tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào chị

Thông tin chị cung cấp không thể trả lời câu hỏi của chị, vì:

     
  •  Không có xét nghiệm nào là Rubella LgM và LgG cả. Chắc chị nhầm IgM và IgG.
  •  
  •   Trị số kết quả cần có đơn vị và trị số bình thường để đối chiếu, vì với các máy làm XN khác nhau, trị số  bình thường cũng khác nhau.
  •  
  •  Bác sĩ khám thai sẽ kết hợp  khai thác bệnh sử, triệu chứng từ trước khi mang thai để có thể xem xét và tư vấn  cụ thể.
Tốt nhất chị nên mang kết  quả XN đến trình cho bác sĩ khám thai để được tư vấn

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Trường hợp như em chưa có khuyến cáo phải bỏ thai. Em có thể đến  khám lại lúc thai nhi khoảng 11-12 tuần, nghĩa là khoảng 1 tháng nữa, để được tầm  soát tiền sản với siêu âm độ mờ da gáy, double test và các xét nghiệm khác về huyết học.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Em nên đến khám ngay tại Đơn vị Chẩn đoán Tiền Sản - Bv Từ Dũ, mang  theo sổ khám thai và tất cả các xét nghiệm liên quan để được hướng dẫn khám và tư vấn cụ thể.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Ở tuần thai 21-22, thai phụ sẽ được chỉ định  siêu âm 3D hoặc 4D để khảo sát hình thái học thai nhi.

Em có thể kham thai định kỳ ở tỉnh. Tuỳ theo tuổi thai và các dấu hiệu ghi nhận của từng lần khám thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc thai và chỉ định các xét  nghiệm cần thiết.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Em lo lắng chung  chung như vậy, chị biết tư vấn về cái gì đây.

Em nên theo hướng dẫn  của bác sĩ đã khám thai cho em. Triple test là một trong những xét nghiệm tầm soát nguy cơ của một số dị tật ở thai nhi.

Vị trí bánh nhau ở  tuổi thai 12 tuần không có ý nghĩa tuyệt đối, bởi vì vị trí này còn thay đổi  khi tử cung phát triển theo tuổi thai. Tuy nhiên, em cần nghỉ ngơi, tránh làm  việc nặng. Khi có dấu hiệu ra máu âm đạo, cần đến khám ngay tại cơ sở y tế.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Một kết quả siêu âm đơn thuần không thể kết luận thai nhi phát triển tốt hay không. Cần kết hợp cả quá trình theo dõi thai, các dấu hiệu thăm khám hiện tại mới tư vấn cụ thể được em ạ. Nước ối có cặn lắng thường gặp ở thai đã trưởng thành. Thai của em đã 37 tuần thì hiện tượng này không đáng lo. Em cần theo dõi cử động thai theo hướng dẫn của bác sĩ khám thai, các dấu  hiệu chuyển dạ để biết thời điểm khám lại hoặc phải vào viện chuẩn bị sanh.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Nguyên nhân có thể do cả hai em ạ. Các bác sĩ đang tầm soát nguyên nhân di truyền để  đánh giá tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Em và ông xã sẽ được tư vấn làm thêm một vài xét nghiệm cần thiết khác, từ đó sẽ có tư vấn phù hợp ccho 2 vợ chồng.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Sau tiêm vaccin nói chung, tốt nhất là ngừa thai 1 tháng. Tuy nhiên, nếu lỡ mang  thai thì cũng không có chỉ định bắt buộc bỏ thai vì chưa có đủ chứng cứ. Em nên  trở lại nơi đã tiêm phòng hoặc khi đi khám thai, mang theo sổ tiêm phòng có ghi rõ tên vaccin đã dùng để bác sĩ tư vấn cụ thể.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Bác sĩ đã trả lời  em rồi. Em cần siêu âm lại 1 tháng sau, vì quá trình phát triển không giống  nhau ở tất cả mọi thai nhi. Em sẽ được bác sĩ khám thai tư vấn cụ thể sau khi  đi khám thai kỳ tới và có kết quả siêu âm kiểm tra. 

Theo em mô tả thì em nên đi khám chuyên khoa tiết niệu để có chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Em được chẩn đoán động thai sớm - là tình trạng có nguy cơ sẩy thai. Em cần nằm nghỉ nhiều, ăn uống bồi dưỡng, dùng thuốc theo toa và các hướng dẫn của bác sĩ khám thai. Nếu có đau bụng nhiều, hoặc ra  máu âm đạo thì em cần đến khám lại ngay.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Em nhập viện sanh khi có chỉ định nhập viện của bác sĩ khám thai của khoa Hiếm muộn, hoặc khi có  dấu chuyển dạ thì vào thẳng khoa Cấp cứu. Qui trình chuyên môn của việc theo  dõi sinh thì thống nhất trong BV.  Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của sản phụ mà  bác sĩ sẽ chỉ định nhập vào khoa phù hợp để tiện viện theo dõi bệnh tốt nhất cho mẹ và bé.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Nhau tiền đạo không ra huyết thì em vẫn theo dõi  khám thai định kỳ. Nếu có ra máu thì em phải nhập viện ngay. Thai 38 tuần trở  lên có nhau tiền đạo thì khi đi khám bác sĩ sẽ xem xét việc nhập viện sớm.

BHXH sẽ giải quyết chi phí khám chữa bệnh (KCB) theo  qui định khi em có giấy chuyển viện đến BV Từ Dũ từ nơi đăng ký KCB ban đầu hoặc em vào nhập viện cấp cứu.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ