Bé đi ị phân lỏng có bọt
Hỏi - 09/07/2016
Chỉ vài triệu chứng do chị nhận định như vậy rất khó đưa ra chẩn đoán chính xác. Chị nên đưa bé đi khám nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 09/07/2016
Trả lời
Chỉ vài triệu chứng do chị nhận định như vậy rất khó đưa ra chẩn đoán chính xác. Chị nên đưa bé đi khám nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Mũi Infanrix 6 trong 1 sẽ được tiêm lúc bé được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, thuốc ngừa loại này hiện nay không phải lúc nào cũng có sẵn. Chị nên gọi tổng đài 1080 để biết khi nào có thuốc và đăng ký nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu tính từ lúc sanh đến nay bé được 4 tháng 10 ngày tuổi, thì tuổi thật của bé (hay còn gọi là tuổi điều chỉnh) có thể chỉ khoảng hơn 1 tháng tuổi thôi. Với tuổi điều chỉnh này thì bé cân nặng 4600 gram là bình thường, chứng tỏ bé tăng trưởng tốt. Nếu bỗng nhiên bé bỏ bú và ngủ li bì là bé có thể có vấn đề về sức khỏe. Chị nên đưa bé đi khám nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Vùng da gần nền móng của trẻ sơ sinh có màu sậm là do sắc tố da. Màu da vùng đó sẽ cùng màu với màu da của bé sau này và không liên quan gì đến bệnh tim bẩm sinh. Độ tuổi này các bé thường hay vặn mình. Tuy nhiên nếu bé không vặn mình quá nhiều và liên tục, không ói ọc thì không sao. Dù vậy, chị vẫn nên cho bé uống vitamin D bổ sung hàng ngày.Khối thoát vị rốn của bé nếu nhỏ (khoảng từ dưới 2cm) thì thường sẽ tự hết khi trẻ 1-2 tuổi. Nếu khối thoát vị vẫn có thể đẩy vào được, bé không đau, không quấy (chứng tỏ không bị nghẹt) thì để theo dõi. Nếu đến 4-5 tuổi khối thoát vị vẫn còn hoặc khối thoát vị bị nghẹt thì chị nên đưa bé đến khám chuyên khoa Ngoại Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng của bé là bình thường nhưng nếu là bé trai thì chiều cao chưa đạt chuẩn.Vì bé đã từng đi tiêu bình thường nên khó có khả năng bé bị dị dạng hậu môn – trực tràng. Chị nên cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ để đi tiêu dễ dàng hơn. Mỗi khi bé rặn ị, chị nên massage bụng để bé dễ đi hơn. Nếu thật sự bé đi tiêu phân thành khuôn hoặc sỏi phân (mẩu phân nhỏ và cứng) thì bé đã bị táo bón, chị nên đưa bé đến bác sĩ kê toa thuốc làm mềm phân nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng và chiều cao của bé là bình thường. Không rõ là bé bú mẹ hoàn toàn đã được 8 ngày chưa vì bé bú sữa mẹ thường rất ít khi bị táo bón. Bé bú mẹ hoàn toàn có thể chậm đi phân vài ngày nhưng nếu phân vẫn mềm và có nước là bình thường. Chị nên massage bụng và giúp bé đi tiêu vào giờ cố định để tạo cho bé thói quen đi tiêu mỗi ngày. Hiện tại, nếu massage bụng mà bé vẫn không đi tiêu được thì chị nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé 2 tháng cân nặng 5000gr là bình thường. Nếu bé bú mẹ hoàn toàn mà tháng đầu tăng cân nhiều như vậy chứng tỏ bé bú mẹ rất hiệu quả và sữa mẹ khá nhiều. Tuy nhiên sang tháng thứ 2 bé lại không tăng cân nhiều khả năng bé không nhận đủ sữa mẹ do vấn đề nào đó. Các vấn đề có thể là mẹ giảm sữa do bé bú thưa ra, ít bú đêm, mẹ cho bé bú thêm bình, cho bé uống nước nhiều… Vì bé ọc sữa rất ít, chỉ có 2 lần/tháng nên đó không phải là nguyên nhân gây đứng cân. Chị nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đứng cân nhé.
Nếu bé bú hoàn toàn sữa mẹ thì phân có nước hoặc có ít bọt thì không sao. Nếu bé bú sữa công thức thì chị nên massage bụng cho bé tạo thói quen đi tiêu mỗi ngày, và theo dõi xem phân có đàm máu hoặc màu gì lạ không. Nếu có gì bất thường chị đưa bé đi khám ngay nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé chiều cao bình thường nhưng cân nặng chưa tốt lắm. Chị nên chú ý cho bé ăn dặm phải đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo. Ngày ăn 2 cữ cháo là đúng, nhưng phải tăng lượng lên ½ đến ¾ chén.Bé bú mẹ hoàn toàn và chỉ mới tập ăn dặm, nên nếu phân không có đàm máu, bé không khó chịu, vẫn bú ngon miệng thì không vấn đề gì cả.Chỉ với 1 triệu chứng thì chưa thể kết luận được bé có thiếu vitamin D hay không. Tuy nhiên vitamin D rất quan trọng cho sự phát triển của bé nên chị cần quan tâm đến các thức ăn giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, các loại cá béo như cá ngừ, cá thu… hoặc cũng có thể cho bé uống thêm các chế phẩm vitamin D. Nếu lọ thuốc vitamin D của chị đã mở nắp trên 1 tháng thì chị nên mua lọ mới cho bé nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Một bé bú sữa mẹ hoàn toàn một ngày đi tiêu 7 – 8 lần là chuyện bình thường. Có lẽ chị hiểu lầm lời dặn bác sĩ chứ việc uống ngừa tiêu chảy Rotavirus không có điều kiện là phải đi tiêu dưới 3 lần/ngày. Chỉ cần bác sĩ khám thấy bé khỏe và nằm trong độ tuổi được uống ngừa thì bác sĩ sẽ cho bé uống thôi. Bắt đầu từ khi bé 2 tháng tuổi chị có thể đưa bé đến khám để được uống ngừa. Nếu uống Rotarix thì bé sẽ uống tổng cộng 2 liều cách nhau 1 tháng. Nếu uống Rotateq thì bé sẽ uống tổng cộng 3 liều, cách mỗi tháng uống 1 liều. Hiệu lực cả 2 loại vaccine là như nhau.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hiện tượng trên có thể là do da bị tì đè gây ra. Bé không có bất thường gì khác thì không sao cả.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Một ngày bé ăn 2 cữ ăn dặm mà chỉ bú 330 – 390ml sữa công thức thôi là chưa đủ nhu cầu dinh dưỡng. Từ 11 giờ trưa đến lúc đi ngủ đêm mà chị cho bé bủ chỉ 160ml sữa là quá ít. Tôi ngờ rằng trong 8 tiếng đồng hồ đó (nếu bé ngủ đêm lúc 7 giờ) chị đã cho bé uống quá nhiều nước thay vì cho bé uống sữa. Bé tầm tuổi này ăn 2 đến 3 cữ cháo, nếu bú sữa công thức thì có thể bú khoảng 4-5 bình sữa mỗi ngày, mỗi cữ từ 180 – 240ml sữa.
Nói như vậy không có nghĩa chị phải ép con ăn đạt được mức trên. Các số liệu chỉ để tham khảo. Việc ăn uống chị sắp xếp sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu của bé là được. Ví dụ như khoảng từ 11 giờ trưa đến 7 giờ tối chị nên cho bé thêm cữ phụ nữa.
Bụng bé to có thể do tích mỡ bụng, sau ăn bụng căng hơn là chuyện bình thường. Tiếng lụp bụp là tiếng nhu động ruột khi ruột đẩy thức ăn và di động ruột tạo ra.
Có thể bé có trào ngược dạ dày thực quản, mẹ nên cho bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị nhé.
Bé đã ăn dặm thì phân sẽ thay đổi mùi và số lượng đi tiêu sẽ giảm dần lại.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé gồng đỏ người liên tục kèm rên, ói ọc và nấc cụt nhiều như bạn mô tả, khả năng nhiều nhất là bé thật sự thiếu vitamin D và canxi. Để bổ sung đầy đủ cần có thời gian cho cơ thể hấp thu từ từ mỗi ngày một ít bởi vì không phải cứ bổ sung bao nhiêu là cơ thể sẽ hấp thu bấy nhiêu. Để giảm tất cả các triệu chứng có khi cần đến vài tháng. Tuy nhiên, nếu quan sát bé kỹ bạn có thể sẽ thấy tần suất ói ọc giảm từ từ, giảm vặn mình hơn vào ban ngày, bớt lạnh tay chân… chẳng hạn. Bạn nên tăng cường cho bé bú mẹ ban đêm vì các cữ bú đêm giúp mẹ tăng lượng sữa nhiều hơn và sữa mẹ ban đêm cũng giàu chất béo hơn.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Chị cho bé ăn dặm như vậy là quá sớm và quá nhiều. Bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Ăn dặm sớm làm bé giảm uống sữa sẽ khiến bé thiếu vi chất dinh dưỡng. Hơn nữa, bé mới ăn dặm được 2 tuần mà chị đã cho ăn đến 2 bữa và cả 2 cữ trái cây nữa là quá nhiều. Giai đoạn này thức ăn chủ yếu của bé là sữa, ruột bé chỉ mới bắt đầu làm quen với thức ăn, nên ăn là để cho bé quen mùi vị chứ ruột chẳng hấp thu được bao nhiêu.
Bắt đầu ăn dặm chị chỉ nên cho bé ăn bột xay đơn thuần hoặc cháo trắng xay nấu loãng trong tuần đầu tiên, mỗi ngày 1 lần, lần đầu chỉ 1 vài muỗng rồi tăng lên từng ngày. 3 tuần kế tiếp ăn cháo xay nấu loãng tương tự nhưng bắt đầu thêm mỗi vài ba ngày 1 loại rau mới cho bé quen hương vị. Sang tháng thứ 2 cũng chỉ ăn 1 lần/ngày nhưng lúc này ngoài cháo và rau mẹ cần thêm đạm và dầu ăn cho bé. Lúc này có thể uống thêm nước trái cây ép. Khi nào bé nuốt thành thạo rồi thì mới tăng lên 2 bữa/ngày. Khi bé bắt đầu nhai trệu trạo được thì cho ăn lợn cợn hơn và tăng 3 bữa. Giữa các bữa ăn là bữa phụ cho bé gồm trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sữa công thức thường làm đặc phân hơn so với sữa mẹ. Nếu 3 ngày bé không đi tiêu thì có khả năng bé bị táo bón. Mẹ nên massage bụng cho bé dễ đi tiêu hơn. Nếu vẫn không hiệu quả thì đến khám bác sĩ nhé. Để tránh tình trạng táo bón lặp lại, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Để tăng lượng sữa mẹ, nên cho bé bú mẹ trực tiếp thường xuyên cả ngày lẫn đêm, không bú bình, da tiếp da với bé khi bú, mẹ uống khoảng 3- 4 lít nước/ngày.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hai tháng tuổi là mốc thời gian tuổi nhỏ nhất bé được phép chủng ngừa được các mũi 5 trong 1, 6 trong 1, nên các bé trên 2 tháng tuổi vẫn tiêm được các mũi này. Tuy nhiên, chị vẫn nên cho bé tiêm ngừa càng sớm càng tốt để được phòng bệnh tốt nhất nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Phơi nắng không giúp điều trị vàng da. Hiện tại bé 25 ngày tuổi mà còn vàng da kèm ọc sữa thường xuyên và thở khò khè thì chị nên cho bé đi khám bác sĩ ngay nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Sốt là 1 trong các phản ứng sau tiêm ngừa, nhưng không phải cứ tiêm ngừa là sẽ bị sốt, và cũng không phải không bị sốt là bé không tạo được miễn dịch với vaccine. Đa phần các bé tiêm Pentaxim rất ít khi bị sốt.
Pentaxim và Infanrix đều ngừa các bệnh hoàn toàn giống nhau, chỉ khác Infanrix có cả ngừa viêm gan B mà Pentaxim không có. Vì vậy chị hoàn toàn có thể cho con tiêm ngừa Infanrix vào lần sau, như vậy bé chỉ cần tiêm 1 mũi, không phải tiêm 2 mũi như lần này.
Ngày hẹn là thời điểm sớm nhất được phép tiêm mũi thứ 2. Cho nên chị có thể cho con đi muộn hơn.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu chị đã vệ sinh rốn đúng cách và để thoáng rốn mà rốn bé vẫn không khô được thì cần đi khám lại ngay nhé.Bé bú sữa mẹ là rất tốt. Trước khi cho bé bú chị cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ nhé. Nếu phân bé vẫn bình thường thì không vấn đề gì. Có thể tiếng sôi bụng chỉ là nhu động ruột bình thường thôi.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn trước đây thì chuyện bé chậm đi phân vài ngày hoặc có khi 1 tuần vẫn chưa chắc là bé bị táo bón. Khi bé ăn dặm thì phân bắt đầu đặc hơn rất nhiều và thường bé chỉ đi tiêu 1 lần/ngày. Chị nên thường xuyên massage bụng cho bé, tạo thói quen đi tiêu cho bé vào các giờ cố định trong ngày. Trong khẩu phần ăn của bé nên luôn có chất xơ. Bữa ăn phụ nên ăn thêm quả bơ, chuối, đu đủ….uống nước cam, bưởi... Nếu phân mềm như không đi cầu thường xuyên thì có khả năng táo bón cơ năng, làm theo các hướng dẫn trên và theo thời gian bé sẽ hết. Nếu phân cứng và không cải thiện sau khi bổ sung chất xơ và uống nhiều nước thì đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được cho uống thuốc. Nếu điều trị bằng thuốc thất bại thì mới nghĩ đến các bất thường bẩm sinh ở ruột. Khi đó phải nhập viện, khoa ngoại nhi để làm các xét nghiệm chẩn đoán (chụp xquang đường tiêu hóa có chất cản quang…) và quyết định phẫu thuật tùy thuộc vào đánh giá lâm sàng của bác sĩ.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Không rõ chị khám cho bé ở đâu vì nếu khám tại bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trẻ em, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ cho bé chứ không chỉ rọi đèn pin thông thường mà kết luận ngay được là viêm tai giữa. Chị nên đưa bé đến khám tại khoa tai mũi họng của Bệnh viện Nhi Đồng 1 hoặc 2 để bác sĩ tư vấn cụ thể nhé.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được miễn phí khi tiêm tại phòng khám trẻ dịch vụ tại bệnh viện Từ Dũ, bao gồm: vaccine ngừa lao (BCG), Vaccine 5 trong 1 Quinvaxem, vaccine ngừa sởi. Chị có thể mang bé đến tiêm vào tất cả các buổi sáng trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 mà không cần mang bảo hiểm y tế hay đăng ký thuốc trước.
Thân mến,
Ths.BS Trần Hà Phương Tâm
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ