Bà bầu bị rết cắn có sao không?
Hỏi - 30/07/2012
Em nên đến cơ sở y tế để được khám vết thương cụ thể và làm các xét nghiệm bổ sung, nếu cần. Từ đó, mới có hướng giải quyết phù hợp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 30/07/2012
Trả lời
Em nên đến cơ sở y tế để được khám vết thương cụ thể và làm các xét nghiệm bổ sung, nếu cần. Từ đó, mới có hướng giải quyết phù hợp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Ở tuổi thai 22 tuần thì kết quả siêu âm như trên mới chỉ gợi ý vể nguy cơ nhau bám thấp. Tuy nhiên, vị trí nhau bám còn thay đổi khi thai phát triển và tử cung lớn lên. Hiện tại, em cần nghỉ ngơi, tránh va chạm mạnh vùng hạ vị, không làm việc nặng và theo dõi các triệu chứng như ra máu âm đạo, đau nặng bụng nhiều.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thông thường, thai 14 tuần thì người mẹ chưa cảm nhận được thai máy đâu, em ạ. Có thể là triệu chứng của động thai. Em có thể đến khám tại cơ sở y tế địa phương để xác định chẩn đoán và được cho thêm thuốc điều trị chống những cơn co thắt tử cung. Ngoài ra, em cần nằm nghỉ, ăn uống bồi dưỡng và không làm việc nặng.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu ra huyết âm đạo thì em cần đến bệnh viện khám lại ngay nhé.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Vừa có UXTC vừa có thai thì tùy theo vị trí của khối UX, kích thước của UX mà có những vấn đề đi kèm ví dụ u to gây chèn ép làm cho ngôi thai bất thường, thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu ..., nếu u nằm phía dưới làm cản trở đường ra của thai nhi khi sanh gọi là u tiền đạo. Khi thai đang phát triển tử cung to ra làm cho khối u cũng to ra vì vậy cũng gây đau, sau sanh tử cung co hồi nhỏ lại khối u thoái hóa dần cũng gây đau. Trong khi sanh u xơ cản trở sự co hồi của tử cung dễ gây băng huyết nếu không cầm máu được thì phải cắt tử cung để đảm bảo an toàn cho mẹ. Hiện tại vợ bạn đang mang thai nếu đau nhiều thì chỉ uống được paracetamol mà thôi. Vợ bạn nên đi khám thai định kỳ để các bác sĩ đánh giá cụ thể và sẽ tư vấn kỹ hơn.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
Em vệ sinh như vậy là tương đối kỹ, bệnh mồng gà có thể tái nhiễm. Để chữa trị hết trước khi sanh cách tốt nhất vẫn là khám thai định kỳ để các bác sĩ có thể phát hiện sớm và cắt đốt. Nếu ngay trong lúc đi sanh mà vẫn còn thì em sẽ được mổ lấy thai để tránh lây nhiễm cho con. Việc cần làm bây giờ là không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng tới em bé trong bụng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ
Việc thụ thai phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Chị nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra sức khoẻ tổng quát của hai vợ chồng trước khi mang thai. Thành phần cụ thể của thuốc Bibula chị định uống là gì? Chị có thể mang đến cho bác sĩ khám xem luôn, từ đó sẽ có tư vấn cụ thể cho chị.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em
Mồng gà sinh dục có thể biểu hiện tổn thương ở âm hộ, âm đạo, lẫn cổ tử cung. Đặt dụng cụ để khám âm đạo và cổ tử cung nhằm xác định có tổn thương ở các vị trí này không. Em đang mang thai thì việc khám này cần được thực hiện cẩn thận hơn. Em có thể đến khám tại phòng khám thai, bệnh viện Từ Dũ để được hướng dẫn tiếp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu em đã được thực hiện chọc ối thì em nên nghe theo những lời tư vấn của bác sĩ trước và sau thủ thuật. Khi có kết quả chọc ối, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho em về các thắc mắc em nêu ra.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên trình kết quả này cho bác sĩ khám thai để được tư vấn đầy đủ và cụ thể sau khi phối hợp các ghi nhận của cả quá trình phát triển thai nhi trong sổ khám thai của em.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chỉ với những con số như trên thì chưa kết luận gì về vấn đề “nguy hiểm cho thai nhi”. Quan trọng là chức năng hay chất lượng của cổ tử cung nữa. Em có tiền sử sẩy thai hay sinh non gì không?
Bác sĩ khám thai sẽ kết hợp bệnh sử, triệu chứng thăm khám được trên thực tế để xem xét và tư vấn cụ thể cho em.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Về lý thuyết, phụ nữ mới mang thai có thể đi máy bay được. Tuy nhiên, tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà sự ảnh hưởng đến thai sẽ khác nhau.
Em có tiền sử bị thai lưu 2 lần nên cần chú ý hơn. Có thể do nguyên nhân khác không xác định được, chẳng phải do việc đi máy bay, nhưng lỡ kết quả thai không như mong muốn thì mình lại áy náy.
Trong những tuần đầu tiên, phôi thai đang giai đoạn làm tổ nên rất cần sự “tĩnh tại” của tử cung cũng như cơ quan sinh dục.
Chúc may mắn!ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Phương pháp đẻ không đau có mục đích giảm nhiều cảm giác đau chứ không phải loại bỏ hoàn toàn cơn đau.
Thai phụ được tiêm thuốc khi đã vào giai đoạn chuyển dạ hoạt động (khi cổ tử cung mở 3-4cm trở lên). Như vậy, từ khi bắt đầu chuyển dạ - cổ tử cung còn đóng, đến khi cổ tử cung mở 3-4 cm, thai phụ vẫn có những cơn gò tử cung gây đau.
Ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau nên sự cảm nhận cơn đau và cố gắng vượt qua nó cũng thay đổi.
Lời khuyên chung cho các thai phụ là không nên quá ỷ lại vào phương pháp giảm đau này. Cần tập luyện cách thở, cách rặn sanh cũng như chuẩn bị tâm lý để có thể đón nhận cơn gò tử cung với cảm nhận đau thấp nhất.
Bạn sẽ được tư vấn cụ thể khi vào sanh trước khi thủ thuật đẻ không đau được thực hiện.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Kết quả xét nghiệm Rubella của chị cho thấy: chị đã từng nhiễm rubella, nhưng thời điểm nhiễm không xác định chắc chắn. Theo mô tả bệnh sử có nhiều khả năng chị đã nhiễm từ trước khi mang thai.
Trường hợp của chị sẽ được hướng dẫn khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm tầm soát tiền sản theo lịch hẹn của bác sĩ khám thai.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hiếm muộn là khi quan hệ tình dục mà không ngừa thai trong 1 năm vẫn không có othai nếu người phụ nữ dưới 35 tuổi và 6 tháng nếu người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Chị không biết em bao nhiều tuổi, nếu em dưới 35 tuổi nên chờ thêm 6 tháng nữa, nếu không có thai thì nên đến BV Từ Dũ để được khám và tư vấn. Chúc em may mắn.
ThS. BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết
Phó Giám đốc - Bệnh viện Từ Dũ
Chỉ định nhổ răng do bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt quyết định tuỳ theo tình trạng bệnh lý và xét nghiệm về huyết học của thai phụ.
Thai 38 tuần, có phù chân, em đi khám thai sẽ được bác sĩ đo huyết áp, làm xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định có bệnh lý tiền sản giật hay không. Các xét nghiệm khác thì tuỳ theo các dấu hiệu thăm khám được trên thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định khi cần.
Chăm sóc đầy đủ trước sanh sẽ làm giảm nhiều các nguy cơ trong chuyển dạ, chứ không thể chắc chắn là sẽ “không gặp rủi ro gì cả” khi đi sinh, em ạ.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thai em hiện nay 13 tuần. Em nên đi khám thai tại cơ sở y tế ngay, nhớ mang theo kết quả xét nghiệm này, để được:
1. tầm soát tiền sản ở tuổi thai này- siêu âm độ mờ da gáy, double test.
2. tư vấn xét nghiệm công thức máu cho cả chồng em, vì 2 trị số MCV và MCH của em thấp.
Câu hỏi của em sẽ được giải đáp phần nào sau đó.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thông tin chị cung cấp không thể trả lời câu hỏi của chị, vì:
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trường hợp như em chưa có khuyến cáo phải bỏ thai. Em có thể đến khám lại lúc thai nhi khoảng 11-12 tuần, nghĩa là khoảng 1 tháng nữa, để được tầm soát tiền sản với siêu âm độ mờ da gáy, double test và các xét nghiệm khác về huyết học.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên đến khám ngay tại Đơn vị Chẩn đoán Tiền Sản - Bv Từ Dũ, mang theo sổ khám thai và tất cả các xét nghiệm liên quan để được hướng dẫn khám và tư vấn cụ thể.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ