day-ron-quan-co-13824/
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Bạn nên khám và theo dõi lại sau 4 tuần, nếu không thay đổi vị trí bạn có thể bị nhau tiền đạo, bạn có thể tham khảo chuyên đề nhau tiền đạo trên mạng nhé.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên khám lại sau 2 tuần để xem thai nhi phát triển như thế nào.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi có dấu chuyển dạ bạn có thể đến nhập viện tại khoa cấp cứu 284 Cống Quỳnh Q1 mang theo sổ khám thai và tất cả các xét nghiệm đã làm, những xét nghiệm khác cần làm bệnh viện sẽ làm thêm.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi cổ tử cung dạng phễu có nghĩa là phần cổ trong cổ tử cung đã mở và dễ đưa đến chuyện sinh non. Cổ tử cung bạn ngắn, bạn có thể đến phòng khám niệu – phụ khoa để cân nhắc chuyện đặt vòng nâng.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Phát triển phôi thai ở những tuần đầu tiên có nhiều biến cố lắm bạn ạ, động thai có thể xảy ra ở khoảng 10 -20% thai kỳ và không nhất thiết phải có ra huyết âm đạo, thường gặp ở những người có thai nhiều lần hoặc sẩy nạo thai nhiều lần, bạn nên khám theo lịch hẹn và theo dõi cho tốt.
Chúc may mắn.
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên khám và siêu âm ngay.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Không có sự liên quan giữa 2 vấn đền này. Hiện nay thai bạn được bao nhiêu tuần? Nếu từ 34 tuần trở đi bạn nên khám tại cơ sở nào có thể đánh giá sức khỏe thai nhi là được.
Chúc yên tâm.
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thường sau 18 tháng bạn có thể mang thai lại việc dưỡng thai tiếp hay không tùy bạn. Khám thai sớm và đúng lịch nếu bạn muốn dưỡng thai, khi gần ngày bác sĩ khám sẽ cho bạn biết sinh thường hay sinh mổ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Sau sinh con bạn sẽ được chích ngừa và nếu muốn biết con bạn có khả năng lây nhiễm hay không bạn nên khám tại bệnh viện Nhiệt đới để làm định lượng virus /máu.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể khám lại lúc thai khoảng 12 tuần và khám tại địa phương cũng được, đa số thai kỳ bị động thai như bạn nếu điều trị ổn sau này chẳng có vấn đề gì nguy hiểm cả, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể làm tại địa phương cũng được mà.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng con bạn trong mức trung bình, không nhẹ cân.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thai 28 tuần cân nặng trung bình là 1000 – 1100g.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Dấu hiệu chuyển dạ bao gồm: đau bụng từng cơn hay liên tục kèm theo gò cứng bụng, ra huyết thường ra huyết hồng hay đỏ và tăng dần hay ra nước trắng đục lượng nhiều (nước ối), 1 trong 3 nhóm dấu hiệu hay cả 3 mới là dấu sinh.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Xác suất con bạn bị dị tật là 90%, việc tiếp theo nếu muốn dưỡng thai bạn nên làm thêm chọc ối để xác nhận con mình có mắc Rubella bào thai hay không, thường làm ở tuổi thai 16 – 18 tuần.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Ra sữa non là hiện tượng bình thường trong thai kỳ và chẳng ảnh hưởng gì đến thai kỳ cả.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn đã tìm hiểu đủ 2 phương pháp hiện có của chúng tôi rồi mà còn băn khoăn gì nữa, mỗi phương pháp có lợi điểm và bất lợi riêng. Khâu eo khó thực hiện nhưng kết quả sẽ tốt hơn vòng nâng, tỷ lệ tai biến sau khâu có nhưng không cao, các biện pháp này chỉ làm khi có bằng chứng là hở eo thật sự mới có hiệu quả (vì sinh non còn do nhiều nguyên nhân khác nữa). Thường sau khoảng 6 tháng bạn có thể có thai lại và nhớ khám thai sớm và đầy đủ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên khám lại ở bệnh viện gần nhất để xem có phải là đau vết mổ không và nên khám lại ngay bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng thai nhi là bình thường, dây rốn quấn cổ cho tới nay chưa thấy ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Các triệu chứng bạn mô tả có thể thuộc trong 2 nhóm triệu chứng của thiếu calci và viêm khớp trong lúc có thai. Bạn có thể bổ sung thêm calci, masssage nhẹ nhàng vùng lưng và tay, chân buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ, để ý đến giường nằm có đủ cứng hay không và tư thế nằm khi ngủ có thể giúp giảm đau lưng đo bạn. Còn việc đau đầu, bạn nên khám thêm ở chuyên khoa tai mũi họng xem có bị viêm xoang hay không để có điều trị thích hợp
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Zinnat có chứa hoạt chất là Cefuroxim 500mg, Medexa có chứa hoạt chất là Methylprednisolone 4mg, Alaxan gồm Ibuprofen 200mg kết hợp với Paracetamol 325mg. Còn thuốc photpholagen mà chị kể có thể là Phosphalugel, thuốc này có hoạt chất là nhôm phosphate.
Theo phân loại của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về nguy cơ dùng thuốc trong thai kỳ, các thuốc được sắp xếp thành 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.
Trong các thuốc mà chị uống, nhôm phosphate là thuốc không có phân loại mức độ an toàn trong thai kỳ, có thể sử dụng trong thai kỳ, tránh dùng lâu dài, liều cao. Cefuroxim, Ibuprofen và Paracetamol đều được xếp vào nhóm B. Riêng Methylprednisolon xếp nhóm C: nghĩa là các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng gây hại trên thai và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ mang thai; hoặc chưa có các nghiên cứu ở phụ nữ mang thai và động vật. Chỉ nên sử dụng thuốc nhóm C khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi. Còn việc chụp X-quang răng một lần, về mặt lý thuyết thì hoàn toàn chưa làm tăng nguy cơ nào đối với thai sản.
Chị đừng quá lo lắng. Tốt nhất, khi đi khám thai định kỳ, chị nên thông báo với bác sĩ về việc đã uống các thuốc trên để được theo dõi và sàng lọc chặt chẽ hơn.
Chúc chị một thai kỳ khỏe mạnh.
Ts. Ds. Huỳnh Thị Hồng Gấm
Khoa Dược- BV Từ Dũ