tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào bạn,

1. Từ trước đến nay, chẩn đoán thai ngoài TC đôi khi rất dễ nhưng một số trường hợp giống như một bài toán khó. Ví dụ: có những trường hợp cứ phải SA, xét nghiệm βhCG định lượng mỗi 48 giờ để có thể định hướng trong chẩn đoán, có trường hợp phải nạo trong lòng TC để xác định có gai nhau hay không để chẩn đoán loại trừ (đối với những SP đã đủ con và không muốn có thai thêm,…), có trường hợp phải nội soi chẩn đoán,…Trên đây là vài ví dụ để bạn có thể hình dung, đôi khi chẩn đoán thai ngoài TC không dễ dàng.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết có những trường hợp, mặc dù hiếm là vừa có thai trong TC vừa có thai ngoài TC; có một số trường hợp khác SP có thai trong TC nhưng ở buồng trứng bị vỡ nang gây xuất huyết, các BS cũng phải phẩu thuật cầm máu,…Có thể chị của bạn thuộc tình huống này.

2. Do bạn không cung cấp rõ phương pháp phẩu thuật, nên thật khó trả lời câu hỏi thứ 2 của bạn. Tuy nhiên, có 1 gợi ý của bạn là vấn đề xử trí nằm ở buồng trứng nên bạn cũng không cần quá lo lắng với vết mổ ở trên bụng.

3. Muốn biết có ảnh hưởng đến thai hay không, đúng nguyên tắc bạn phải cung cấp tên thuốc, liều lượng,… thì mới có thể trả lời cụ thể được. Tuy nhiên, chị của bạn cũng không cần quá lo lắng vì nếu các BS xác định còn thai trong tử cung thông thường sẽ lựa chọn thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhất .

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Khả năng cao là bạn đã có thai, tuy nhiên đối với những thông tin bạn cung cấp cho thấy, có vẻ thai kỳ này không bình thường (SA: không thấy thai + βhCG định lượng thấp và sự thay đổi không nhiều sau 4 ngày kiểm tra). Do đó, bạn nên khám ở các BV có chuyên khoa Sản lớn để được chẩn đoán và xử trí rõ ràng vì có những vấn đề nguy hiểm ở khoảng tuổi thai này (VD: Thai ngoài tử cung).

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào em,

Những chỉ số SA em cung cấp khá tương xứng đối với tuổi thai 30 tuần. Quan trọng ở tuổi thai này, em nên chú ý thai máy và tái khám 2 tuần sau hoặc ngay khi có gì lạ.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Thuốc hiện tại trên thị trường rất đa đạng, với nhiều tên và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng vẫn là thành phần các chất trong viên thuốc. Bạn có thể tham khảo các thành phần này trong công thức hóa học của thuốc được ghi rõ trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn có kèm trong hộp thuốc.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Hội chứng W.P.W (Woft- Parkinson-White) là một hội chứng liên quan đến những cơn nhịp nhanh ở tim, một số trường hợp không có triệu chứng nhưng một số trường hợp khác có thể gây những biến chứng rất nặng nề (VD: đột tử). Do đó, những lời khuyên về chuyên khoa chắc bạn phải được tư vấn về phía chuyên khoa tim mạch, ngay cả về phương pháp sanh, khi có chỉ định từ phía chuyên khoa, BS sản khoa sẽ thực hiện theo chỉ định này. Do đó, tốt nhất bạn nên khám tim mạch thường xuyên theo hẹn song song với theo dõi thai kỳ, từ đó bạn sẽ có chế độ theo dõi và chỉ định cụ thể nhờ sự liên kết của 2 chuyên khoa.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn được chỉ định làm xét nghiệm sinh hóa máu ngay sau ngày chọc ối, lúc thai 12 tuần rưỡi là xét nghiệm 2 chỉ số sinh hóa máu, sẽ được kết hợp để cộng dồn tính nguy cơ sinh con bị lệch bội nhiễm sắc thể (như hội chứng Down, Edward, Patau, các loại bất thường nhiễm sắc thể giới tính). Nguy cơ hội chứng Edward 1 : 147 là cao, bạn sẽ được tham vấn để làm xét nghiệm chẩn đoán là chọc ối (lấy tế bào trong dịch nước ối). Việc chọc ối sẽ được tiến hành theo đúng quy trình rất nghiệm ngặt. Tỉ lệ tai biến do thủ thuật xảy ra < 1%, và được làm dưới hướng dẫn của siêu âm (nghĩa là không đâm vào thai nhi của bạn đâu nhé).

Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) (Panorama chỉ là tên của một thương hiệu tại Mỹ làm xét nghiệm này), vì giá còn khá đắt và hiện chưa có labo xét nghiệm nào tại Việt Nam làm được xét nghiệm này nên mẫu máu của bạn sẽ được gởi qua Mỹ. Đây là một tiến bộ vượt bậc của tiền sản, làm giảm tỉ lệ phải can thiệp thủ thuật xuống đáng kể. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng, đây cũng chỉ là xét nghiệm sàng lọc (nghĩa là câu trả lời sẽ là nguy cơ; không phải là có/không con bạn bị bệnh).

Hiện tại BV Từ Dũ chưa làm xét nghiệm này.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào em,

Que thử thai đã báo kết quả rồi, em không cần làm lại. Muốn có kết quả chính xác hơn, em nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn về xét nghiệm chẩn đoán có thai với độ chính xác cao hơn, em ạ.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ

Chjao2 bạn,

1. Thai hiện tại đang còn nhỏ, bạn có thể tiếp tục uống Ferrovit và có thể uống thêm sữa dành cho bà bầu.

2. Nghén là triệu chứng thường gặp ở các bà bầu nhưng không có nghĩa là tất cả. Và mỗi người có thể có những biểu hiện khác nhau.

3. Thai mới 4 tuần tuổi, có nghĩa là mới thấy túi chứa thai, chưa thấy phôi thai thì làm sao có thể kết luận em bé có bình thường hay không? Chưa nói còn một quá trình dài XN, SA,… mới có thể trả lời câu hỏi này. Do đó, tốt nhất bạn nên tái khám 3 tuần sau để xác định sự sống của thai (tim thai). Vì tim thai thường thấy được ở khoảng tuổi thai 6-7 tuần.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

21tháng 08
Chào em,

Có thai mà ra huyết dĩ nhiên là có vấn đề rồi. Vì vậy, tốt nhất em nên tái khám trở lại để được khám, SA,…từ đó tùy theo chẩn đoán sẽ được xử trí thích hợp.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào em,

IgG Rubella (+): đồng nghĩa là vợ em đã có kháng thể bảo vệ (có thể nhờ vào lần chích ngừa lần trước). Rubella có thể gây thai lưu hoặc Rubella bẩm sinh cho thai. Mặc dù, nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu rất nhiều. Nhưng do Rubella trong trường hợp vợ chồng em thì ít nghĩ vì vợ em đã được chích ngừa. Tuy nhiên, tác nhân CMV cũng là một trong những nguyên nhân gây thai lưu. Nhưng để xác định chắc chắn nguyên nhân, cần những XN rất phức tạp (VD: lấy mô 2 lần thai lưu, lấy máu 2 vợ chồng,….). Như vậy, tốt nhất trước khi mang thai 2 vợ chồng nên sắp sếp đến các TT Sản có đơn vị  khám tiền thai để được khám, chỉ định XN để được kiểm tra toàn diện.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

1. Những thông số SA mà bạn cung cấp nằm trong giới hạn bình thường của tuổi thai 32- 33 tuần.

2. Nếu bạn là con so, từ thời điểm tuổi thai này 90% khả năng là bé sẽ không xoay nữa.

3. Để tiên lượng có thể sinh thường hay không bạn sẽ được khám âm đạo vào khoảng tuổi thai 38 tuần, từ đó mới có thể trả lời câu hỏi này được nhé.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

SA màu có thể biết được nhau có cài răng lược hay không, mức độ thế nào. Trong một số trường hợp khó có thể dùng MRI. Do đó, trong thai kỳ bạn được đánh giá là thai kỳ bình thường (ở các TT sản có uy tín), thì có lẽ bạn cũng không cần lo lắng đến vậy.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ