Ngực trái bé có cục cứng cứng ở vú
Hỏi - 03/08/2015
Em nên cho bé khám chuyên khoa nhé.
Thân mến,
Bs. Nguyễn Phương Thảo
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Hỏi - 03/08/2015
Trả lời
Em nên cho bé khám chuyên khoa nhé.
Thân mến,
Bs. Nguyễn Phương Thảo
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Kết quả TPTTB máu cho thấy con bạn có tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Bạn nên đưa con đi khám tại các bệnh viện nhi khoa hoặc bệnh viện Truyền máu - Huyết học để được khám và tìm nguyên nhân nhé.
Thân mến,
Bs. Huỳnh Thị Thanh Thảo
Khoa sanh - BV Từ Dũ
Bé gái nhà em 30 tháng tuổi, có tiết dịch nâu, có mùi. Em cần đưa bé đi khám xem có: bé mặc quần áo có bó sát, nhiễm trùng tiểu, nhiễm giun, viêm nhiễm âm hộ, hay dị vật kèm theo hay không.
Thân mến,
Bs. Lương Thanh Hà
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Tại BVTD, tất cả các trường hợp bé sau sinh đều được lấy máu ở gót chân để thực hiên sàng lọc 3 bệnh: thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh (sản phụ không cần phải yêu cầu). Xét nghiệm này không được trả nếu là bình thường. Trong trường hợp có bất thường, bệnh viện sẽ liên hệ với thân nhân của bé để tham vấn về tình trạng bệnh. Trẻ sinh non cần phải khám mắt khi: tuổi thai < 32 tuần, < 1500gr, < 2000gr bị ngạt sau sinh... con của em không thuộc đối tượng phải khám mắt sau sinh. Tuy nhiên, em cần đưa bé đi khám lúc tròn 1 tháng tuổi để được tham vấn về: lịch tiêm chủng, dinh dưỡng... tại các cơ sở như: BV nhi đồng I, II, khoa sơ sinh BV Từ Dũ...
Thân mến,
Bs. Lê Anh Thư
Khoa hậu Phẫu - BV Từ Dũ
Theo bạn mô tả có thể ban đêm bé bú ít nên nước tiểu cô đặc, có màu vàng đậm. Bạn nên cho bé bú đủ 6-7 cử/ngày và chia đều cả ban ngày và ban đêm, mỗi cử 100-120 ml. Tuy nhiên nếu lo lắng quá bạn có thể đưa con đi khám và tư vấn đầy đủ tại các bệnh viện Nhi khoa.
Thân mến,
Bs. Huỳnh Thị Thanh Thảo
Khoa sanh - BV Từ Dũ
Bé của bạn nên được ăn mỗi ngày 2 bữa cháo có đủ rau củ, thịt/cá/lòng đỏ trứng, dầu ăn/mỡ. Chỉ khi nào không thuận tiện mới nên cho bé ăn bột mua sẵn. Bé có thể ăn thêm trái cây, uống nước trái cây, sữa chua, phô-mai.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu mỗi ngày chỉ ọc sữa 1-3 lần, không ảnh hưởng đến việc lên cân của bé thì chỉ là trào ngược sinh lý. Bạn chỉ cần vác đứng bé 20 phút sau khi bú và cho bé nằm nghiêng là được. Bạn nên cho bé uống vitamin D đến khi bé được 2 tuổi hoặc đến khi bé uống được 1000 mL sữa công thức mỗi ngày.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé không ho thì không phải khò khè. Hơn nữa, khò khè là triệu chứng của viêm phế quản, suyễn là những bệnh không gặp ở trẻ sơ sinh. Con bạn có thể bị nghẹt mũi. Để điều trị bệnh lác sữa, cần dùng loại sữa làm sạch da và loại kem dưỡng ẩm. Bạn nên đưa bé đến phòng khám trẻ em bệnh viện Từ Dũ (227 Cống Quỳnh Q1) để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bạn thấy bé ăn món nào khó tiêu thì tạm ngưng món đó lại và nhớ nghiền nát thức ăn trước khi cho bé ăn. Ngoài ra mục tiêu chính của ăn dặm là để bổ sung cho bé chất xơ, tập cho bé quen với thức ăn đặc, không phải là để ăn cho no mà nguồn cung cấp năng lượng chính vẫn là sữa. Vì vậy, bạn không nên ép bé ăn nhiều.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể cho bé uống vắc-xin ngừa Rotavirus khi bé được ít nhất 6 tuần tuổi. Trước khi uống hoặc tiêm vắc-xin, bé cần được khám sàng lọc. Sau khi uống hoặc tiêm thì phải ở lại tại chỗ theo dõi 30 phút. Phòng khám trẻ em của bệnh viện nhận tiêm chủng mỗi ngày, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Riêng vắc-xin Quinvaxem chỉ nhận tiêm từ sáng thứ 2 đến sáng thứ 6, nhận bệnh từ 7 giờ đến 10 giờ hoặc đến khi hết số khám bệnh quy định.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trong vắc-xin Varicella Vaccine – GCC không có thành phần phòng ngừa bệnh sởi. Bạn nên xem kỹ lại sổ tiêm chủng của bé và hỏi lại cán bộ y tế của phường.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sữa tốt nhất cho bé non tháng là sữa mẹ vì có chứa sẵn các men tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt và thành phần phù hợp với nhu cầu của bé. Bạn cần phải uống mỗi ngày ít nhất 2 ly sữa “bà bầu” (sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú) và ăn thịt bò, trứng, uống mỗi ngày ít nhất 2 lít nước để có đủ sữa cho bé bú. Bạn cũng cần phải cho bé bú thường xuyên mỗi 2-3 giờ, sau khi cho bé bú xong thì vắt hết sữa còn thừa ra. Việc cho bú đều đặn và vắt hết sữa như vậy sẽ kích thích não điều khiển tiết sữa nhiều hơn. Bé cần được uống 400 UI vitamin D mỗi ngày. Chế độ ăn của mẹ không làm bé bị vàng da.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn và vác đứng bé sau khi bú ít nhất 20 phút để giảm tình trạng trớ sữa. Mỗi ngày cho bé phơi nắng sáng 20 phút và cho uống 400 UI vitamin D để phòng ngừa còi xương. Muốn biết có thiếu vitamin D hay không phải khám trực tiếp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Đi xe lửa an toàn cho trẻ nhưng bạn nhớ lưu ý giữ ấm trẻ vì giường nằm trong khoang rất gần với máy điều hòa và không để trẻ ngay dưới luồng gió máy lạnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Tất cả các bé sơ sinh đều được chích (chứ không phải uống) vitamin K ngay sau khi sinh, tại phòng sinh hoặc phòng mổ. Đây là quy trình thường quy của bệnh viện.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn là một người mẹ rất tuyệt vời khi rất kiên trì và chịu khó cho bé bú sữa mẹ. Hiện tại, bé của bạn đã bắt kịp tăng trưởng cân nặng của một bé đủ tháng nên bạn không cần quá căng thẳng. Sữa bạn nhiều nên khi bé bú trực tiếp dễ bị sặc khi sữa xuống nhiều. Bạn có thể dùng 2 ngón tay kẹp bớt đầu vú để sữa xuống ít hơn. Nếu bé mới bú vài phút đã ngủ thì bạn nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để bé bú thật no. Bạn cũng có thể vắt bỏ một ít sữa đầu dòng, để qua đợt sữa xuống nhiều rồi mới cho bé bú để bé ít bị sặc. Sau khi cho bé bú, bạn nên vắt sữa còn lại trong vú ra và để vào tủ lạnh, để dành tối bú hoặc nếu có tủ đông riêng thì để dành được 6 tháng. Nếu tối bạn cho bú sữa bằng bình thì cũng phải nhớ vắt sữa đều đặn mỗi 3 giờ để không bị giảm tiết sữa.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé bị bệnh tim và mềm sụn thanh quản mà bạn vẫn nuôi bé lên cân rất tốt, tôi rất phục bạn. Vậy bạn có thể yên tâm với cách chăm sóc của mình. Tật thông liên thất và thông liên nhĩ không phải sẽ khỏi nếu bé lên cân nhiều. Bạn không nên ép bé bú quá nhiều vì như thế có thể làm dư dịch khiến trái tim phải làm việc gắng sức, có thể làm bệnh tim nặng hơn. Bé bị mềm sụn thanh quản nên dễ bị ọc sữa, bạn nên cho bé bú ở tư thế nằm nghiêng và đầu cao (giống tư thế bế bé cho bú mẹ), sau khi bú phải vác đứng 20-30 phút và cho nằm trên gối chữ C (gối chống trào ngược).
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bạn sử dụng Eucerin AtopiControl Acute Care Cream thì có thể sử dụng lâu vì thành phần không chứa cortisone. Tuy nhiên, nếu bạn ngại dùng hóa chất lâu dài thì có thể dùng các loại dầu thực vật để làm mềm da. Khi bé lớn hơn, tình trạng chàm sữa sẽ tự hết.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé của bạn không bị suy dinh dưỡng. Nếu tai không chảy nước, không hôi, chỉ thỉnh thoảng ngoáy tai thì không sao. Khớp xương thỉnh thoảng kêu cũng không sao.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Lượng sữa tối thiểu bé bú mỗi ngày được tính bằng cân nặng (Kg) nhân với 150 (mL). Có nhiều nguyên nhân khiến bé bú kém đi như thiếu vitamin D, thiếu máu thiếu sắt, rối loạn tiêu hóa…Bạn có thể đưa bé đi khám để bác sĩ có thể tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu cân nặng bé tốt thì không sao. Bạn chỉ cần cho bé bú thật no trước khi ngủ và dậy sớm cho bé bú thêm cữ sáng sớm là được.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ