Chỉ số HCG
Hỏi - 07/12/2013
Em đã có tình trạng thụ thai. Em cần đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để xác định chính xác vị trí và tình trạng thai.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Hỏi - 07/12/2013
Trả lời
Em đã có tình trạng thụ thai. Em cần đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để xác định chính xác vị trí và tình trạng thai.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Em cần đến khám tại phòng khám sản phụ khoa để xác định chính xác tình trạng và sức khỏe của thai. Tùy theo tuổi thai mà sự ảnh hưởng của các loại thuốc lên thai nhi sẽ khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ khám, tư vấn và cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi kê đơn thuốc cho bạn.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em cần đến khám tại khoa Chăm sóc Trước sinh để được khám và tư vấn đầy đủ, đánh giá chính xác về tình trạng não (có nước hay không?), vị trí, mức độ và tiên lượng cho thai nhi.
Thân mến
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Rubella IgM và IgG là hai trị số đánh giá tình trạng nhiễm rubella. Rubella IgM dương tính chứng tỏ đang có tình trạng nhiễm rubella cấp. Tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ IgM dương tính không phải do rubella mà do phản ứng chéo của một số tác nhân khác. Trong trường hợp này, có thể cần xác định thêm trị số IgG sau 2 tuần để đánh giá hiệu giá kháng thể để loại trừ phản ứng chéo. Thông thường IgM dương tính sẽ trở về giá trị bình thường trong vòng 1-2 tháng. Có một tỉ lệ rất ít IgM dương tính tồn tại lâu như trường hợp của bạn. Triệu chứng nhiễm rubella có thể kèm theo sốt phát ban hay không; theo nghiên cứu chỉ có khoảng 50% trường hợp nhiễm rubella có sốt phát ban. Theo mô tả của bạn thì có thể bạn đã nhiễm rubella từ lần trước. Hiện tại IgM của bạn dương tính sau khi đã âm tính thì nhiều khả năng bạn tái nhiễm rubella. Theo nhiều nghiên cứu thì tái nhiễm rubella ở người đã có kháng thể thì nguy cơ ảnh hưởng trên thai nhi là không đáng kể. Do đó, bạn có thể mang thai trong thời gian này và tham gia chương trình sàng lọc trước sinh để theo dõi sự phát triển của thai kỳ như tất cả phụ nữ mang thai khác.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em đang mang thai 32 tuần và có hiện tượng phù (ở chân, mí mắt...); khi khám thai bác sĩ sẽ khám, đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu để xác định có hay không tình trạng gọi là Tiền Sản giật trong thai kỳ, cũng như mức độ của Tiền sản giật. Từ đó, mới biết “phù thai nghén” (hiện nay, ít dùng từ này) của em có thể ảnh hưởng em bé hay không và mức độ nào?“Chỗ lõm ngay rốn ” cũng cần được bác sĩ khám cụ thể để trả lời chính xác. Sự phát triển về trọng lượng của thai nhi cần được theo dõi trong suốt quá trình mang thai kết hợp các thông tin khác để đánh giá như yếu tố gia đình (cha mẹ có to cao không?), bệnh lý của mẹ...Khi thai nhi có hiện tượng suy dinh dưỡng hoặc cân nặng phát triển quá nhanh, bác sĩ khám thai sẽ thông báo cho bạn.
Thân mến,
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại nguy cơ của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ theo các mức độ A, B, C, D, X.
Các thuốc mà chị được kê đơn để điều trị bệnh bao tử được phân loại như sau:
Stt |
Tên thuốc |
Hoạt chất |
Phân loại nguy cơ khi sử dụng trong thai kỳ theo FDA |
Ghi chú |
1 |
Nexium 40mg |
Esomeprazole (Nhóm ức chế bơm proton) |
B |
Không rõ esomeprazol có qua nhau thai hay không. Esomeprzol có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu cân nhắc thấy lợi ích cao hơn nguy cơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các thuốc ức chế bơm proton an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. |
2 |
Domperidone maleate tablet |
Domperidone maleat |
Không phân loại |
Chưa có đầy đủ thông tin về tính an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc này trừ khi lợi ích mang lại cho người mẹ cao hơn nguy cơ trên thai nhi. |
3 |
Tinidazole 500mg |
Tinidazole |
C |
Các nghiên cứu trên đông vật cho thấy có sự tăng nhe tỷ lệ tử vong bào thai. Chưa có dữ liệu được kiểm soát trên bào thai người. Tinidazole bị chống chỉ định trong ba tháng đầu thai kỳ. Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối, tinidazole chỉ được khuyến cáo khi không có lựa chọn nào khác hoặc lợi ích đem lại cao hơn nguy cơ. Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật đã cho thấy một số bằng chứng về khả năng gây đột biến. |
4 |
Trymo |
Bismuth subcitrate |
Không phân loại |
Chưa có nghiên cứu dài hạn nào được tiến hành về tính an toàn của bismuth subcitrate trên phụ nữ mang thai. Không khuyến cáo dùng bismuth subcitrate trong thời kỳ mang thai. |
5 |
Tetraciline 500mg |
Tetracyclin |
D |
Không có các báo cáo đầy đủ hay nghiên cứu được kiểm soát tốt trên bào thai người. Tetracycline đi qua nhau thai và có thể gây biến màu răng vàng - xám- nâu ở người trưởng thành nếu tiếp xúc với thuốc khi còn là bào thai hay khi còn nhỏ. Nghiên cứu trên chuột cho thấy không có bằng chứng gây quái thai, nhưng có thể gây độc bào thai ở liều cao. (liều thông thường là 1-2g chia 2 hoặc 4 lần mỗi ngày) |
Những vấn đề trên đây được trích dẫn từ y văn. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, việc các thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai kỳ hay không còn phải theo dõi bằng các biện pháp tầm soát. Điều chị cần làm ngay là đến cơ sở y tế gần nhất để xác định chị chắc chắn có thai hay không. Nếu chắc chắn có thai, chị cần khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ sản khoa để thực hiện các biện pháp tầm soát cần thiết .
Chúc chị khỏe!
DS. Hoàng Thị Vinh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
1. Các thông số để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ: ĐKLĐ- đường kính lưỡng đỉnh, CDXĐ- chiều dài xương đùi, ĐKNB- đường kính ngang bụng.2. Có nguy cơ bị nhau tiền đạo, em ạ. Trong thời gian thai phát triển tiếp theo, khi tử cung lớn dần lên, sẽ kéo theo sự thay đổi vị trí nhau bám.3. Ngoài trị số Hb thấp, em còn có hai trị số thấp là MCV và MCH nên thai nhi có nguy cơ tiềm tàng bị bệnh thassemie- là một bệnh di truyền về máu.Tuy nhiên do chồng em có kết quả xét nghiệm huyết đồ bình thường nên nguy cơ này ở thai nhi rất thấp và không khuyến cáo làm tiếp xét nghiệm gì nữa. Em có thể yên tâm khám thai theo hẹn và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Mang thai khi đang có vòng tránh thai là một thai kỳ nguy cơ cao. Do vòng tránh thai là “vật lạ” đối với cơ thể, nên có thể gây ra những cơn gò tử cung và kết quả là có thả bị ra huyết âm đạo. Ngoài ra, nhiễm trùng hoặc rỉ ối, vỡ ối cũng dễ xảy ra hơn ở những thai kỳ này.Nếu vòng tránh thai nằm trọn trong buồng tử cung và muốn dưỡng thai thì không nên lấy vòng ra trong thai kỳ do nguy cơ sẩy thai, vỡ ối non...Em cần khám thai theo hẹn để bác sĩ tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai kỳ.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Double test cho trị số xác định nguy cơ bị các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể; chứ không phải xác định đã bị hội chứng đó. Em cần đưa vợ đến khoa Chăm sóc trước sinh để được khám và tư vấn về các thủ thuật tiếp theo có thể cần làm để xác định chẩn đoán; chứ không nên cứ ở nhà và lo lắng nhiều, em nhé.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em hoàn toàn có thể tiếp tục giữ thai vì theo thông tin có được cho đến nay thì phụ nữ mang thai khi tiêm ngừa HPV chưa đủ liều hoặc sau tiêm ngừa rubella chưa được 3 tháng như dặn dò thì nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng của vaccin rất thấp. Em cần khám thai theo hẹn và tham gia chương trình sàng lọc trước sinh như bác sĩ khám thai hướng dẫn.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Với kết quả sàng lọc lúc thai 12 tuần là bình thường thì em có thể yên tâm về nguy cơ bị các rối loạn nhiễm sắc thể được tầm soát là rất thấp. Dấu hiệu dãn nhẹ não thất cần được tiếp tục theo dõi trong thai kỳ, em ạ. Bởi vì đa số trường hợp sẽ biến mất dấu hiệu này khi gần ngày sanh, nhưng cũng có trường hợp dãn nhiều hơn. Em cần khám thai theo hẹn để được theo dõi đầy đủ, em nhé.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Em nên đến khám tại cơ sở sản khoa có uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể về tình trạng thai hiện tại; nên xét nghiệm tại cùng một phòng xét nghiệm thì sự so sánh mới có độ tin cậy cao.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Để xác định chắc chắn có thai hay không thì bạn gái em phải đến khám tại cơ sở sản khoa em à. Nếu sau khi quan hệ tình dục, mà người phụ nữ đã ra kinh thì chu kỳ đó không có hiện tượng thụ tinh rồi. Nếu tiếp tục quan hệ tình dục trong chu kỳ sau thì em cần theo dõi kinh nguyệt của chu kỳ sau đó. Để an toàn, em và bạn gái nên cân nhắc việc có nên quan hệ tình dục hay không; hoặc nhất thiết phải dùng một biện pháp tránh thai như bao cao su... nhé.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Thuốc hỗ trợ phổi được chỉ định tiêm từ tuần thai 28-34 cho những thai kỳ có nguy cơ sanh non, với mục đích giúp phổi thai nhi trưởng thành sớm hơn nếu phải chuyển dạ sanh non.Hiện tại thai em đã được 37 tuần thì không cần phải tiêm hỗ trợ phổi nữa.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Cháu cần đến cơ sở y tế để được khám thai và xác định tình trạng hiện nay của thai cũng như sức khỏe hiện tại của cháu. Từ đó, bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
1. Việc thai nhi 37 tuần có kịp quay đầu để trở thành ngôi thuận hay không là điều không thể xác định được. Đa số thai nhi sẽ có ngôi thai cố định vào khoảng tuần thứ 32-34. Sau tuần 36, rất ít trường hợp thay đổi ngôi thai.2. Nguyên nhân ngôi thai không thuận là do sự bình chỉnh của thai nhi đối với tử cung/ phần phụ của thai (bánh nhau, dây rốn...) và các yếu tố bên ngoài như khung chậu của mẹ... Sự bình chỉnh này là tự nhiên trên cơ sở các yếu tố sẵn có nên can thiệp thường không hiệu quả.3. Em không nên quá lo lắng.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Theo khuyến cáo hiện nay, phụ nữ mang thai cần được chích ngừa uốn ván rốn do bác sĩ khám thai chỉ định thời điểm hợp lý. Khi đi khám tại nhiều cơ sở sản khoa, thai phụ sẽ được chích ngừa uốn ván rốn luôn. Các loại chích ngừa khác khi có nhu cầu sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể trên cơ sở cân nhắc lợi ích- nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Em cần đến khám tai các cơ sở chích ngừa có uy tín để được tư vấn kỹ lưỡng.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Nếu em nhớ chính xác kinh cuối hoặc nếu tuổi thai tính theo siêu âm ba tháng đầu cho đến nay đúng là hơn 32 tuần và kết quả siêu âm lần này do bác sĩ có kinh nghiệm làm thì thai nhi đã chậm tăng trưởng rồi. Em cần đến khám tại cơ sở sản khoa uy tín để được xác định lại chính xác tuổi thai, mang theo tất cả hồ sơ khám thai từ trước đến nay, kể cả các xét nghiệm sàng lọc để bác sĩ có tư vấn và hướng xử trí cụ thể. Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, cần ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường-tinh bột, chất béo và khoáng chất với lượng hợp lý do bác sĩ hướng dẫn cụ thể sau khi thăm khám và hỏi về thói quen ăn uống của em.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Hiện tại, bệnh viện chưa có điều kiện triển khai dịch vụ này. Tuy nhiên, em cần biết rằng từ khi có dấu chuyển dạ đến khi sanh cần thời gian khá dài là 18-24 tiếng đối với người sanh lần đầu và 12-16 tiếng đối với con rạ. Do đó, em không nên quá lo lắng.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Khi vào sanh, em sẽ được tư vấn cụ thể về phương pháp đẻ không đau sau khi bác sĩ thăm khám em cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi tại thời điểm đó. Các dấu hiệu hay biến chứng không mong muốn có thể gặp với tần suất rất thấp và biểu hiện khác nhau trên từng thai phụ.Em không nên quá lo lắng. Mong em có đủ sức khỏe để “vượt cạn” thành công.
ThS. BS Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ