Tuổi thai tính theo kinh cuối của bạn là 36 tuần 3 ngày (từ 6/10/2011 đến 20/06/2012). Tuy nhiên nhiều phụ nữ kinh nguyệt không đều, do vậy, tuổi thai sẽ được tính theo siêu âm 3 tháng đầu nếu có sự chênh biệt tuổi thai > 7 ngày (tuổi thai giữa siêu âm 3 tháng đầu và ngày kinh cuối). Em có thể cung cấp thêm kết quả siêu âm thai trong 3 tháng đầu để các bác sĩ tính lại tuổi thai cho em.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Độ mờ gáy dày có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể (liên quan nhiều đến phát triển trí não) và bệnh tim thai nhi. Em đã được sinh thiết gai nhau và kết quả bình thường là đáng mừng. Thai 22 tuần tuổi cần siêu âm hình thái để khảo sát bất thường gì khác của thai nữa không, đặc biệt là tim thai nhi. Nếu tất cả đều bình thường thì không đáng ngại. Chúc kết quả tốt đẹp.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Các số đo thai nhi là bình thường. Chỉ số ối 5- 6cm là giảm. Em cần uống nhiều nước (3- 4 lít mỗi ngày, nghỉ ngơi đầy đủ, nằm hơi nghiêng về bên trái.). Nếu uống nước không được thì có thể truyền dịch. Khám thai và đo tim thai mỗi 3 ngày là cần thiết. Em cần theo dõi cử động thai mỗi ngày.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
![]() chào BS! xin cho e hỏi e mang thai 34 tuần, đi siêu âm trọng lượng ước tinh của thai nhi là 3kg, ối #20cm. với trọng lượng như vay thai của e có to hơn so với bình thường và lượng nước ối như vay có gọi la dư ối và e có thể sinh thường được không a?
|
Trọng lượng ước tính thai nhi 3000g là cao so với tuổi thai 34 tuần (trung bình khoảng 2300- 2400g). Nếu để đến thai 38- 40 tuần thì trọng lượng thai có khả năng lên đến 4000g.
Chỉ số ối 20cm là dư ối, phù hợp với thai to.
Thai to có thể do dinh dưỡng qua nhau thai tối, cũng có thể do mẹ bị tiểu đường thai kỳ (cần làm xét nghiệm đường huyết). Nguy cơ sinh thai to: sang chấn thai nhi, sang chấn cho mẹ, bang huyết sau sinh, hạ đường huyết bé sau sinh, rối loạn chuyển hóa bé sau sinh). Nếu thai quá to thì khả năng sinh mổ là cao.
Thân ái chào em.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Tetanus (uốn ván) là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani bacilli, vi khuẩn này vào cơ thể xuyên qua vết thương. Vết thương bẩn do vùng da hoặc vật gây ra vết thương (dao, kéo, đinh, kẽm gai,…) bị nhiễm vi khuẩn có nguy cơ cao bị nhiễm. Người bị tetanus sẽ co rút cơ, co giật, khó thở,…nặng nề dẫn đến tử vong. Bệnh cảnh tetanus xuất hiện sau 2 ngày đến vài tuần sau khi bị nhiễm.
Khi sinh, cả mẹ và con đều có nguy cơ bị tetanus. Mẹ bị nhiễm khuẩn thông qua vết cắt tầng sinh môn hoặc vết rách. Con bị nhiễm thông qua vết cắt rốn.
VAT là vaccine anti tetanus tiêm cho thai phụ nhằm tránh nguy cơ tetanus cho cả mẹ và con. Với người sinh lần đầu, tiêm VAT 2 mũi, mũi 1 càng sớm càng tốt, mũi thứ 2 cách mũi 1 tối thiểu 30 ngày và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày. Với người mang thai lần 2 trở đi, nếu các lần sinh trước tiêm đủ VAT, thì lần này chỉ cần tiêm 1 mũi, trước ngày sinh tối thiểu 30 ngày.
Cách đây khoảng 50 năm về trước, có khá nhiều sản phụ sinh tại nhà, các vật dụng đỡ sinh chưa được vô trùng, nguy cơ nhiễm tetanus khá cao. Việc tiêm VAT là rất cần thiết. Ngày nay, với dụng cụ y tế được tiệt khuẩn, các thai phụ đều sinh tại cơ sở y tế, nguy cơ nhiễm khuẩn Clostridium tetani bacilli giảm đáng kể. Tuy nhiên, để đạt an toàn cao cho cả mẹ và bé vẫn duy trì việc tiêm VAT trong thai kỳ cho tất cả các thai phụ, trừ những trường hợp đặc biệt.
VAT tương đối an toàn cho thai phụ và thai nhi, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra 1 vài tác dụng phụ: đau chỗ tiêm; sưng đỏ vùng tiêm; sốt; đau cơ; phản ứng dị ứng (đỏ da, ngứa da, nhức đầu, yếu cơ, co giật, nôn ói,… và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.). Em có một số biểu hiện mệt mỏi, nôn ói, co rút tay chân do hạ canxi huyết trong thai kỳ, vì vậy sẽ khó phân biệt các dấu hiệu xảy ra nếu có sau tiêm ngừa là do phản ứng dị ứng hoặc do tình trạng hạ canxi huyết sẵn có của em. Với những trường hợp như thế thì không nên tiêm VAT.
Em sẽ sinh tại các bệnh viện có chuyên khoa sản, với điều kiện y tế hiện nay, rất hiếm xảy ra tình trạng tetanus. Chúc em và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Thường sau khi sẩy thai 6 tuần em có kinh lại, không đau bụng, không sót, chị nghĩ như vậy là tốt rồi, không sợ viêm nhiễm gì nữa đâu em ạ. Chu kỳ kinh đầu tiên có khi hơi khác thường một chút cũng là bình thường. Khối trong tử cung mà em đề cập tới, nên kiểm tra lại ở bệnh viện chuyên khoa, thường không liên quan tới viêm nhiễm. Như vậy bây giờ em không nên tự ý dùng kháng sinh thêm. Nên tái khám sau 2 tháng để tìm xem có nguyên nhân gì gây sẩy thai không. Nếu không có, em có thể mang thai lại.
Chúc em mau khỏe và đừng quá lo lắng nhé.
BS. CKII. Nguyễn Thị Kim Hoàng
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Chúng tôi chân thành cám ơn Chị đã tham gia diễn đàn của bệnh viện.
Trường hợp mẹ chị không vào kịp với chị thì tốt nhất nên có một người thân thiết nào khác để cùng đi với chị đến bệnh viện.
Khi sanh ngã âm đạo (sanh thường) thì sau khi sanh, bé sẽ được nằm cạnh chị 24/24 nên cần có thêm một người phụ chị chăm sóc bé để chị an tâm nghỉ ngơi sớm phục hồi sức khỏe.
Nếu chị sanh mổ thì bé sẽ được tạm gởi ở Khoa Sơ sinh, khi sức khỏe chị ổn định, tỉnh táo, bé sẽ được nằm cạnh mẹ trong suốt thời gian hậu phẫu.
Khi xuất viện nhân viên tại khoa sẽ đưa chị và bé xuống sân bệnh viện hoặc chị hay người thân vẫn có thế bế bé ra viện sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ liên quan sản phụ và bé.
Trân trọng kính chào.
Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Từ Dũ
Theo chị được biết thì cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thông tin như em nêu. Cần xem lại thông tin có được từ đâu, đủ căn cứ khoa học để tin cậy hay không và nó được lý giải như thế nào về mặt y học. Em có thể in ra và mang các tài liệu em đọc được khi đi khám thai để bác sĩ có cơ sở xem xét thêm.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em cung cấp thông tin chưa đủ để bác sĩ tư vấn và kết luận. Em nên đến khám tại bác sĩ khám thai để có thêm thông tin cho bác sĩ tư vấn đầy đủ và cụ thể hơn.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Zentel có tên hoá học là Albendazol, là một loại thuốc chống giun sán phổ rộng. Em đã uống tất cả 14 viên. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt nam trong Dược Thư Quốc gia thì “nếu đang dùng thuốc mà lỡ mang thai thì phải ngưng thuốc ngay và phải hiểu rõ là thuốc có thể gây nguy hại rất nặng cho thai”. Em nên đến khám tại cơ sở sản khoa để cung cấp thêm thông tin cần thiết (tuổi? đã có mấy con? Có đang điều trị bệnh lý chậm con?...) từ đó sẽ được tư vấn nhằm hỗ trợ em có quyết định cuối cùng.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ