Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần. Paracetamol (thuốc giảm đau) và Cefaclor (kháng sinh) đều được xếp vào nhóm B, nghĩa là không có những nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai nhưng nghiên cứu trên động vật thì không thấy ảnh hưởng lên bào thai; hoặc nghiên cứu trên động vật thì thấy có một số ảnh hưởng trên bào thai nhưng nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai.
Không có loại thuốc nào được xem là an toàn 100%. Tuy nhiên, có một số bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ hoặc bé. Chị nên sử dụng các thuốc được kê đơn vì bác sĩ đã xem xét, đánh giá lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh mà ít ảnh hưởng đến bào thai nhất.
Chúc chị và thai kỳ khỏe mạnh
DS. Nguyễn Thị Thúy Anh
Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ
Kremil-S® chứa aluminium hydroxid-magnesium carbonate, dimethylpolysiloxane và dicyclomine chlorhydrate.
No-spa-forte® có thành phần hoạt chất là Drotaverine; Omlife® chứa omeprazole
Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.
Omeprazole được xếp vào nhóm C, nghĩa là nghiên cứu trên động vật cho thấy có thể gây hại cho bào thai và chưa có nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích đạt được lớn hơn nguy cơ.
Hiện chưa có thông tin về phân loại trong thai kỳ của FDA đối với dược chất drotaverine và các thành phần hoạt chất của Kremil-S®.
Chị cần đi khám thai định kỳ và thông báo cho các bác sĩ biết về việc đã sử dụng những loại thuốc kể trên trong lúc mang thai để được tư vấn và theo dõi tiếp tục.
Chúc chị và thai kỳ khỏe mạnh
DS. Nguyễn Thị Thúy Anh
Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ
CNHS. Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Từ Dũ
CNHS. Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Từ Dũ
CNHS. Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Từ Dũ
Chỉ số ối như vậy là bình thường đấy bạn ạ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu bóc tách túi thai vị trí xa cổ tử cung có thể không ra máu âm đạo. Siêu âm có thể nhìn thấy hiện tượng bóc tách này. Vì khoảng bóc tách túi thai khá lớn nên bạn cố gắng nằm nghỉ đưỡng thai và dùng thuốc theo toa bạn nhé.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Khi thai lớn, tử cung chèn vào cơ hoành làm khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đau, đầy bụng, ăn uống khó. Khi bạn nằm, khoang bụng giãn ra và bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Để bớt cảm giác tức bụng khi ngồi hay đi, bạn không nên cúi về phía trước mà nên giữ thẳng người hoặc hơi ra sau 1 chút, tránh mang giầy cao gót. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và thức ăn dễ tiêu.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Thai nhi có 2 bán cần đại não, mỗi bên đều có não thất. Trong não thất thai nhi bao giờ cũng chứa dịch. Lượng dịch trong não thất mỗi bên có khác nhau chút ít là bình thường. Thậm chí có nhiều trường hợp giãn não thất 1 bên. Lượng dịch não thất bên được đo theo siêu âm bình thường ≤ 6mm, nếu ≥ 10mm là giãn não thất, nếu > 15 mm và kèm theo mất cấu trúc bình thường của nhu mô não là nặng nề, trong khoảng giữa 6 – 10mm là giới hạn cần theo dõi. Trong trường hợp của bạn, dịch trong khoang não thất bên phải 9mm và bên trái 8,3mm là chưa đáng lo. Có thể kiểm tra lại sau mỗi 2 – 3 tuần. Có rất nhiều trường hợp trở lại bình thường sau thời gian theo dõi. Chúc bạn và bé khỏe.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Có lẽ do mất bình tĩnh nên bạn đã nhầm 2 chỉ số IgM và IgG. Cả 2 lần CMV và Rubella bạn đều ghi là IgM cả. Tôi nghĩ IgM của cả 2 là âm tính và IgG của cả 2 là > 500. Nếu như vậy thì trường hợp của bạn không phải là tái nhiễm mà đã có kháng thể bảo vệ, bạn không phải lo lắng về bệnh rubella.
Giả sử bạn có tái nhiễm rubella ở thời điểm thai 8 – 9 tuần đi nữa (khi đó IgM dương tính) thì tỉ lệ thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh là 8%.
Tóm lại, trường hợp của bạn không nghĩ đến tái nhiễm rubella nên không cần phải làm tiếp xét nghiệm để xác định.
Có trên 90% phụ nữ ở các nước đang phát triển nhiễm CMV. Nếu nhiễm trước khi mang thai thì rất hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi, nếu nhiễm nguyên phát (lần đầu tiên) khi mang thai trong 3 tháng đầu thì có thể ảnh hưởng đến thai với tỉ lệ # 9%. Vì CMV IgM của bạn âm tính vào thời điểm 12 tuần nên không nghĩ bạn nhiễm CMV nguyên phát ở thời điểm thai 8 – 9 tuần.
Hiện tại vợ chồng bạn có thể yên tâm theo dõi tiếp thai kỳ, chưa có lý do để chấm dứt thai kỳ.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Hoan nghênh bạn đã tiêm ngừa rubella trước khi mang thai. Hiện giờ bạn đã có kháng thể IgG bảo vệ. Bạn có thể yên tâm với thai kỳ này về bệnh rubella.
Thân ái chào bạn
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ