Có thai tuần đầu bị cảm cúm
Hỏi - 20/08/2015
Trường hợp của em đang mang thai bị cảm cúm, nên đi khám BS sản khoa làm thêm 1 số xét nghiệm để tư vấn và điều trị cho em.
Thân mến,
Bs CKII. Cù Thị Kim Loan
Khoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ
Hỏi - 20/08/2015
Trả lời
Trường hợp của em đang mang thai bị cảm cúm, nên đi khám BS sản khoa làm thêm 1 số xét nghiệm để tư vấn và điều trị cho em.
Thân mến,
Bs CKII. Cù Thị Kim Loan
Khoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ
Ở giai đoạn 3 tháng đầu thường SA 3 lần: Lần 1 khi mới trễ kinh, SA thấy túi chưa thấy phôi thì sẽ hẹn lại SA lần 2 vào 2 tuần sau để xem phôi thai và tim thai. Sau đó SA lần 3 lúc thai 11-13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy tầm soát hội chứng Down.
Trường hợp của em được SA 4 lần và theo như lời của em thì có thể giải thích như sau:
1. Lần 1: thai giai đoạn sớm, không chắc chắn là thai hay tụ dịch trong lòng nên BS hẹn SA lại một tuần sau là đúng.
2. Lần 2 có một thai sống nhưng CRL chỉ 1.2 mm là rất nhỏ, có thể tim thai không rõ nên BS hẹn SA lại 2 tuần sau để xem tim thai.
3. Lần 3: khi CRL 12mm thì tim thai đã rõ nhưng do chắc không phù hợp với tuổi thai nên BS hẹn em SA lại lần 4.
SA đen trắng không có hại cho thai, ngay cả giai đoạn sớm. Tuy nhiên SA màu không được khuyến cáo ở giai đoạn sớm vì có thể gây hại do Doppler có thể tạo nhiệt. Tuy nhiên không có bằng chứng rõ ràng. Do vậy em yên tâm dù SA 4 lần nhưng không có hại cho thai., Em vẫn theo dõi khám thai theo lịch hẹn bình thường
Thân mến,
ThS. BS Hà Tố Nguyên
Khoa CĐHA - BV Từ Dũ
Nếu CVĐ và ĐKLĐ < bách phân vị thứ 5 có nghĩa là dưới chuẩn bình thường. Có thể do thai nhỏ hoặc do tư thế thai, lượng ối không đủ chứ không phải do tật bệnh lý đầu nhỏ, vì bệnh lý đầu nhỏ do thóp đóng sớm thường xuất hiện ở quí 3. Em nên siêu âm theo dõi lại 1 tháng sau.
Thân mến,
ThS. BS Hà Tố Nguyên
Khoa CĐHA - BV Từ Dũ
Mức độ an toàn của các thuốc bạn đã nêu khi sử dụng trong thai kỳ như sau:
Fluomizin có thành phần hoạt chất là Dequalinium 10mg, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai khi cần thiết.
Amoxicillin được phân loại mức B theo FDA, tức là không có bằng chứng thuốc gây hại trên bào thai của động vật thử nghiệm. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu được kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Vì vậy, chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi cần thiết.
Fluconazole được phân loại mức C theo FDA, tức là đã có bằng chứng thuốc gây hại trên bào thai của động vật thử nghiệm nhưng chưa có nghiên cứu được kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không có dữ liệu cho thấy thuốc làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh sau khi mẹ sử dụng Fluconazole 150mg liều duy nhất.
Viêm âm đạo do nấm thường hay gặp trong thai kỳ và dễ tái phát, bạn nên theo khám ở những bệnh viện chuyên khoa và tuân thủ chế độ điều trị, luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khô thoáng, tránh mặc đồ chật, ẩm ướt.
Thân mến,
Trong 5 thuốc chị đã được chỉ định sử dụng có 2 thuốc là ciprofloxacin và comenazol (pantoprazol) được cảnh báo phải thận trọng khi sử dụng trong thời kỳ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.
Chưa có dữ liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của ciprofloxacin đến sự phát triển thai nhi người nhưng đã ghi nhận một vài trường hợp phát sinh dị tật trên thai nhi súc vật thử nghiệm, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp.
Dữ liệu nghiên cứu ảnh hưởng trên phụ nữ mang thai có sử dụng pantoprazol (thuốc ức chế bơm proton – PPI) còn hạn chế, tuy nhiên đã ghi nhận một tỷ lệ thấp phát sinh dị tật thai nhi khi sử dụng các thuốc PPI trong thai kỳ.
Hyoscine-N-butylbromid và debridat (trimébutin) điều trị triệu chứng đau do rối loạn chức năng của ống tiêu hóa và đường mật. Nghiên cứu trên động vật không thấy thuốc có tác dụng gây quái thai. Chưa có nhiều dữ liệu đánh giá khả năng gây dị tật hay gây độc cho phôi thai của thuốc khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Hapacol 500mg (paracetamol) với liều 2 viên/ngày sử dụng được cho phụ nữ mang thai.
Tần suất xuất hiện dị tật và mức độ ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi khi sử dụng thuốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm, thời gian, liều lượng sử dụng thuốc... Do vậy, chị cần thông tin đầy đủ với các bác sĩ sản khoa để theo dõi thai kỳ của chị chặt chẽ hơn.
Thân mến,
Ths. Ds. Thân Thị mỹ Linh
Khoa dược – BV Từ Dũ
Khả năng cao là bạn đã có thai, tuy nhiên đối với những thông tin bạn cung cấp cho thấy, có vẻ thai kỳ này không bình thường (SA: không thấy thai + βhCG định lượng thấp và sự thay đổi không nhiều sau 4 ngày kiểm tra). Do đó, bạn nên khám ở các BV có chuyên khoa Sản lớn để được chẩn đoán và xử trí rõ ràng vì có những vấn đề nguy hiểm ở khoảng tuổi thai này (VD: Thai ngoài tử cung).
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Hội chứng W.P.W (Woft- Parkinson-White) là một hội chứng liên quan đến những cơn nhịp nhanh ở tim, một số trường hợp không có triệu chứng nhưng một số trường hợp khác có thể gây những biến chứng rất nặng nề (VD: đột tử). Do đó, những lời khuyên về chuyên khoa chắc bạn phải được tư vấn về phía chuyên khoa tim mạch, ngay cả về phương pháp sanh, khi có chỉ định từ phía chuyên khoa, BS sản khoa sẽ thực hiện theo chỉ định này. Do đó, tốt nhất bạn nên khám tim mạch thường xuyên theo hẹn song song với theo dõi thai kỳ, từ đó bạn sẽ có chế độ theo dõi và chỉ định cụ thể nhờ sự liên kết của 2 chuyên khoa.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nếu chỉ tính đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi thì hơi nhỏ, nhưng nếu theo kích thước chu vi đầu của bé là bình thường. Bạn chỉ cần khám thai như các thai phụ khác thôi.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thuốc hiện tại trên thị trường rất đa đạng, với nhiều tên và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng vẫn là thành phần các chất trong viên thuốc. Bạn có thể tham khảo các thành phần này trong công thức hóa học của thuốc được ghi rõ trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn có kèm trong hộp thuốc.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Chắc bạn nên tính theo siêu âm, độ mờ da gáy sẽ thấy được từ 11- 13 tuần 6 ngày.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Đến thời điểm hiện tại y học vẫn chưa thể trả lời chắc chắn ngày rụng trứng, các cách tính chỉ là tương đối. Do đó, tốt nhất bạn nên có tâm trạng thoải mái, ăn uống sinh hoạt lành mạnh, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, và đều đặn quan hệ với chồng trung bình 2 lần/tuần,…Thì sẽ sớm có tin vui thôi.
Chúc bạn thành công.
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Các kích thước của con bạn là bình thường, an tâm khám thai mỗi tuần bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Hiện tại huyết thanh kháng viêm gan B trong chương trình của quốc gia hết, bạn không cần mua trước vì khi sinh nếu cần tiêm bác sĩ sẽ cho toa thuốc và người nhà sẽ tự mua, chắc chắc sẽ đắt hơn so với thuốc trong chương trình bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Những chỉ số SA em cung cấp khá tương xứng đối với tuổi thai 30 tuần. Quan trọng ở tuổi thai này, em nên chú ý thai máy và tái khám 2 tuần sau hoặc ngay khi có gì lạ.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
1. Từ trước đến nay, chẩn đoán thai ngoài TC đôi khi rất dễ nhưng một số trường hợp giống như một bài toán khó. Ví dụ: có những trường hợp cứ phải SA, xét nghiệm βhCG định lượng mỗi 48 giờ để có thể định hướng trong chẩn đoán, có trường hợp phải nạo trong lòng TC để xác định có gai nhau hay không để chẩn đoán loại trừ (đối với những SP đã đủ con và không muốn có thai thêm,…), có trường hợp phải nội soi chẩn đoán,…Trên đây là vài ví dụ để bạn có thể hình dung, đôi khi chẩn đoán thai ngoài TC không dễ dàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên biết có những trường hợp, mặc dù hiếm là vừa có thai trong TC vừa có thai ngoài TC; có một số trường hợp khác SP có thai trong TC nhưng ở buồng trứng bị vỡ nang gây xuất huyết, các BS cũng phải phẩu thuật cầm máu,…Có thể chị của bạn thuộc tình huống này.
2. Do bạn không cung cấp rõ phương pháp phẩu thuật, nên thật khó trả lời câu hỏi thứ 2 của bạn. Tuy nhiên, có 1 gợi ý của bạn là vấn đề xử trí nằm ở buồng trứng nên bạn cũng không cần quá lo lắng với vết mổ ở trên bụng.
3. Muốn biết có ảnh hưởng đến thai hay không, đúng nguyên tắc bạn phải cung cấp tên thuốc, liều lượng,… thì mới có thể trả lời cụ thể được. Tuy nhiên, chị của bạn cũng không cần quá lo lắng vì nếu các BS xác định còn thai trong tử cung thông thường sẽ lựa chọn thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhất .
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Chiều dài xương mũi ở tuổi thai 21 tuần như bạn mô tả là ngắn. Xương mũi ngắn là một dấu ấn chỉ điểm làm tăng nguy cơ hội chứng Down (không phải là một bất thường cấu trúc, nghĩa là không phải dị tật mũi), nên chỉ định chọc ối là phù hợp. Bạn có thể chẩn đoán sau sinh (bằng xét nghiệm máu làm nhiễm sắc thể đồ) nếu đã xác định chấp nhận nuôi bé dù có bị hội chứng Down.
Bạn vẫn có thể tiếp tục khám thai tại BV Hùng Vương hoặc đến khám tại BV Từ Dũ; khi đi khám thai bạn phải mang tất cả hồ sơ khám thai cũ, để BS đánh giá các vấn đề của thai nhi một cách toàn diện.
BV Từ Dũ có khám thai vào thứ 7 tại khu Dịch vụ, địa chỉ: lầu 1 khu N 191 Nguyễn Thị Minh Khai.
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
1. Một số sản phụ khi thai được 4 tháng sẽ có sữa non, hiện tượng này không là bất thường. Tuy nhiên, để không chủ quan bạn nên khám vú để được chỉ định SA, XN loại trừ những nguyên nhân bất thường khác.
2. Thông thường, trong bộ XN thường quy có một loại XN gọi là huyết đồ, trong đó có một số chỉ số có thể giúp chẩn đoán là thiếu máu hồng cầu nhỏ. Một trong những nguyên nhân của loại thiếu máu này là bệnh lý di truyền Thalassemie, do đó các sản phụ này sẽ được chỉ định làm thêm huyết đồ cho chồng vì nếu cả 2 cùng một kiểu thiếu máu thalassemie sẽ có nguy cơ di truyền cho con.
3. Trong trường hợp chồng bình thường, các sản phụ sẽ được chỉ định làm thêm một loại XN gọi là Ferritin huyết thanh (dự trữ sắt). Nếu Ferritin < 30 ng/mL có thể kết luận sản phụ bị thiếu máu thiếu sắt.
4. TC có vách ngăn, đồng nghĩa là thai không thể tận dụng hết toàn bộ thể tích của buồng TC, nên được xếp vào nhóm thai kỳ nguy cơ sinh non cao. Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, kiêng quan hệ vợ chồng,…và tái khám theo hẹn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thông thường ở tuổi thai 32 tuần, nhịp tim thai cơ bản sẽ vào khoảng 140-150L/P. Tuy nhiên, sau mỗi cử động thai nhịp tim thai sẽ tăng trung bình 25 nhịp (có nghĩa sẽ vào khoảng 160- 170L/P). Do đó, đối với nhịp tim thai 171 L/P là bất thường hay không phụ thuộc vào lúc đó có cử động thai hay không? Vì vậy, tốt nhất em nên tái khám sớm để các BS có thể cho chỉ định đo biểu đồ tim thai, từ đó mới có câu trả lời cụ thể được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thời gian chờ mổ theo quy định tùy thuộc vào tình hình bệnh mổ, nếu không có các bệnh cấp cứu nhiều thì thời gian chờ mổ các ca thông thường khoảng 2 giờ, nếu có chỉ định của bác sĩ khám thì bạn có thể nhập viện và mổ trong ngày, không cần nhập viện trước, trừ một số trường hợp khó như nhau tiền đạo,.. phải nhập viện trước 1 vài ngày. Bạn có thể nhờ bác sĩ trực mổ trong trường hợp bác sĩ khám không mổ được.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
“Nổi cục” như em mô tả có thể là nhu động ruột do rối loạn tiêu hóa (kèm đau bụng lâm râm). Tuy nhiên để không chủ quan bạn nên đi khám để được SA bụng tổng quát loại trừ nguyên nhân do u ở một cơ quan nào đó trong ổ bụng.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Đầu tiên, bạn nên khám tai mũi họng để các BS có thể khám, chẩn đoán, đánh giá mức độ nặng của bệnh và xử trí. Nhớ lưu ý BS là mình đang mang thai để được chỉ định thuốc phù hợpDo em không cung cấp rõ tuổi thai bao nhiêu tuần, nên thật khó để có thể trả lời cụ thể . Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng chỉ khu trú tại chổ thì chưa ảnh hưởng gì nhiều, nhưng nếu đã ảnh hưởng toàn thân thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lên thai.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ