Trẻ sơ sinh bị đỏ mặt
Hỏi - 05/07/2016
Hiện tượng trên có thể là do da bị tì đè gây ra. Bé không có bất thường gì khác thì không sao cả.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 05/07/2016
Trả lời
Hiện tượng trên có thể là do da bị tì đè gây ra. Bé không có bất thường gì khác thì không sao cả.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Một ngày bé ăn 2 cữ ăn dặm mà chỉ bú 330 – 390ml sữa công thức thôi là chưa đủ nhu cầu dinh dưỡng. Từ 11 giờ trưa đến lúc đi ngủ đêm mà chị cho bé bủ chỉ 160ml sữa là quá ít. Tôi ngờ rằng trong 8 tiếng đồng hồ đó (nếu bé ngủ đêm lúc 7 giờ) chị đã cho bé uống quá nhiều nước thay vì cho bé uống sữa. Bé tầm tuổi này ăn 2 đến 3 cữ cháo, nếu bú sữa công thức thì có thể bú khoảng 4-5 bình sữa mỗi ngày, mỗi cữ từ 180 – 240ml sữa.
Nói như vậy không có nghĩa chị phải ép con ăn đạt được mức trên. Các số liệu chỉ để tham khảo. Việc ăn uống chị sắp xếp sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu của bé là được. Ví dụ như khoảng từ 11 giờ trưa đến 7 giờ tối chị nên cho bé thêm cữ phụ nữa.
Bụng bé to có thể do tích mỡ bụng, sau ăn bụng căng hơn là chuyện bình thường. Tiếng lụp bụp là tiếng nhu động ruột khi ruột đẩy thức ăn và di động ruột tạo ra.
Có thể bé có trào ngược dạ dày thực quản, mẹ nên cho bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị nhé.
Bé đã ăn dặm thì phân sẽ thay đổi mùi và số lượng đi tiêu sẽ giảm dần lại.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chị cho bé ăn dặm như vậy là quá sớm và quá nhiều. Bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Ăn dặm sớm làm bé giảm uống sữa sẽ khiến bé thiếu vi chất dinh dưỡng. Hơn nữa, bé mới ăn dặm được 2 tuần mà chị đã cho ăn đến 2 bữa và cả 2 cữ trái cây nữa là quá nhiều. Giai đoạn này thức ăn chủ yếu của bé là sữa, ruột bé chỉ mới bắt đầu làm quen với thức ăn, nên ăn là để cho bé quen mùi vị chứ ruột chẳng hấp thu được bao nhiêu.
Bắt đầu ăn dặm chị chỉ nên cho bé ăn bột xay đơn thuần hoặc cháo trắng xay nấu loãng trong tuần đầu tiên, mỗi ngày 1 lần, lần đầu chỉ 1 vài muỗng rồi tăng lên từng ngày. 3 tuần kế tiếp ăn cháo xay nấu loãng tương tự nhưng bắt đầu thêm mỗi vài ba ngày 1 loại rau mới cho bé quen hương vị. Sang tháng thứ 2 cũng chỉ ăn 1 lần/ngày nhưng lúc này ngoài cháo và rau mẹ cần thêm đạm và dầu ăn cho bé. Lúc này có thể uống thêm nước trái cây ép. Khi nào bé nuốt thành thạo rồi thì mới tăng lên 2 bữa/ngày. Khi bé bắt đầu nhai trệu trạo được thì cho ăn lợn cợn hơn và tăng 3 bữa. Giữa các bữa ăn là bữa phụ cho bé gồm trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hai tháng tuổi là mốc thời gian tuổi nhỏ nhất bé được phép chủng ngừa được các mũi 5 trong 1, 6 trong 1, nên các bé trên 2 tháng tuổi vẫn tiêm được các mũi này. Tuy nhiên, chị vẫn nên cho bé tiêm ngừa càng sớm càng tốt để được phòng bệnh tốt nhất nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sốt là 1 trong các phản ứng sau tiêm ngừa, nhưng không phải cứ tiêm ngừa là sẽ bị sốt, và cũng không phải không bị sốt là bé không tạo được miễn dịch với vaccine. Đa phần các bé tiêm Pentaxim rất ít khi bị sốt.
Pentaxim và Infanrix đều ngừa các bệnh hoàn toàn giống nhau, chỉ khác Infanrix có cả ngừa viêm gan B mà Pentaxim không có. Vì vậy chị hoàn toàn có thể cho con tiêm ngừa Infanrix vào lần sau, như vậy bé chỉ cần tiêm 1 mũi, không phải tiêm 2 mũi như lần này.
Ngày hẹn là thời điểm sớm nhất được phép tiêm mũi thứ 2. Cho nên chị có thể cho con đi muộn hơn.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu chị đã vệ sinh rốn đúng cách và để thoáng rốn mà rốn bé vẫn không khô được thì cần đi khám lại ngay nhé.Bé bú sữa mẹ là rất tốt. Trước khi cho bé bú chị cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ nhé. Nếu phân bé vẫn bình thường thì không vấn đề gì. Có thể tiếng sôi bụng chỉ là nhu động ruột bình thường thôi.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có chiều cao và cân nặng bình thường, ăn ngủ vui vẻ, đi tiêu phân không đàm máu, không lỏng nước thì hệ tiêu hóa bé không có bệnh lý gì cả.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Không biết bé nhà anh có bú sữa mẹ hoàn toàn hay không? Bé non tháng hay đủ tháng? Vẫn có trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn, đủ tháng, khỏe mạnh chậm đi phân đến 1 tuần sau đó vẫn đi bình thường. Nếu bé bú sữa công thức sẽ rất dễ táo bón. Anh nên massage bụng và tạo thói quen đi cầu mỗi ngày cho bé. Anh nên đến gặp bác sĩ để được kê toa giúp làm mềm phân cho bé dễ đi trong trường hợp phân quá cứng.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé gái 7 tháng nặng 8.2kg là bình thường. Ở tháng tuổi này, bé đã có thể ăn cháo hơi đặc, có thịt, cá xay và rau củ xay, 2 cữ 1 ngày, mỗi lần ăn ½ đến ¾ chén tùy khả năng ăn của bé (không ép ăn). Nếu bé ăn được như vậy thì bú 700ml sữa/ngày là được. Sau khi ăn và bú xong mẹ nên cho bé ợ hơi, ngồi chơi, đừng vội cho bé nằm sấp trườn ngay để tránh nôn ói. Bé đang tập ăn nên đôi khi sẽ nôn ói nếu gặp thức ăn có mùi vị mới hoặc mấu thức ăn hơi to. Khi ăn hoặc ngủ nếu môi trường nóng như hiện tại thì các bé đều sẽ đổ mồ hôi.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chiều cao và cân nặng của bé như vậy là bình thường. Hiện tại bé chưa biết đi là hơi muộn. Nếu bé đã biết tự đứng, tự đi men theo giường, theo vách… mà không chịu tự đi thì có thể do bé nhút nhát sợ té ngã. Nếu trước giờ bé chưa từng tự ngồi, đứng bao giờ thì có khả năng bé chậm phát triển vận động thật sự. Cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Tuổi này các bé có thể ăn được cơm rồi nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé tăng cân như vậy là bình thường. Dù bé đi tiêu và tiểu nhiều nhưng bé vẫn chịu bú, vui vẻ và tăng cân tốt thì không vấn đề gì. Các bé bú sữa mẹ hoàn toàn và bú mẹ thường xuyên, thì có thể đi tiêu và tiểu nhiều lần như vậy.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Theo như chị nói thì tần suất nôn của bé là 3 lần trong tuần, thỉnh thoáng mới trớ, nghĩa là chuyện nôn trớ của bé không thường xuyên lắm. Chị nên xem xét lại lượng ăn của bé và tần suất cho ăn xem có quá nhiều hay quá dày đặc hay không. Nếu tần suất nôn ói tăng lên, chị nên đến bác sĩ kiểm tra xem bé có bệnh gì không và bác sĩ sẽ kê toa cho bé bổ sung thêm vitamin D.
Bé thích bế hoặc đưa mới ngủ yên và không chịu nằm giường là biểu hiện của việc ngủ phụ thuộc vật hỗ trợ. Chị nên tập cho con ngủ giường để đỡ vất vả hơn. Chị có thể dùng khăn mỏng quấn hoặc cho quấn khăn thành hình chữ U cho bé nằm nghiêng ôm khăn để ngủ ngon giấc hơn.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bú mẹ hoàn toàn thì 2 hình thức phân như chị mô tả đều là bình thường.
U máu không phải lúc nào cũng cần điều trị, vì có u sẽ tự thoái triển. Mẹ nên đi khám để bác sĩ tư vấn cụ thể nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Để bé bú mẹ, chị phải quyết tâm tập bé ti mẹ vào lúc bé đói, không cho bé ti bình nữa mà ăn bằng muỗng vì bé ngậm bình quen sẽ chống đối rất dữ dội khi tập ti mẹ. Hai mẹ con da tiếp da và cho bé ti thường xuyên bất kỳ khi nào bé muốn vì bé mới chỉ 1 tuần tuổi và đây cũng là cách giúp mẹ sản xuất sữa nhiều hơn dần dần.Bé chỉ mới 1 tuần tuổi nên sẽ ngủ rất nhiều, ít khi thức chơi, nên mẹ cứ theo nhu cầu của con, cho con bú thường xuyên bất kể ngày đêm và cho bé ngủ khi thấy bé ngáp nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu là bé gái thì 3 tháng cân nặng 5.2 kg là ở mức thấp nhưng vẫn còn trong giới hạn bình thường. Không rõ lúc mới sanh bé được bao nhiêu cân, sanh non hay đủ tháng và mỗi tháng bé tăng bao nhiêu mà mẹ đã vội kết luận bé chậm tăng cân? Do chị không nói rõ lịch ăn ngủ của bé ra sao nên chúng tôi rất khó tư vấn cụ thể cho chị. Đây là lịch ăn ngủ chuẩn của bé 3 tháng để chị tham khảo điều chỉnh cho phù hợp:
- Ăn mỗi 3 giờ, mỗi lần khoảng 120ml. Bé bú sữa mẹ là rất tốt. Không rõ chị dựa vào đâu mà cho rằng sữa mẹ rất ít? Bởi vì nếu bé thích ti mẹ thường xuyên, sữa sẽ được sản xuất liên tục. Chị cứ cho bé bú mỗi 3 giờ hoặc ngắn hơn nếu bé muốn, da tiếp da khi bú, sau bú vắt sữa hết toàn bộ 2 vú và đem trữ đông. Thường xuyên massage ngực, uống khoảng 3-4 lít nước/ngày, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Dần dần sữa mẹ sẽ tăng lên.
- Ngủ: Chị nên cho bé tập tự ngủ không cần bế, ru, đưa, lắc. Như vậy khi giật mình bé có thể tự ngủ lại mà không khóc đòi mẹ và cũng ít khi giật mình khi ngủ. Ban ngày bé ngủ khoảng 3 giấc, mỗi giấc 1.5 tiếng. Ban đêm ngủ khoảng 10-12 tiếng.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé tăng cân như vậy là bình thường. Có vẻ như chị chưa từng được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cũng như chưa từng tìm hiều về lợi ích của sữa mẹ nên mới cho bé bú sữa công thức dù mình đang có sữa.
Bé ngủ khi đang bú có rất nhiều nguyên nhân: sữa mẹ giảm ít do mẹ cho bé bú bình, bé ngậm bắt ti mẹ không được, hoặc do tác dụng của oxytocin làm bé buồn ngủ. Chị nên đánh thức bé bằng cách nói chuyện và nựng nịu, nắn bóp tay chân để bé hoàn thành bữa bú. Nếu chị vẫn tiếp tục cho bé bú bình, nhu cầu bú sữa mẹ của bé sẽ giảm dần và chị sẽ bị giảm sữa dần. Sữa mẹ có rất nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của con. Mẹ nên tìm hiểu để có động lực và quyết tâm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn nhé.
Khi bế cho bé ợ hơi mẹ nên kiên nhẫn, có khi đến 30 phút con mới ợ hơi được. Do cấu trúc giải phẫu nên bé rất dễ trào sữa từ dạ dày vào thực quản, gây trớ sữa, ho. Vì vậy bế bé vỗ ợ hơi, cho bé nằm đầu cao sẽ giúp cải thiện tình trạng của bé.
Theo khuyến cáo của CDC, trẻ nhỏ nên được bổ sung 400 UI vitamin D mỗi ngày.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Không phải tất cả các bé sanh cực non như con anh đều sẽ trở thành trẻ chậm phát triển tâm thần vận động. Tại bệnh viện Từ Dũ có rất nhiều những bé non tháng 26 tuần sau 2 năm theo dõi, các bé đều có thể bắt kịp sự phát triển như các bé sanh đủ tháng khác. Cho nên trước mắt khi con anh còn đang nằm viện, mẹ bé nên thường xuyên vắt sữa mỗi 3 giờ/ lần ban ngày, mỗi 4-5 giờ/lần ban đêm, mỗi lần vắt phải vắt kiệt sữa cả 2 vú, đem trữ đông hoặc mang vào bệnh viện cho bé ăn (nếu bé đã ăn được) để duy trì nguồn sữa mẹ cho con. Khi bé được gặp ba mẹ thì học cách chăm sóc bé non tháng theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi xuất viện anh cần đưa bé đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển tâm thần vận động của bé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé dưới 6 tháng trung bình tăng 500 – 1000 gram/ tháng. Trong vòng 1 tháng mà bé tăng cân như vậy là quá nhiều. Hiện tại bé được 2 tháng nhưng với cân nặng 8.3 kg là đã thừa cân. Nếu bé chịu bú mẹ thì chị nên ngưng hẳn sữa công thức cho bé và không nên bắt ép bé bú mục đích tăng cân nữa.
Bé nên được bổ sung thêm vitamin D vì chỉ phơi nắng không cung cấp đủ vitamin D cho bé. Nếu thật sự bé còn vàng da trong độ tuổi này thì chị nên đưa bé đi khám.
Nấm lưỡi của bé nếu bị tái đi tái lại, chị nên đến bác sĩ kê toa thuốc điều trị nấm.
Từ 16-20 giờ là khoảng thời gian chuẩn bị ngủ đêm của các bé. Sau cả ngày mệt mỏi, đến chiều tối bé khó vào giấc hơn. Vừa mệt vừa không ngủ được, bé sẽ cáu gắt và khóc dai dẳng. Nếu bé vẫn chưa tự ngủ được mà ngủ phụ thuộc vào việc bế ẵm, đưa ru thì tình trạng này sẽ còn kéo dài. Mẹ nên tập cho bé tự ngủ để khi mệt bé sẽ tự dỗ mình vào giấc ngủ mà không khóc đến mệt thì ngủ như vậy.
Vùng cổ của bé thừa cân thường ngấn nhiều, rất dễ bị hăm nên chị cần thường xuyên lau sạch mồ hôi, không để sữa đọng lại ở cổ, và bôi thuốc chống hăm nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé ngủ li bì, bỏ bú như vậy là không bình thường. Chị nên đưa bé đi khám ngay.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chị đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là rất tốt. Bé nhà chị tăng cân như vậy là bình thường.Sau khi uống thuốc ngừa Rotavirus, trong tuần lễ sau đó, một số ít bé bị tiêu chảy nhẹ, ói mửa, biếng ăn. Những tác dụng phụ này khá nhẹ và bé sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, nếu bé nôn ói ngày càng nghiêm trọng thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay nhé.
Thân mến,
BS. Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé tăng cân như vậy là tốt, không có gì là chậm cả. Bé thật tội nghiệp vì bị mẹ cho bú thời gian quá gần (mỗi 2 tiếng), dù bé đã không muốn bú vì còn no và ngủ chưa đủ giấc (bé khóc chống đối), vẫn bị mẹ bắt dậy và ép bú đến nỗi ọc sữa. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục, bé sẽ thấy mỗi bữa bú là một sự tra tấn, bé sẽ sợ bú và cuối cùng dẫn đến biếng ăn nhũ nhi.
Hiện tại tính ra bé đã trên 40 tuần tuổi thai, mẹ cần điều chỉnh lại lịch sinh hoạt như sau: bắt đầu từ 7 giờ sáng, cứ mỗi 3 tiếng mẹ hãy cho bé bú. Bé dậy lúc 7 giờ sáng chẳng hạn, cho bé bú trong 30 phút, sau đó cho bé chơi đến khi bé ngáp (khoảng 1 đến 1g30 phút sau khi dậy bé sẽ muốn ngủ lại) thì cho bé đi ngủ. Mỗi giấc ngủ ngày kéo dài từ 1g30 phút đến 2 giờ. Như vậy theo chu kỳ, bé sẽ ăn vào lúc 7g, 10g, 13g, 16g, 19g. Sau 19g bé bắt đầu ngủ đêm đến 7g sáng hôm sau. Trong đêm có thể bé sẽ bú lúc 22 g và 2g sáng.
Bé bú sữa công thức sẽ bị táo bón. Mẹ nên học mát xa bụng cho bé dễ đi tiêu. Để tăng lượng sữa, mẹ nên cho bé ti mẹ trực tiếp đến no, sau đó vắt hết sữa 2 bên vú ra trữ lạnh. Mẹ vắt máy thì nên mát xa 2 bầu ngực kỹ trước và trong khi vắt để tránh tắc sữa. Ban đêm nếu bé không bú, mẹ không nên để hơn 6 tiếng mới vắt sữa sẽ dễ bị giảm lượng sữa. Uống 3-4 lít nước/ngày. Tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để lượng sữa tăng lên nhé. Bé nên bổ sung vitamin D hơn là canxi. Mẹ gặp bác sĩ để được kê toa vitamin D nhé.
Thân mến,
BS. Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ