Hỏi - 23/04/2012
Em cám ơn bác sĩ!
Chào em
Phụ nữ mang thai có thể dùng hai loại thức ăn bổ dưỡng này.
Chúc em nhiều sức khỏe
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 23/04/2012
Trả lời
Phụ nữ mang thai có thể dùng hai loại thức ăn bổ dưỡng này.
Chúc em nhiều sức khỏe
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Để chẩn đoán thai nhi bị nhiễm rubella, cần biết không những tình trạng nhiễm của mẹ - thể hiện qua xét nghiệm IgM và IgG - mà còn tuổi thai tương ứng khi mẹ bị nhiễm cặp nguyên phát. Nếu mẹ nhiễm nguyên phát khi thai < 12 tuần thì nguy cơ cho thai rất cao, bạn sẽ được bác sĩ khám thai tư vân cụ thể. Nếu thai > 16 tuần tuổi vảo thời điểm mẹ nhiễm nguyên phát thì nguy cơ cho thai rất thấp và nếu mẹ nhiễm khi thai > 20 tuần tuổi thì bạn có thể yên tâm. Bác sĩ sẽ xem xét cả 2 kết quả IgM và IgG để tư vấn cụ thể cho bạn.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Xét nghiệm beta HCG cho thấy em đã có thai và thai đang trên đường di chuyển vào buồng tử cung. Theo như em mô tả thì em đang ở tình trạng động thai sớm. Em cần nằm nghỉ nhiều, ăn uống bồi dưỡng và không quá lo lắng. Nếu bị ra máu âm đạo nhiều hoặc đau bụng nhiều thì em cần khám lại ngay, để loại trừ chẩn đoán thai ngoài tử cung (thai không di chuyển vào buồng tử cung được) hoặc thai bị sẩy sớm.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Việc đánh giá sự phát triển của thai nhi cần theo dõi cả quá trình khám thai của từng phụ nữ cụ thể. Cần xem lại các kết quả xét nghiệm về tầm soát tiền sản, cũng như xem xét yếu tố gia đình, các nguy cơ và bệnh lý kèm theo hay không. Em nên mang tất cả các kết quả xét nghiệm trong quá trình mang thai và trình cho bác sĩ khám thai xem; từ đó sẽ nhận được tư vấn cụ thể.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Khi mang thai, do giảm sức đề kháng chung của cơ thể cũng như thay đồi môi trường âm đạo nên phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn đường sinh dục, trong đó có viêm cổ tử cung lộ tuyến. Hiện thai em đã 33 tuần, nên có thể điều trị mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Em còn hơn 6 tuần nữa mới đến ngày sanh (dự sanh khi thai 40 tuần) và thong thường nếu không có bệnh lý gì đặc biệt thì sự tăng trọng lượng của thai nhi vào những tuần cuối là khá quan trọng. Em lưu ý ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi nhiều và khám thai theo hẹn.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Ý nghĩa của việc xét nghiệm máu cho chồng em ở đây là bác sĩ đang tầm soát bệnh Thalassemie – là một bệnh lý về máu - cho thai nhi. Khi có kết quả của chồng, em sẽ được tư vấn tiếp.
Trong ba xét nghiệm tiền sản về nguy cơ trisomy 21-hội chứng Down mà em biết (double test, triple test và chọc ối) thì chọc ối có giá trị chẩn đoán cao nhất. Vợ chồng em vẫn đi khám lại lúc thai 15-16 tuần để được tư vấn kỹ hơn và hướng dẫn để đưa ra quyết định.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viên Từ Dũ
Em có thể chích ngừa rubella khi cơ thể ổn định sau sinh thai lưu 6 tháng (hết ra máu âm đạo, kiểm tra không sót nhau,không sốt…). Trước khi tiêm ngừa, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm để xác định tình trạng miễn dịch đối với rubella. Nếu đã nhiễm rubella tự nhiên thì không phải tiêm ngừa nữa.
Sau tiêm ngừa rubella, tốt nhất không nên có thai trong vòng 3 tháng sau đó.
Sau khi sanh thai lưu ổn định, em và chồng nên đi kiểm tra sức khỏe tại Đơn vị khám tiền thai của bệnh viện Từ Dũ để được hướng dẫn chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viên Từ Dũ
Ối ít hoặc bé có nhau quấn cổ, giãn nhẹ bể thận đều không phải chỉ định của sinh chỉ huy hay mổ lấy thai. Hiện tại,em nên ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi, bổ sung nước, sữa…và khám thai theo hẹn để được theo dõi sát lượng nước ối. Nếu lượng ối giảm nhanh đến vô ối (<20mm) thì bác sĩ sẽ xem xét để chỉ định sinh mổ.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viên Từ Dũ
Em có thể siêu âm 4D hoặc siêu âm khảo sát tiền sản thai nhi ờ tuổi thai này. Giá trị chẩn đoán của kết quả có thể sẽ thay đổi chút ít tùy theo tuổi thai và kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viên Từ Dũ
BS.CKII. Dương Phương Mai
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Thời điểm chích ngừa tốt nhất là khi em vừa sạch kinh (để chắc chắn em không có thai). Sau khi chích ngừa, em phải ngừa thai trong 3 tháng. Để chích ngừa, em có thể đến viện Pasteur.
Để chẩn đoán viêm cổ tử cung, bác sỉ phải quan sát thấy cổ tử cung của em bị viêm, có hình ảnh tổn thương… Trong thời gian đặt thuốc em nên không quan hệ và ngừa thai. Sau khi sạch kinh, em mới để có thai. Thân mến!
Có thể lý giải trường hợp của em như sau:
Không phải mọi trường hợp trễ kinh là có thai, có thể do chu kỳ kinh nguyệt không đều vì kinh nguyệt vốn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Cách đọc kết quả của que thử thai đôi khi cũng ảnh hưởng kết quả, ví dụ nếu ngâm que thử quá lâu sẽ cho kết quả dương tính giả (không phải có thai nhưng vẫn thấy 2 vạch).
Ngoài ra, theo các nghiên cứu đã công bố khoảng hơn 10% các trường hợp sau thụ thai sẽ bị sẩy tự nhiên rất sớm do nhiều nguyên nhân không xác định được (trên thực tế biểu hiện là trễ kinh rồi ra kinh).
Nếu em lập gia đình hơn 1 năm và không ngừa thai mà vẫn chưa có con, em và chồng nên đến khám tại cơ sở sản khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác và có hướng dẫn phù hợp.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào chị,
Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.
Paracetamol (thuốc giảm đau) và Cefpodoxim (nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3) được xếp vào nhóm B, điều này có nghĩa là không có những nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai nhưng nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng lên bào thai; hoặc nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì thấy có một số ảnh hưởng trên bào thai nhưng nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai.
Đối với hoạt chất Lysozym clorid, hiện chưa có thông tin về phân loại trong thai kỳ của FDA, còn theo các Nhà sản xuất thuốc này thì nên có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
Không có loại thuốc nào được xem là an toàn 100%. Tuy nhiên, có một số bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ hoặc bé chẳng hạn như nhiễm khuẩn, hen suyễn, đái tháo đường…, do đó thầy thuốc phải xem xét, đánh giá lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh mà ít ảnh hưởng đến bào thai nhất.
Điều quan trọng là chị đã thận trọng thông báo cho thầy thuốc biết về tình trạng mang thai của mình để bác sĩ có sự cân nhắc trong việc điều trị.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
DS. Nguyễn Thị Thúy Anh
Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên đến khám tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới để chắc chắn chẩn đoán. Phỏng rạ (hay thuỷ đậu) có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng không phải là chỉ định bắt buộc chấm dứt thai kỳ. Em đi khám thai và sẽ được theo dõi tiền sản, làm các xét nghiệm tầm soát để trả lời các câu hỏi của em.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hiện tại thai 24 tuần em có thể đến khám tại bệnh viện Từ Dũ để cung cấp thêm thông tin về bệnh sử, diễn tiến thai kỳ từ khi bắt đầu thụ thai, các xét nghiệm tầm soát thai kỳ đã có chưa… và siêu âm âm khảo sát để có thể tìm ra “vấn đề” cụ thể của tim thai.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
- Hiện tại, tầm soát tiểu đường trong thai kỳ bắt đầu được tiến hành ngay khi em có thai và đi khám lần đầu, với hỏi bệnh sử về tiền căn gia đình, thói quen ăn uống… và xét nghiệm thông thường là nồng độ đường máu lúc đói. Nếu có bất thường, sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm tầm soát kỹ hơn như test dung nạp đường… ở khoảng tuổi thai 24-32 tuần.Tầm soát tiền sản giật bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ, vớ việc thăm khám thai phụ, đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu.
- Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của thai phụ và thai nhi, các xét nghiệm về máu đã có…mà bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm máu nào cần làm tiếp theo. Tuỳ theo loại xét nghiệm máu mà đòi hỏi việc nhịn ăn hay không, vì nhiều xét nghiệm máu vẫn làm được mà không cần nhịn đói. Bác sĩ cho chỉ định sẽ tư vấn cụ thể.ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trước hết em đi khám phụ khoa tổng quát, nói rõ ý định mong con trong hơn 4 tháng qua cho bác sĩ biết để có thể định hướng các chỉ định cần thiết. Sau đó, tuỳ theo kết quả, em sẽ được khuyên khám và tư vấn tiền thai tại Đơn vị Chẩn đoán Trước Sinh của bệnh viện.
Thứ 7 bệnh viện có khám dịch vụ hẹn giờ tại BV.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể mang hộp thực phẩm chức năng có ghi đầy đủ thành phần đến cho bác sĩ khám thai xem. Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ mỗi thai phụ và tuổi thai mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho em.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ