tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào bạn,

Bạn có thể đến khám tại Đơn vị chẩn đoán trước sanh, Bệnh viện Từ Dũ. Phòng khám hoạt  động từ 6g sáng đến 5g chiều. Bạn có thể liên hệ khám hẹn giờ qua tổng đài điện thoại 1081.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

      
Bạn thân mến,
           
Lịch khám thai định kỳ tại BV Từ Dũ như sau:
           
-  Trong 3 tháng đầu: khám lúc trễ kinh 2 tuần (xác định thai) và ở tuổi thai 11 – 13 tuần 6 ngày (đo độ  mờ gáy)
           
-  Từ 14 tuần đến 32 tuần: mỗi tháng khám 1 lần nhằm đánh giá sự phát triển thai, tiêm ngừa, đánh giá sức khỏe mẹ, phát hiện những bệnh lý có thể xuất hiện trong thai kỳ.
           
-  Từ 32 tuần đến 35 tuần: mỗi 2 tuần khám 1 lần.
           
-  Từ 36 tuần trở đi: mỗi tuần khám 1 lần cho đến khi sinh.
           
Trong quá trình khám thai không chỉ đơn thuần siêu âm mà còn làm các xét nghiệm khác  như : xét nghiệm nước tiểu, test dung nạp đường thai kỳ, đánh giá sự tăng cân, kiểm tra huyết áp…
           
Nếu các thai phụ nhà xa không có điều kiện đi lại có thể khám tại địa phương.
           
Thân ái chào bạn.
         
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
     
Bạn thân mến,
         
Thai 12 tuần, rubella IgG dương tính 94,9UI/ml chứng tỏ bạn đã từng bị nhiễm hoặc đã tiêm ngừa rubella. Nếu bạn đã tiêm ngừa hoặc nhiễm rubella trước khi mang thai thì không đáng ngại. Vì hiện tại IgM vẫn còn dương tính nên khó xác định là bạn bị nhiễm thời điểm nào (lúc mới mang thai hay trước khi có thai). Biết rằng IgM thường sẽ trở nên âm tính vào khoảng 10 tuần sau nhiễm. Có những trường hợp IgM tồn tại kéo dài hàng năm. Nếu IgM tồn tại cũng không lo cho thai. Để dễ dàng hơn cho việc đánh giá kết quả  xét nghiệm Rubella IgM và IgG, thường xét nghiệm lúc thai 7- 8 tuần.
         
Nếu bạn mới nhiễm (trong vòng 12 tuần) thì giá trị IgG sẽ tăng cao gấp 4 lần sau 2 tuần. Do vậy, bạn có thể xét nghiệm lại Rubella IgG  sau 2 tuần để đánh giá lại.
         
Nếu xét nghiệm dịch ối dương tính với rubella chứng tỏ thai có nhiễm, tuy nhiên không xác định được chắc chắn là thai có dị tật hay  không. Vì có khoảng 10% trường hợp thai bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu nhưng không bị dị tật.
       
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn thân mến,

       
Với kết quả HbsAg dương tính và HbeAg âm tính, các men gan (SGOT và SGPT trong giới hạn bình thường), khả năng lây truyền bệnh từ  mẹ sang con là 10 – 15% . Giai đoạn lây truyền dễ dàng nhất là lúc sinh (hoặc mổ lấy thai). Nhiều nghiên cứu cho  thấy khoảng 90% con bị viêm gan do mẹ lây truyền lúc chuyển dạ, chỉ khoảng 5-  7% trong lúc mang thai và 2 – 3% lây truyền do cho bé bú mẹ. Để giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, ngay  sau sinh sẽ tiêm cho bé kháng thể chống viêm gan (Hepabig) và tiêm vacxin ngừa viêm gan B. Bạn có thể cho con bú mẹ được.

Thân ái chào bạn.

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Thanh tuyền thân mến,
     
Trước hết xin chia buồn cùng bạn với lần thai ngoài trước đây. Kế đó là chúc mừng vợ bạn đã có thai lại. Hiện tại thai trong tử cung, vì thai còn nhỏ nên nằm lệch phải tử cung. Vấn đề chính là có bóc tách túi thai  30%. Điều cần thiết là dưỡng thai và theo dõi tiếp mỗi tuần để đánh giá sự tiến  triển của thai.

Chúc kết quả tốt đẹp sẽ đến với vợ chồng bạn. 

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

   
Bạn thân mến,
   
Thai 35 tuần thường độ vôi hoácủa bánh nhau là độ 2. Tuy nhiên vẫn có 1 số trường hợp nhau vôi hóa độ 3 ở tuổi thai này (mẹ tiểu đường, bệnh thận, bệnh mạch máu, tiền sản giật…và cả những trường hợp hoànt oàn  bình thường). Điều quan trọng là bạn theo dõi thai máy đều hay không. Cân nặng  hiện tại của bé là tốt. Bạn không phải lo lắng quá nhiều.

Thân ái chào bạn. 

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn thân mến,
 
Gel bôi trơn có thể ảnh hưởng đến độ di động của tinh trùng nên có phần nào ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Tuy nhiên nếu chất gel này không hiện diện trong âm đạo thì hầu như không ảnh hưởng. Nếu đã thụ thai  thì thai nhi không bị ảnh hưởng gì.

Thân ái chào bạn.

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Nếu chẩn đoán xác định là thai lưu 8-9 tuần thì em sẽ được chuyển đến khoa Kế Hoạch Gia đình để tư vấn phương pháp đưa thai ra an toàn. Vấn đề chính là khi cho em thuốc “cho bà mẹ đang mang thai và cho con bú”, bác sĩ có tư vấn gì cho em không. Em có thể quay lại bệnh viện Từ Dũ và mang theo tất cả giấy tờ khám bệnh ngày 18/2 để được xem lại. Em có thể đến lại phòng khám lần trước hoặc hỏi gặp tôi (BS Ngô Thị Yên) tại Buồng khám thai Bảo hiểm Y tế

ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Nếu em chưa lập gia đình và chưa quan hệ lần nào, tỉ lệ ung thư cổ tử cung của em rất thấp. Em thường ra huyết trắng vàng và tiểu gắt có thể em bị viêm âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu. Em nên đến khám và kiểm tra tại bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa để kiểm tra tình trạng của em, xác định nguyên nhân gây viêm để điều trị hiệu quả.

Thân mến!

BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Phương Huy thân mến!
   
- Em nói rằng kết quả Doule test  Trisomy 21  1<350 là sao? Em có đánh dấu lộn không, thường kết quả sẽ   ghi là 1/ bao nhiêu ..., nghĩa là dấu /, chứ không phải dấu < hay   >,  điều này rất quan trọng để kết luận kết quả của em thuộc nhóm   nguy cơ cao hay thuộc nhóm nguy cơ thấp
   
- Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao thì cho dù siêu âm có bình thường em cũng sẽ được BS tư vấn về thủ thuật chọc ối
   
-   Nếu thuộc nhóm nguy cơ thấp, nhưng trong quá trình theo dõi thai thấy   có vấn đề gì đó không bình thường, nghi ngờ
   
  Ví dụ như siêu âm thấy   nang đám rối mạng mach tồn tại lâu như của em chẳng hạn - thì bác sĩ cũng sẽ   kết hợp các yếu tố lại, đánh giá kỹ lưỡng và tư vấn cho em chọn lựa có   nên chọc ối hay không.
 
Vậy em hãy mang theo toàn bộ hồ sơ khám thai đến Đơn vị chẩn đoán   trước sinh BVTD để được bác sĩ xem lại và cho lời khuyên thích hợp
   
Chúc em may mắn
   
    BS.CKII. Bùi Thanh Vân
      Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
14tháng 03
Chào em,

Nếu thai mới chớm thì túi ối như vậy cũng không nên quá lo lắng. Em nên đi khám thai theo hẹn để được theo dõi tiến triển của túi ối và được tư vấn cụ thể về tình trạng thai.

ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Chưa tiêm phòng một số vaccin khi đã mang thai không phải là điều quá lo lắng đến mức phải suy nghĩ nhiều; bởi vì rất nhiều phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccin nào vẫn sanh những người con khỏe mạnh và trong thực tế có khi bản thân người phụ nữ đã có miễn dịch với một số bệnh lý - do nhiễm tự nhiên mà không rõ triệu chứng. 

Về lý thuyết, cao ích mẫu có một số ảnh hưởng nhất định đến phôi thai, nhưng còn phụ thuộc sự đáp ứng của mỗi phụ nữ khác nhau. Em có thể đến khám tại cơ sở sản khoa để được tư vấn về việc theo dõi tiền sản cho các thai kỳ có nguy cơ cao.

ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ