1. Để hoàn toàn yên tâm, em có thể có thai sau 3 tháng tiêm mũi cuối cùng.
2. Bạn có thể dùng viên vitamin tổng hợp mỗi ngày 1 viên. Acid folic và sắt trong viên thuốc tổng hợp tuy liều có cao hơn nhu cầu nhưng thường là khi ta uống vào hấp thu không hoàn toàn mà chỉ khoảng 2/3 đến ¾ liều thuốc trên. Theo nhiều nghiên cứu thấy rằng dùng acid folic liều được khuyến cáo mỗi ngày từ 400 - 600mcg. Acid folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu dùng liều cao hơn 1000 mcg acid folic mỗi ngày và suốt một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích và nặng nề nữa là động kinh.
Sắt nguyên tố được khuyến cáo dùng mỗi ngày 15mg đối với phụ nữ trước mang thai và giai đoạn cho con bú, còn trong thai kỳ thì nhu cầu là 30mg sắt. Với những người thiếu máu thiếu sắt thì nhu cầu có tăng lên. Thông thường chỉ khoảng 10% lượng sắt ăn/uống vào là được hấp thu.
Nhìn chung, nếu bạn không có bệnh lý tán huyết thì bạn có thể yên tâm dùng thuốc vitamin tổng hợp nói trên.
Thân mến,
TS.BS Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản - BV Từ Dũ
1 số chủng ngừa tiêm trước khi mang thai:
- Sởi, quai bị và rubella: Thuốc tiêm là MMR (3 in 1). Không cần xét nghiệm trước tiêm. Sau khi tiêm 3 tháng hãy để có thai, tối thiểu cũng là 1 tháng, không nên mang thai liền ngày sau tiêm. Thông thường chỉ cần tiêm ngừa cho vợ, còn nếu tiêm luôn cho cả chồng cũng tốt.
- Viêm gan siêu vi B: xét nghiệm trước, nếu có kháng thể thì không cần tiêm.
- Thủy đậu, cúm, HPV, ...
Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát xem có bệnh gì không như: thiếu máu, tiểu đường, cao huyết áp…để điều trị trước khi mang thai. Nên bổ sung acid folic 1 viên/ngày trong thời gian tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Thời điểm thích hợp để đo độ mờ da gáy kết hợp double test là 11-13 tuần 6 ngày (Theo Phác đồ điều trị sản - phụ khoa - Năm 2012 - BV Từ Dũ). Theo quy định của sở y tế bệnh viện không được phép tiết lộ giới tính của thai nhi.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Chích ngừa thủy đậu là không nên đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bạn không cung cấp rõ tuần tuổi thai nên thật khó để trả lời cụ thể: mũi thứ 2 được chích vào khoảng nào của thai kỳ? Vì vậy, tốt nhất bạn nên khám thai, SA để xác định tuần tuổi thai để các BS có thể tư vấn cụ thể được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Em có thể theo dõi thai tại địa phương, nhưng nếu muốn sinh ở Từ Dũ, tốt nhất khi thai 39 tuần nên đến khám thai tại khu vực khám thai thuộc khoa chăm sóc trước sinh để các BS có thể đánh giá: ngoài sức khỏe thai còn tiên lượng sanh ngã âm đạo hay phải mổ lại. Lưu ý, nếu là nhau tiền đạo hay mẹ có bệnh lý tim nặng phải mổ lấy thai vì lý do bệnh lý mẹ,…phải đến sớm hơn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Với số đo được mô tả như trên ở tuổi thai 22 tuần, cần thêm thời gian để theo dõi và đủ tiêu chuẩn để kết luận dãn bể thận. Tình trạng như hiện tại thì chưa có dấu hiệu nguy hiểm nào cho thai nhi. Bạn phải tiếp tục khám thai để theo dõi diễn tiến như thế nào. Vấn đề này không liên quan chế độ ăn uống. Bạn vẫn giữ chế độ sinh hoạt và ăn uống như hiện tại
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh – BV Từ Dũ
Nếu HBsAg (+) và HBeAg (+): có thề hiểu là vi rút viêm gan B đang trong quá trình phát triển trong cơ thể chủ.
1. Nếu men gan bình thường: có thể xem như người lành mang trùng.
2. Nếu men gan tăng: có thể viêm gan trong giai đoạn hoạt động.
Ngoài ra, hiện tại BV Nhiệt Đới đang cho các sản phụ nhiễm viêm gan B có nồng độ virus trong máu cao được sử dụng kháng virus lúc thai 28 tuần để giảm nguy cơ lây truyền mẹ con đối với bệnh lý này.
Nếu các sản phụ vừa được dùng thuốc (nếu có chỉ định) bé vừa được chích ngừa sau khi chào đời sẽ giảm nguy cơ lây truyền mẹ con > 90%.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Hb ở phụ nữ mang thai <11g/dL là thiếu máu. Tuy nhiên, bạn phải tìm nguyên nhân thiếu máu mới có thể nói đến vấn đề điều trị vì phương thức điều trị có khác nhau. Do đó bạn nên đến khám thêm chuyên khoa huyết học để tìm nguyên nhân.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nốt phản âm sáng ở thất (T) không là bất thường cấu trúc của tim, trước đây dấu hiệu này được các nhà nghiên cứu cho là có liên quan đến một số bất thường NST. Tuy nhiên, theo y học hiện tại dấu hiệu này không còn là dấu hiệu liên quan nữa nên bạn cũng không cần quá lo lắng nếu không kèm bất kỳ một bất thường nào khác.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nếu bạn chuẩn bị có thai, chích ngừa cần thiết nhất và thời gian không quá lâu là Rubella, bạn có thể chích ngừa ở viện Pasteur hoặc TT Y tế dự phòng,…
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nếu thấy được độ mờ da gáy là có thể làm Double test, xét nghiệm náy không cần nhịn đói hay có điều kiện gì đặc biệt.
Nếp gấp da gáy < 6mm là bình thường.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Mức độ dãn hố sau như trên hiện là mức độ nhẹ. Nếu đây chỉ là dấu hiệu đơn độc thì tiên lượng (dự hậu) khá tốt. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố: bất thường nhiễm sắc thể (khả năng ít nếu là dấu chứng đơn độc), nhiễm trùng bào thai…Chế độ ăn không ảnh hưởng đến vấn đề này. Bạn nên đến đơn vị tiền sản – Khoa Chăm sóc trước sinh để được tư vấn và có hướng xử trí cụ thể hơn.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh – BV Từ Dũ