Bé 3 tháng tuổi không tăng cân , bú ít
Hỏi - 22/11/2015
Bé bị chậm tăng cân và bú ít sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển trí não. Mẹ cần đi khám bệnh để được kê toa thuốc phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 22/11/2015
Trả lời
Bé bị chậm tăng cân và bú ít sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển trí não. Mẹ cần đi khám bệnh để được kê toa thuốc phù hợp.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Nhu cầu nước trẻ em < 10kg là 100ml/kg/ngày. Bé 7kg ~ 700ml nước/ngày. Nếu em bé có tiêu chảy, hoặc sốt, ói thì số lượng nước sẽ tăng lên tùy mức độ bệnh. Lượng nước bao gồm trong sữa, trong chén nước pha bộ, cho uống thêm nước khi cần là đủ. Bé vừa ăn vừa uống nước sẽ làm bé mau no, sẽ ăn thiếu và lâu ngày sẽ suy dinh dưỡng.
Vì con em nặng 7kg, thường cần 700-800Kcal/ ngày. Để đạt mức năng lượng này thì bé phải uống sữa và ăn dặm thì mới đủ, 1 lít sữa mẹ sau 6 tháng trung bình khoảng 650Kcal/ lít, kèm thêm bé ăn dặm khoảng 200-300ml cháo loãng 5% với số lượng nước trong thức ăn và sữa.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Trân trọng,
BS. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Với số tháng, cân nặng và chiều dài như em cung cấp là con em trong mức phát triển bình thường. Thời gian qua, em nuôi con tốt nên bé phát triển nằm trong giới hạn bình thường.
Em đã cho bé bú mẹ nên bé ít bệnh nhưng sữa mẹ sau 6 tháng sẽ không đủ về số lượng lẫn chất lượng theo nhu cầu tăng trưởng của trẻ, nên chúng ta phải tập cho bé ăn dặm. Lúc đầu bé sẽ khó chấp nhận thức ăn mới vì không ngọt, không ngon bằng sữa mẹ. Nhưng em yên tâm, để bé chấp nhận thức ăn mới thì người mẹ phải cố gắng kiên trì luyện tập cho trẻ ăn từ bột ngọt, rồi mới đến bột mặn, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, tăng số cử từ 2-4 bữa mỗi ngày, xen kẽ giữa các cử bú. Em nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ và xem sữa công thức cho trẻ từ 1 tuổi trở lên là một thực phẩm bổ sung như thịt, cá, rau ,trái cây… Mỗi loại sữa thích hợp cho 1 độ tuổi, nếu em cho bé uống sữa tươi không đường, trẻ khó chấp nhận vì không ngon ngọt bằng sữa mẹ.
Mời em đến Phòng khám trẻ tại BV Từ Dũ vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần sẽ có lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho trẻ trên 6 tháng tuổi”. Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Trân trọng,
BS. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Thật tiếc cho con em vì không được bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Tất cả các sữa công thức cho trẻ non tháng và trẻ đủ tháng của các công ty sữa đều sản xuất gần giống với sữa mẹ. Không phải sữa càng mắc tiền là càng tốt hoặc ngược lại. Em nên chọn loại sữa phù hợp với túi tiền của mình, nếu bé không táo bón hoặc tiêu chảy, nước tiểu trong, bé ngủ ngoan và tăng cân đủ là sữa tốt.
Nếu bé sanh non tháng thì chọn sữa non tháng, nếu sanh đủ tháng từ 39-40 tuần thì nên chọn sữa đủ tháng cho bé 0-6 tháng tuổi. Hiện tại thị trường Việt Nam có nhiều loại sữa của các công ty khác nhau: Vinamilk, Abbott, Dumex, Friso, Nestle… Tùy kinh tế gia đình mà em lựa chọn loại sữa phù hợp. Nhưng cố gắng duy trì sữa mẹ ít nhất là 24 tháng nhé.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Trân trọng,
BS. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Một bữa ăn cho trẻ nếu đầy đủ các chất dinh dưỡng phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất kết hợp với duy trì sữa mẹ đến 24 tháng. Bữa ăn của bé phải phù hợp với bữa ăn của gia đình bạn thì khi đó mới thuận lợi và duy trì lâu dài để sau này bé mới hoà nhập dễ dàng với bữa ăn của gia đình 1 cách dễ dàng.
Có nhiều thực đơn cho trẻ ăn dặm, mời em đến Phòng khám trẻ tại BV Từ Dũ vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần sẽ có lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho trẻ trên 6 tháng tuổi”.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn trực tiếp, em liên hệ Phòng khám và tư vấn dinh dưỡng, tiết chế của BV Từ Dũ 227 Cống Quỳnh Q1 (đối diện cổng Cấp cứu), thời gian tư vấn từ 8h-11h sáng từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu cần đặt lịch hẹn thì gọi 08.5404.2829 (nội bộ 228-606).
Trân trọng,
BS. Võ Thị Đem
Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Tiết chế - BV Từ Dũ
Bé 1 tháng tuổi đi tái khám là để được đánh giá sức khỏe tổng quát, tầm soát những dị tật bẩm sinh chứ không phải để chích ngừa nếu đã chích đủ 2 mũi vắc-xin sau sinh. Khi bé được 2 tháng tuổi, bạn đưa bé đến trạm y tế hoặc trung tâm y tế dự phòng gần nhà để được tiêm ngừa Quinvaxem và uống vắc-xin ngừa bại liệt. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể vài ngày mới đi cầu một lần do sữa mẹ dễ hấp thu, ít tạo xác phân. Bạn có thể dùng que gòn tẩm dầu thực vật hoặc mật ong để kích thích vùng da xung quanh hậu môn để bé dễ đi cầu. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rơ cho bé ngày 3 lần, nếu lưỡi không đỡ trắng thì đi khám.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám tại bệnh viện Nhi đồng, khoa Ngoại để xem có cần nong bao quy đầu không.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám để được khám, điều trị và tư vấn về dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của bé. Bé độ tuổi này chưa thể duỗi thẳng chân.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé có thể bị tác dụng phụ của vắc-xin ngừa rotavirus, sẽ tự hết. Bạn nên lưu ý rửa tay sạch sau khi thay tã vì có thể làm lây lan virus có trong phân. Nếu bé vẫn bú tốt, vui vẻ, phân không đàm máu, không sốt thì không cần uống thuốc. Nếu tình trạng kéo dài trên 10 ngày thì đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Cân nặng của bé có thể tiêm ngừa Quinvaxem. Bé của bạn phát triển tốt, đã bắt kịp mức tăng trưởng bình thường.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Rất có thể bé đã bị viêm hô hấp hoặc viêm phổi nên biếng bú. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh ngay.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Trước hết, môi trường phòng ngủ phải phù hợp. Nghĩa là nhiệt độ khoảng 26 độ, thoáng, tắt hết đèn, yên tĩnh. Thứ hai, bạn cần tập cho bé phản xạ đi ngủ. Mỗi tối, đến đúng giờ là bạn cho bé tắm nhanh hoặc lau người bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng bằng dầu massage có mùi nhẹ dịu, vô giường hát ru hoặc kể chuyện, đọc thơ. Không cần bé phải hiểu nội dung, không cần phải hay, quan trọng là bé được nghe giọng nói êm dịu, có âm điệu lên xuống. Mỗi bước bạn thực hiện trong 10 phút. Bạn có thể cho bé ôm gối ôm, hoặc nằm nghiêng trên giường và bạn ôm nhẹ bé vào lòng. Không bế bé để ru ngủ vì khi đặt xuống bé sẽ thức dậy, cần tập cho bé tự ngủ. Thứ ba, cần đảm bảo bé đủ no và mặc quần áo thoáng mát, rút mồ hôi vì đói bụng hoặc bí hơi cũng làm bé khó ngủ. Ngoài ra, khi bé không khỏe thì cũng sẽ quấy đêm, khó ngủ.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Vàng da sinh lý không cần điều trị, tự hết trong vòng 7-10 ngày sau sinh. Phơi nắng chỉ để dễ theo dõi vàng da, không điều trị bệnh được. Nếu vàng da kéo dài trên 10 ngày thì phải đi khám ở bệnh viện Nhi đồng.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bé trong độ tuổi này vặn mình là bình thường, khi lớn hơn sẽ hết. Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để xem có bị rối loạn tiêu hóa không.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Tất cả các bé trước khi tiêm ngừa đều phải được khám kiểm tra sức khỏe. Riêng con bạn nên được tiêm ngừa ở bệnh viện Nhi đồng. Bạn nên gọi điện thoại hoặc lên trang web của bệnh viện để xem lịch tiêm chủng miễn phí của bệnh viện để đi cho đúng ngày. Ở bệnh viện Từ Dũ không nhận tiêm ngừa cho bé bị bệnh tim bẩm sinh.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Khi nào bé nghẹt mũi thì bạn rửa mũi cho bé. Giữ ấm 2 bàn chân, có thể bôi ít dầu khuynh diệp vào gan bàn chân của bé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn yên tâm, dùng ít như vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn không nói rõ bé bú sữa mẹ hay sữa bột. Nếu bú sữa mẹ hoàn toàn thì đi phân sủi bọt, nhầy xanh ít, són phân có thể là bình thường nếu không kèm sốt, ói, bú kém. Bé đang bị rối loạn tiêu hóa không nên uống vắc-xin ngừa rotavirus. Khi bé đi chích ngừa sẽ được khám sàng lọc. Nếu bé đủ sức khỏe sẽ được chích ngừa. Bạn nên đưa bé đến bệnh viện để chẩn đoán chính xác.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa huyết học. Chỉ dựa trên một công thức máu thường quy không thể kết luận được nguyên nhân của thiếu máu.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể cho bé uống ngừa rotavirus và chích Quinvaxem, sau đó 2 tuần thì uống ngừa bại liệt để đảm bảo hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Việc uống cùng lúc hoặc cách vắc-xin trên vài ngày thì không gây tác hại gì nhưng hiệu quả miễn dịch có thể kém hơn.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ