tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em

Mỗi phương pháp - sinh ngã âm đạo hay mỗ lấy thai - đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong quá trình theo dõi sự phát triển thai nhi và đánh giá các yếu tố liên quan, bác sĩ khám thai sẽ chọn phương pháp nào có lợi cho sản phụ và thai nhi nhất. Trường hợp của em do có nghi ngờ có sự bất tương xứng giữa khung chậu mẹ và thai, có thể bác sĩ tiên lượng khả năng sinh ngã âm đạo của em khó khăn nên đề nghị em mỗ lấy thai.

Tuy nhiên nếu em rất muốn sinh thường và không có yếu tố bất thường nào nữa, em có thể chờ vào chuyển dạ thử xem thai nhi có qua được khung chậu mẹ hay không. Nếu không được thì mỗ cũng không muộn, bởi vì tất cả cá yếu tố chỉ là ước lượng,và có thể có sai số.

Chúc em mẹ tròn con vuông
Thân mến 

BS. CKII. Nguyễn Thị Kim Hoàng
  Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Nếu em tới một bác sĩ thứ 3 nữa thì bác sĩ này sẽ cho một thuốc khác nữa và giải thích hay hơn nữa lúc đó em sẽ nghe ai hay là tới bác sĩ thứ 4? Vì vậy theo tôi em chỉ nên tới một bác sĩ mà em thấy tin tưởng nếu không trong quá trình khám thai sẽ bỏ sót nhiều giai đoạn khảo sát cần thiết để biết thai có bất thường gì không nhất là vợ em đã 37 tuổi là độ tuổi có nhiều nguy cơ dị tật của thai kỳ.

Bệnh trĩ không ảnh hưởng đến thai nhưng có thai sẽ làm bệnh trĩ nặng hơn vì khi thai to áp lực đè xuống vùng dưới tăng lên làm trĩ ngày càng lộ ra. Ăn các loại rau trái cây tránh không táo bón trong lúc mang thai hy vọng giảm phần nào độ nặng của bệnh trĩ.

Chúc các em khỏe.

BS.CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Giãn nhẹ bể thận nhi rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bé. 

Các kết quả về di truyền học bình thường thì bạn và gia đình không phải lo lắng gì cả.
Hiện tại vợ bạn chỉ cần khám thai định kỳ, sinh hoạt bình thường, ăn uống đầy đủ các chất là được. Không cần phải điều trị đặc hiệu gì cả.

Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Theo các số đo trên thì ĐKLĐ có hơi lớn so với tuổi thai. Cân nặng ước tính theo các số đo là 1800g  (+/- 200g)

Chỉ số ối (AFI) là bình thường.

Nếu lần trước bạn đã mổ lấy thai vì khung chậu hẹp thì lần này sẽ sinh mổ lại.

Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Em Phương Chi thân mến,

Chị em đang mang thai 35 tuần tuổi mà lên cơn đau tim dữ dội nghĩ nhiều đến tình trạng thiếu máu cơ tim cấp. Lúc này cần điều trị cho  tình trạng sức khỏe của mẹ ổn định là quan trọng. Nếu vì tình trạng sức khỏe của mẹ, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch yêu cầu mổ lấy thai thì các bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện. Hiện tại, thai nhi  tuần tuổi, việc mổ lấy thai lúc này bé sẽ khó nuôi vì tình trạng non tháng. Bên cạnh đó, cuộc mổ lấy thai có thể làm cho tình trạng bệnh lý của mẹ nặng nề thêm, ví dụ người mẹ đang trong tình trạng thiếu máu cơ tim và nay lại mất máu do cuộc mổ. Những thuốc mê, thuốc tê sử dụng trong quá trình phẩu thuật cũng góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Tóm lại là chị bạn nên thực hiện theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Khám thai nên theo hẹn của bác sĩ, em ạ. Em không đi khám làm sao biết “không có gì bất thường” ở bên trong. Em có thể khám thai tại cơ sở y tế địa phương, như bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, không nhất thiết phải đến khám tại Từ Dũ.

Lúc thai 32 tuần thường sẽ không siêu âm 4D nữa, mà là một chỉ định khác, ví dụ siêu âm màu.
Em đã chích ngừa rubella và kết quả xét nghiệm như trên thì không phải lo lắng.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Em nên đến cơ sở y tế để được khám vết thương cụ thể và làm các xét nghiệm bổ sung, nếu cần. Từ đó, mới có hướng giải quyết phù hợp.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
  Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Ở tuổi thai 22 tuần thì kết quả siêu âm như trên mới chỉ gợi ý vể nguy cơ nhau bám thấp. Tuy nhiên, vị trí nhau bám còn thay đổi khi thai phát triển và tử cung lớn lên. Hiện tại, em cần nghỉ ngơi, tránh va chạm mạnh vùng hạ vị, không làm việc nặng và theo dõi các triệu chứng như ra máu âm đạo, đau nặng bụng nhiều.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Thông thường, thai 14 tuần thì người mẹ chưa cảm nhận được thai máy đâu, em ạ. Có thể là triệu chứng của động thai. Em có thể đến khám tại cơ sở y tế địa phương để xác định chẩn đoán và được cho thêm thuốc điều trị chống những cơn co thắt tử cung. Ngoài ra, em cần nằm nghỉ, ăn uống bồi dưỡng và không làm việc nặng.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Nếu ra huyết âm đạo thì em cần đến bệnh viện khám lại ngay nhé.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Vừa có UXTC vừa có thai thì tùy theo vị trí của khối UX, kích thước của UX mà có những vấn đề đi kèm ví dụ u to gây chèn ép làm cho ngôi thai bất thường, thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu ..., nếu u nằm phía dưới làm cản trở đường ra của thai nhi khi sanh gọi là u tiền đạo. Khi thai đang phát triển tử cung to ra làm cho khối u cũng to ra vì vậy cũng gây đau, sau sanh tử cung co hồi nhỏ lại khối u thoái hóa dần cũng gây đau. Trong khi sanh u xơ cản trở sự co hồi của tử cung dễ gây băng huyết nếu không cầm máu được thì phải cắt tử cung để đảm bảo an toàn cho mẹ. Hiện tại vợ bạn đang mang thai nếu đau nhiều thì chỉ uống được paracetamol mà thôi. Vợ bạn nên đi khám thai định kỳ để các bác sĩ đánh giá cụ thể và sẽ tư vấn kỹ hơn.

BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Em vệ sinh như vậy là tương đối kỹ, bệnh mồng gà có thể tái nhiễm. Để chữa trị hết trước khi sanh cách tốt nhất vẫn là khám thai định kỳ để các bác sĩ có thể phát hiện sớm và cắt đốt. Nếu ngay trong lúc đi sanh mà vẫn còn thì em sẽ được mổ lấy thai để tránh lây nhiễm cho con. Việc cần làm bây giờ là không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng tới em bé trong bụng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ