Bé bị khịt mũi
Hỏi - 24/12/2012
Chào bạn,
Bạn có thể thử dùng dung dịch vệ sinh mũi (nước biển sâu) để xịt cho bé mỗi ngày từ 3-6 lần.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Hỏi - 24/12/2012
Trả lời
Chào bạn,
Bạn có thể thử dùng dung dịch vệ sinh mũi (nước biển sâu) để xịt cho bé mỗi ngày từ 3-6 lần.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Để kết luận được bé có bị bại não hay không bạn cần đưa bé đi khám bệnh, chuyên khoa nội thần kinh.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Vì bé bú mẹ nên khó xác định bé bú có đủ sữa hay không. Nếu bé tháng thứ hai vẫn lên cân từ 1 Kg trở lên thì đủ sữa. Bạn nên nhỏ mũi cho bé bằng nước nuối sinh lý mỗi ngày 3 đến 6 lần để trị nghẹt mũi và không dùng phấn rôm (vì có bé hít phấn vào mũi rồi bị viêm mũi dị ứng). Ban ngày bé sẽ không ngủ sâu như ban đêm vì có thể do ồn ào, nóng nực và do bé đã phân biệt được ngày và đêm. Ban ngày bạn nên tranh thủ lúc bé thức để chơi với bé, dạy bé phát triển những giác quan của mình.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn nên thay đổi cách nấu thường xuyên, xen kẽ giữa nấu cháo trắng và nấu cháo có hầm xương, xen kẽ giữa xương ống và xương vá, xương sườn sống để bé không bị ngán. Nếu bé đã dư cân rồi thì hạn chế hầm xương ống vì nhiều mỡ, làm tăng cân nhiều. Nếu bé còn gầy thì ngược lại.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn cần đưa bé đến khám chuyên khoa Ngoại nhi để bác sĩ xác định con bạn có bị hẹp bao quy đầu không, mức độ hẹp như thế nào để có hướng dẫn chăm sóc cụ thể phù hợp cho con bạn
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn
Em bé sau tiêm ngừa có thể quấy hơn bình thường vài ngày. Thời tiết nóng nực cũng có thể làm bé khó chịu, quấy khóc. Nếu phân bé vẫn mềm, bụng không lình sình, không ọc sữa thì bạn chỉ cần massage bụng cho bé 20 cái trước mỗi cữ bú, không cần bơm đít. Bé bú mẹ hoàn toàn có thể 5-6 ngày mới đi cầu 1 lần. Bạn nên tiếp tục cho bé uống vitamin D và phơi nắng sáng. Nếu tình trạng quấy đêm vẫn còn sau 1 tuần thì bạn cho bé đi tái khám để bác sĩ cho uống thêm canxi.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bé có thể mọc 2 răng cửa đầu tiên trong khoảng từ 6 đến 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, có những bé do di truyền hoặc do nguyên nhân nào đó mà mọc răng chậm hơn nhưng khi mọc lại mọc "bù" nhiều cái một lượt. Nếu bé có chiều cao và cân nặng bình thường, ngồi vịn được, trườn nhanh, nhổm bò và không có dấu hiệu của còi xương thì không sao. Bạn nên cho bé tập cạp bánh quy, gặm ruột bánh mì, ăn trái cây nạo để kích thích nướu răng.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn không cho biết bé bú sữa mẹ hay sữa bột. Nếu bé bú sữa mẹ thì phân có bọt là bình thường. Nếu bú sữa bột mà phân có bọt nhưng bé không hay quấy khóc, bú tốt, lên cân tốt thì không sao. Nếu phân bé có bọt kèm những dấu hiệu trên thì có thể bé không hấp thu tốt sữa bột đang dùng.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn nên đưa bé trở lại bệnh viện để bác sĩ khám xem bé bị tác dụng phụ sưng đỏ vùng chích hay bị nhiễm trùng mô tế bào. Lần sau, khi bé đau vùng chích sau chích ngừa bạn có thể cho bé uống paracetamol để giảm đau cho bé, không đợi đến sốt mới cho uống. Chườm đá lạnh có thể làm nhiễm trùng vết chích nếu nước đá hoặc khăn bọc nước đá không sạch và có thể làm phỏng da do lạnh nếu bạn để nước đá trực tiếp lên da bé trong thời gian lâu.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Khi thay tã, bạn nên dùng bông gòn tẩm nước ấm để lau sạch phân cho bé. Sau đó, bạn có thể dùng Milian để bôi cho bé. Mỗi ngày bạn có thể bôi 4 lần. Khi đã hết hăm đỏ, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm chống hăm tã để bôi hậu môn và vùng kẽ đùi cho bé mỗi lần thay tã để phòng ngừa hăm tã tái phát.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bé của bạn đang bị viêm hô hấp trên, bạn nên đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ kê toa thuốc cho bé.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Em bé của bạn có cân nặng và chiều cao trung bình. Bé có thể tự ngồi vững từ 7 đến 9 tháng nên bé của bạn chưa tự ngồi vững vẫn chưa gọi là bất thường. Bạn cứ cho bé tập ngồi, tập trườn nhiều hơn để lưng bé cứng hơn. Ở độ tuổi này, ăn cháo là ăn dặm chứ không phải ăn cho no nên bạn không cần ép bé, nếu bé không thích ăn nữa thì ngưng, nếu ăn không nhiều thì cho bé uống thêm sữa. Bạn nên tăng thêm 100 mL sữa nữa cho bé. Nếu bé vẫn lên cân đều từ 200 g mỗi tháng và phân vàng sệt, không đàm, không nước thì không sao. Bạn nên cho bé ăn thêm sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ thêm tiêu hóa cho bé. Những thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, thịt bò nên tập ăn sau 9 tháng tuổi. Bạn có thể bắt đầu tập dần dần cho bé ăn lợn cợn khi bé được 9 tháng tuổi nhưng phải tập từ từ, từng ít một để bé không bị ói.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Em bé của bạn có thể bị nghẹt tuyến nước mắt (tuyến lệ). Bạn dùng ngón tay để day theo chiều kim đồng hồ vào đuôi mắt của bé nơi sát sống mũi (lỗ ghèn), sau đó nhỏ nước muối sinh lý vào mắt bé. Mỗi ngày làm 6-10 lần. Lưu ý, rửa tay sạch bằng xà bông và phải cắt móng tay sát trước khi day mắt cho bé. Nếu bạn thực hiện khoảng 1 tuần mà không đỡ thì phải đưa bé vào bệnh viện Mắt TPHCM để thông tuyến lệ cho bé.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Em bé bú mẹ có thể 4-5 ngày mới đi cầu một lần, nếu phân vẫn mềm, bé tự đi không khó khăn và không chướng bụng, không ọc sữa, không khó chịu thì không sao. Sữa mẹ vốn dễ tiêu hóa nên tạo ít xác phân, mà phải có nhiều xác phân, đủ làm căng trực tràng thì mới làm cho bé mắc đi cầu. Vì vậy, bé bú mẹ hoàn toàn có thể chậm đi cầu. Bạn có thể dùng que gòn tẩm ít mật ong, khều nhẹ hậu môn của bé để kích thích bé đi cầu nếu thấy bé mấy ngày không đi mà có vẻ khó chịu. Nếu bé không khó chịu thì bạn chỉ cần massage bụng cho bé (xem cách massage bụng trên trang web kmcvietnam.org)
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Khối u bạn mô tả cần phải khám trực tiếp mới biết là cái gì. Nếu là u mỡ thì chỉ theo dõi, nếu càng ngày càng lớn thì phải tái khám ngoại khoa. Em bé của bạn không rõ là bú mẹ hay là bú bình. Nếu bú sữa mẹ hoặc bú sữa bột mà ít hơn 1000 mL sữa mỗi ngày thì cần bổ sung thêm mỗi ngày 400 UI vitamin D. Nếu bé không bị rụng tóc hình vành khăn, không khóc đêm, trớ sữa thì có thể bé không bị còi xương do thiếu vitamin D. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ xem có cần bổ sung thêm canxi không vì bé bụ bẫm rất hay đổ mồ hôi chứ không phải chỉ thiếu canxi mới đổ mồ hôi trộm và lứa tuổi này vẫn có thể còn phản xạ giật mình khi ngủ. Bạn có thể cho bé nằm nghiêng để bé ngủ ngon hơn.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Tôi chưa từng được biết triệu chứng của thiếu vitamin nào mà chảy nước bọt và thè lưỡi thụt ra thụt vào như bạn nói. Nếu bé vẫn bú tốt, ngủ ngoan, lên cân đều và phát triển thần kinh và vận động theo đúng "lịch trình" thì bạn có thể yên tâm.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Em é của bạn cần đi tái khám vì vừa có viêm hô hấp, vừa có chán ăn và có thể có trào ngược dạ dày thực quản. Sữa mẹ vắt ra nếu cho bú ngay thì không khác gì bú trực tiếp nhưng sẽ có thể bị tiêu chảy nếu trước khi vắt sữa mẹ không rửa tay bằng xà bông, dụng cụ vắt sữa không được rửa sạch và tiệt trùng đúng cách.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bé có thể ăn mỗi ngày 2 cữ bột hoặc cháo xay. Bạn không cần phải ép bé ăn nhiều, chỉ vài muỗng cũng được vì ăn dặm có nghĩa là ăn "chơi", "ăn hương ăn hoa", tập cho biết thức ăn đặc, tập ăn rau củ, thịt cá để bổ sung chất xơ, chất sắt không có đủ trong sữa.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Trong các tài liệu y khoa về chăm sóc bé không có khuyên cho bé cạp trái khổ qua để cứng nướu. Để bé mọc răng tốt thì điều quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai phải đủ canxi (vì mầm răng hình thành ngay từ trong bào thai) và chế độ dinh dưỡng của bé đủ canxi. Ngoài ra, việc tập cho bé nhai, gặm (như cho ăn những mẩu bánh mềm, trái cây nạo) cũng kích thích nướu để mọc răng. Tuy nhiên, 6 tháng tuổi mới nên cho bé tập ăn dặm vì ăn sớm dễ bị rối loạn tiêu hóa do các men chưa có đầy đủ, dễ bị dị ứng thức ăn. Khi ăn dặm thì mục tiêu chỉ là để cho bé làm quen với thức ăn đặc, biết ăn nhiều loại thực phẩm, bổ sung chất xơ, chất sắt chứ không phải ăn để cung cấp năng lượng (ăn để no) như người lớn. Nguồn dinh dưỡng chính cho bé vẫn là sữa vì sữa dễ tiêu hóa hơn, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp bé cao.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Em bé của bạn có thể bị viêm da tiết bã, dân gian gọi là "cứt trâu". Nếu bị nhẹ thì chỉ cần bôi dầu em bé (baby oil) lên vùng bị đóng trắng, để khoảng 15 phút rồi gội đầu, dùng khăn vải mùng chà nhẹ, từ từ sẽ khỏi. Nếu bị nhiều thì cần khám chuyên khoa da liễu để được cho toa thuốc bôi. Bé bú sữa mẹ cần được bổ sung thêm 400 UI vitamin D mỗi ngày, bắt đầu uống từ ngày thứ 10 sau sinh.
Thân mến
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,
Bé có uống quá liều vitamin D nhưng chưa đến liều ngộ độc (100 giọt mỗi ngày trong vòng 1 tháng mới gây ngộ độc). Bạn có thể ngưng 1 tuần nữa rồi cho bé uống lại. Bạn nên cho bé ăn cháo loãng hơn và giảm bớt lượng chất xơ vì hệ tiêu hóa của bé chưa quen tiêuhóa thức ăn đặc.
Thân mến.
BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ