Bị tiêu chảy khi mang thai
Hỏi - 11/07/2013
Bạn có thể uống ít lại và tăng dần, lên. Nên dùng thêm sữa chua để tăng cường men tiêu hóa bạn ạ.
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Hỏi - 11/07/2013
Trả lời
Bạn có thể uống ít lại và tăng dần, lên. Nên dùng thêm sữa chua để tăng cường men tiêu hóa bạn ạ.
Bạn đã sinh 2 bé nhưng không nhớ giờ chính xác của 2 cháu. Bạn nên đến phòng Kế hoạch tổng hợp - Lầu 1 - Khu D và mang theo giấy tờ của bệnh viện gặp cô Nguyễn Thị Phương Anh để được hướng dẫn thêm.
Thân mến.
CV. Nguyễn Thị Phương Anh
Phòng KHTH - BV Từ Dũ
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Với tuổi thai 26 tuần và không có dấu hiệu đau bụng hay trằn bụng và đã được bác sĩ thăm khám thì hiện tại em có thể yên tâm không cần dùng tiếp thuốc. Về lý thuyết, với tuổi thai này bánh nhau đã đủ khả năng cung cấp những chất cần thiết cho thai.
Em có thể ăn cam và uống nước cam không đường. Ngoài ra, em chú ý ăn thức ăn nhiều chất xơ như các loại rau. Thai nhi đang trong quá trình phát triển và em không nên quá lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Chúc em khỏe và thai kỳ phát triển tốt.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em cần làm ngay xét nghiệm rubella để loại trừ việc nhiễm nguyên phát loại virus này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thông thường, khi điều trị một bệnh lý kèm theo cho phụ nữ mang thai, bác sĩ đã lựa chọn các thuốc ít ảnh hưởng thai nhi nhất, em ạ. Ngoài ra, trong quá trình mang thai em còn được tư vấn về chương trình sàng lọc trước sinh như tất cả thai phụ khác để đánh giá tình trạng thai theo từng giai đoạn tuổi thai.
Chào em
Đặt thuốc âm đạo thì em phải đặt vào hẳn trong âm đạo đến cùng đồ sau để tránh khả năng thuốc bị tụt ra lại.
Tư thế tốt nhất là tư thế mà bà mẹ cảm thấy dễ chịu nhất (không khó thở, không đau lưng…) vì khi mẹ khỏe. hít thở đều thì thai nhi cũng sẽ khỏe theo. Phụ nữ mang thai không nên ngồi quá lâu một tư thế vì sẽ tác động đến sự lưu thông máu, nhất là sau này khi thai đã lớn và tuần hoàn tĩnh mạch bị ảnh hưởng.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Trường hợp như em, có thể có 2 khả năng:
1.Sau tiêm ngừa Rubella, IgM tồn tại lâu và IgG đã có;
2. Em bị tái nhiễm Rubella tự nhiên sau tiêm ngừa. Trong cả 2 trường hợp thì sự ảnh hưởng của của Rubella lên thai kỳ đều rất thấp. Em có thể yên tâm dưỡng thai và tham gia chương trình sàng lọc trước sinh như tất cả thai phụ khác. 22 tuần là một mốc thời gian quan trọng để siêu âm hình thái học thai nhi, từ đó sẽ có tư vấn tiếp phù hợp.
Chào em
Trong triple test, kết quả về nguy cơ có được trên cơ sở tính toán ba trị số sinh hóa trong máu mẹ khi tuổi thai ở quí 2 của thai kỳ. Còn trị số độ mờ da gáy thường được tính toán kết hợp với double test khi tuổi thai ở quí 1 của thai kỳ.
Kết quả nguy cơ hội chứng Down là 1/103 nghĩa là trong 103 thai phụ có cùng những đặc điểm thai kỳ như em (tuổi thai phụ, các số đo sinh hóa, độ mờ da gáy…) thì khả năng có 1 thai phụ sanh em bé bị Down. Với kết quả này em sẽ được tư vấn về việc sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để có kết luận chính xác hơn về nguy cơ Down của thai nhi. Em nên đến khám tại Đơn vị Chẩn đoán Trước sinh, em nhé.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Phụ nữ đang mang thai thì không được khuyến cáo chích ngừa gì cả, trừ vaccine ngừa uốn ván rốn cho em bé.
Em không nên quá lo lắng vì:
1. Phụ nữ mang thai 25 tuần giả sử bị thủy đậu thì ảnh hưởng lên thai nhi cũng không nhiều; huống gì trường hợp của em là chồng bị chứ không phải em;
2. Nếu em đã biết và có cách ly thì khả năng lây nhiễm từ chồng sang em đã rất thấp.
Chúc em khỏe và thai kỳ phát triển tốt.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Như kết quả em cung cấp thì thai nhi có phát triển quá nhanh trong 1 tháng vừa rồi. Có một số nguyên nhân khác nhau khiến thai phát triển như vậy và mẹ bị tiểu đường là một trong số các nguyên nhân thường gặp. Tuy nhiên, trước hết em cần kiểm tra lại để loại trừ trường hợp bác sĩ siêu âm trao nhầm kết quả! Sau đó, bác sĩ khám thai sẽ xem xét lại toàn bộ quá trình thai kỳ để có tư vấn cụ thể cho em về tình trạng thai: nguy cơ dị tật, nguy cơ tiểu đường tiềm ẩn…
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào chị
Chị cần đến khám ngay tại Đơn vị Chẩn Đoán Trước Sinh, mang theo tất cả kết quả xét nghiệm chị đã có làm từ khi mang thai đến nay. Bác sĩ sẽ xem lại hồ sơ và tư vấn cho chị về tình trạng thai và hướng xử trí, theo dõi tiếp theo.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em đã có kết quả sàng lọc lúc thai 13 tuần như vậy thì em không cần làm thêm triple test nữa. Em có thể uống S Prenatal và uống sữa như hiện nay.
Chúc em khỏe và thai kỳ phát triển tốt.
Chào em
Đánh giá sự phát triển của thai nhi dựa vào nhiều yếu tố (sự lên cân của bà mẹ, bề cao tử cung, các số đo của thai nhi trên siêu âm…) chứ không chỉ là cân năng thai nhi qua siêu âm. Đối với thai phụ bình thường, bác sĩ siêu âm sẽ ước tính cân nặng thai nhi khi tuổi thai khá lớn (thường từ 34 tuần trở lên) để tiên lượng cuộc sanh. Các trường hợp đặc biệt khác (thai phụ đang điều trị bệnh mạn tính, thai nghi ngờ suy dinh dưỡng…)thì cần có sự yêu cầu cụ thể của bác sĩ khám thai.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em gái thân mến,
Trong giai đoạn quá sớm của thai (chưa thấy yolksac, chưa thấy phôi), việc xác định tuổi thai chỉ mang tính tương đối, bởi vì sự di chuyển vào buồng tử cung của trứng thụ tinh ở mỗi người có khác nhau và sự đo đạc khi phôi thai quá nhỏ cũng rất khó có số đo chính xác.
Nếu hiện tại đã có yolksac và phôi thai thì em cần tiếp tục theo dõi, siêu âm kiểm tra sau 1 tuần để xác định tình trạng tim thai. Em cần an tâm, nghỉ ngơi và ăn uống bồi dưỡng để thai có thêm cơ hội phát triển tốt.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Khi điều trị một bệnh lý kèm theo cho phụ nữ mang thai, bác sĩ đã lựa chọn các thuốc ít ảnh hưởng thai nhi nhất. Ngoài ra, thai em đã 22 tuần thì sự ảnh hưởng, nếu có, của thuốc cũng ở mức thấp. Em yên tâm dưỡng thai và khám thai đầy đủ theo hẹn của bác sĩ để đánh giá tình trạng thai theo thời gian phát triển của thai kỳ.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Trước hết em có thể uống bổ sung can xi, thuốc giảm đau thông thường và chú ý vận động nhẹ nhàng vùng hông chậu, đồng thời tránh ngồi một tư thế quá lâu khiến máu vùng chậu lưu thông kém. Nếu tình trạng đau không cải thiện sau 3-5 ngày, em cần đi khám thêm ở bác sĩ chuyên khoa nội xương khớp.