bé hay nhợn ói khi bắt đầu ngậm vú mẹ
Hỏi - 22/09/2010
Chị Hồng Thắm thân mến,
Chúc chị và bé khỏe.
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 22/09/2010
Trả lời
Chị Hồng Thắm thân mến,
Chúc chị và bé khỏe.
Chị Hạnh thân mến,
Da đầu bé bị trầy xước, chị có thể xử trí tại nhà như sau: lau sạch bằng nước muối sinh lý hay cồn 70 độ, sau đó bôi thuốc Milian, mỗi ngày 4 lần. Nếu không đỡ hay có mủ, sưng đỏ, sốt thì nên đi khám bệnh để được bác sĩ kê thêm thuốc.
Chúc chị và bé khỏe
BS. CKI Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Thân chào bạn Nhi ,
Mặc dù trên lý thuyết, khi sinh thường thì bé có thể hít hay nuốt phải siêu vi viêm gan B trong đường sinh dục mẹ dẫn đến lây bệnh, nhưng sinh mổ thì bé cũng có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc với máu mẹ. Trên thế giới hiện nay chưa có đủ những nghiên cứu khoa học có giá trị để khẳng định sinh thường hay sinh mổ thì hạn chế được lây viêm gan siêu vi B. Vì vậy, nếu không có những chỉ định khác về sản khoa thì bạn vẫn nên sinh thường vì khả năng lây nhiễm như nhau.
Thân mến!
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Thảo thân mến,
Theo như mô tả của bạn, con của bạn có thể bị viêm loét miệng. Bạn nên đưa đến bác sĩ để được khám và điều trị.
Thân mến.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Vân thân mến,
Chúc bé mau lành bệnh.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chị Thảo thân mến,
Bé vừa tiêm ngừa có thể uống các thuốc trên.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Bé tám tháng tuổi chưa mọc răng có thể do thiếu vitamin D hay canxi nhưng cũng có thể do tuổi mọc răng của bé chậm. Nếu chiều cao cân nặng của bé vẫn bình thường và lượng sữa của bé uống trên 500 mL/ngày nhưng dưới 1000 mL/ngày thì bạn có thể bổ sung cho bé mỗi ngày 400 UI vitamin D, phơi nắng sáng mỗi ngày. Bé có thể mọc răng chậm di truyền (giống ba mẹ), nhưng khi mọc sẽ mọc một lúc nhiều răng.
Chúc bạn và bé khỏe
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào chị,
Khi mang thai, lượng nội tiết tố nữ (hormon estrogen) trong máu của mẹ qua nhau thai vào máu con. Sau khi sinh, lượng nội tiết tố này bị sụt giảm ở trẻ sơ sinh do không còn gắn với nhau thai nữa dẫn đến hiện tượng âm đạo ra chất dịch trắng giống như huyết trắng. Đây là hiện tượng bình thường, bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín của bé bằng bông gòn sạch và nước ấm, chùi từ trên xuống dưới, không chùi ngược từ hậu môn lên vì có thể làm những chất dơ ở hậu môn nhiễm vào vùng kín của bé. Hiện tượng này sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu chất dịch trắng này có mùi hôi hay kéo dài thì chị nên đưa bé đến bác sĩ xem liệu có phải bé bị viêm nhiễm không.
Bé hay bị vặn mình có thể do thiếu vitamin D. Chị nên cho bé phơi nắng sáng 20 phút mỗi ngày. Nếu không giảm thì chị nên đưa bé đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn.
Chúc bạn và bé khỏe
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chúc bạn và bé khỏe.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chị Hữu Hạnh thân mến,
Bé của chị có thể bị ói do chán ăn. Chị nên tham khảo các sách dạy nấu ăn dặm cho trẻ (có bán nhiều ở các nhà sách) để chế biến được nhiều món cháo hay bột ăn dặm giúp bé đỡ "ngán".
Ngoài ra, mỗi bé có khả năng tiêu hóa khác nhau nên chị không nên ép bé ăn một bữa nhiều quá, nếu thấy bé có vẻ từ chối ăn thì nên ngưng lại, tránh ép thêm một vài muỗng rồi "mất cả chì lẫn chài". Sau đó, chị có thể cho bé ăn bù bằng sữa, phô-mai, sữa chua...
Chúc chị thành công.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Dị ứng protein sữa bò còn gọi là dị ứng với đạm sữa bò. Biểu hiện bệnh đa dạng, có thể bằng các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng (có thể làm trẻ khóc đêm), chướng bụng, nôn, tiêu chảy, phân có máu.... Bệnh cũng có thể biểu hiện bằng các triệu chứng ngoài da như chàm, mẩn đỏ da, ngứa da hay triệu chứng hô hấp như tăng xuất tiết gây chảy nước mũi, khò khè, ho tái diễn. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến thiếu máu, chậm lớn...
Bất dung nạp lactose là dạng không dung nạp được đường lactose trong sữa. Loại đường này có chủ yếu trong sữa và được chuyển hóa nhờ men lactase trong ruột. Nếu không có hay thiếu men lactase thì lactose không được hấp thu dẫn đến các triệu chứng như chướng bụng, sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy, phân chua, hăm đỏ da quanh hậu môn. Ảnh hưởng lâu dài cũng làm chậm lớn, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân thường gặp là do thiếu men lactase tương đối xảy ra trong một giai đoạn nào đó của trẻ, do tiêu chảy cấp do nhiễm siêu vi (thường là rotavirus). Hiếm gặp do bất thường bẩm sinh không có men lactase.
Bạch cầu tăng thường gặp trong các tình trạng nhiễm trùng. Bạch cầu còn có thể tăng cao bất thường trong bệnh ung thư máu.
Thân mến.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Anh Tuấn thân mến,
BS CK1 Nguyễn Thị Từ Anh,
khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Mẹ có HBsAg (+), bé khi sinh được tiêm ngay 1 liều huyết thanh Hebapig (miễn dịch thụ động) và vaccine ngừa viêm gan siêu vi B (tạo miễn dịch chủ động) ngay tại phòng sanh BV. Tại Bv Từ Dũ đã áp dụng phác đồ cho mẹ có HBsAg (+) và mẹ có HBeAG (+) từ nhiều năm nay và dĩ nhiên là có sẵn thuốc .
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Anh chị thân mến,
Chúc anh chị khỏe.
Bs CKI Nguyễn Thị Từ Anh
Phó trưởng khoa Sơ sinh - Bệnh viện Từ Dũ