10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Chào bạn , sau phá thai nội khoa bạn nên tái khám theo hẹn của bác sĩ để đảm bảo chắc chắn là thai đã ra chưa, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

Chào bạn, bạn nên khám thai theo dõi định kì để bác sĩ thăm khám đánh giá khung chậu, nếu khung chậu hẹp thì sẽ có chỉ định mổ lại và sẽ mổ chủ động lúc thai 39 tuần, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

Chào bạn, kết quả xét nghiệm Rubella của bạn chỉ phản ánh là bạn đã từng nhiễm Rubella chứ không phải nói lên bạn nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kì, hơn nữa bạn không có sốt phát ban trong 3 tháng đầu thai kì nên bạn cũng yên tâm nhiều, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

Chào bạn, thuốc tránh thai khẩn cấp thường thành phần được khuyến cáo là chống chỉ định sử dụng khi mang thai, bạn nên đến tư vấn tiền sản bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn rõ ràng nhé, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

Chào bạn, hiện tại thai bạn còn rất nhỏ, khi khám thai sẽ chưa thể phát hiện được nhiều dị tật đi kèm, bạn nên đến tư vấn tiền sản bệnh viện Từ Dũ để được thăm khám và tư vấn rõ ràng hơn, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

Chào bạn, bạn nên xét nghiệm Rubella lại 02 tuần nữa theo chỉ định của bác sĩ và bạn nên cung cấp thêm thông tin bạn đã từng tiêm ngừa Rubella hay chưa và bạn có sốt phát ban trong quá trình mang thai không để đưa ra chẩn đoán thích hợp nhất, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

10tháng 07

Chào bạn, chọc ối hay NIPT đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên đến khám tiền sản bệnh viện Từ Dũ để được cung cấp thông tin rõ ràng về 2 phương pháp này nhé, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

10tháng 07

Chào bạn, chỉ định thuốc chống gò tử cung và chích hỗ trợ phổi phải tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng của từng người. Bạn nên đến khám kiểm tra thai định kì theo hẹn để bác sĩ có chỉ định phù hợp cho mình nhé, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

Chào bạn, nếu chỉ đơn thuần là tiêm hỗ trợ phổi thì không cần nhập viện, thân mến!

BS. Phạm Ái Thụy

Chào em,

Bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách trong thời gian mang thai, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, đồng thời mẹ tránh được một số nguy cơ gây bệnh. Nếu bác sĩ không cho dùng thuốc em có thể tăng cường chế độ dinh dưỡng hàng ngày, không nên tự ý mua thuốc.

Có 4 loại vitamin và khoáng chất quan trọng cần thiết cho bà bầu:

- Acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Nhu cầu cho thai phụ không quá 1mg/ngày. Vì thế, bạn nên dùng acid folic theo toa của bác sĩ

Acid folic có trong gan, ngũ cốc, hạt hướng dương, rau lá xanh, bông cải … đặc biệt là rau có màu xanh đậm.

Sắt: Ở thời kỳ mang thai nhu cầu sắt cũng tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và tránh nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Trong giai đoạn thai kỳ, thể tích máu ở người mẹ tăng lên, cơ thể của người mẹ cần bổ sung chất sắt để tạo ra hemoglobin, một phần của các tế bào máu đỏ giúp mang oxy đến nuôi dưỡng thai nhi. Sự thiếu hụt chất sắt có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi như nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung hoặc con nhẹ cân. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan, huyết, rau xanh. Nên uống 30 - 60mg sắt/ngày đến tháng thứ 8 của thai kỳ.

Can-xi: Đây là chất cần thiết cho xương và răng của thai phụ, thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng huyết khối. Không nên kết hợp can-xi với viên sắt, vì chúng sẽ ngăn sự hấp thụ lẫn nhau trong cơ thể. Nên uống vitamin trước, bốn giờ sau hãy dùng viên can-xi. Thai phụ cần 1.000 - 1.300mg/ngày.

Vitamin D: Cùng với việc bổ sung canxi, thì việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng. Đây là chất rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và phosphor, góp phần vào cấu tạo xương. Thiếu vitamin D, canxi sẽ khó hấp thu dẫn tới hậu quả như trẻ bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ hoặc đẻ ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền, bào thai suy yếu. Nếu thiếu quá nhiều vitamin D có thể gây dị tật bẩm sinh, gây nhuyễn xương, co giật do hạ calci máu, loãng xương ở mẹ.

Nguồn cung cấp vitamin D quan trọng cho cơ thể (80%) là do sự tổng hợp trong da dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt và nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin D là gan cá, trứng, bơ sữa, các loại cá béo, thực phẩm có tăng cường vitamin D (như sữa). Việc bổ sung vitamin D bằng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài 4 loại thiết yếu trên thì vitamin B1,B2, B5, C, E, A, Iốt và kẽm cũng cần thiết. Riêng vitamin A liều cao trong 12 tuần đầu thai kỳ có thể ảnh hướng đến não, khung xương, mắt và sự phát triển trí não của bào thai. Vì thế, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khi nào nên dùng vitamin A. Gan, sữa, trứng, cà-rốt, rau quả xanh và vàng, cà chua, bí đỏ, bông cải xanh có nhiều vitamin A.

Tuy nhiên, khi mang thai em không nên tự ý mua thuốc về uống, hãy đi khám thai định kỳ để được bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của thai nhị

Chúc em thành công!

DS. CKI. Huỳnh Kim Hằng - Khoa dược

06tháng 07

Chào em, 

Aspllets thành phần là acetylsalicylic acid thường được chỉ định với liều 81mg là liều thấp trong những trường hợp có nguy cơ sẩy thai trong ba tháng đầu do nguyên nhân rối loạn đông máu. Liều thấp acetylsalicylic acid có hiệu quả đáng kể khi kèm với thuốc dưỡng thai. Em nên theo sự hướng dẫn của Bác sĩ và không phải lo lắng về nguy cơ của acetylsalicylic acid liều thấp trên thai nhi.

Thân mến,

Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị Ngọc

Duphaston (hoạt chất dydrogesterone 10mg) là một thuốc nội tiết sử dụng với nhiều chỉ định khác nhau như: vô kinh thứ phát, hội chứng tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, dọa sảy thai, sẩy thai liên tiếp, vô sinh do suy hoàng thể….

         Theo thông tin kê toa sản phẩm, không có bằng chứng về việc dydrogesteron làm giảm khả năng sinh sản ở liều điều trị, do đó chị có thể yên tâm sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc sức khỏe và hạnh phúc.

Ths.Ds Thân Thị Mỹ Linh – BV Từ Dũ

...
47484950515253
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ