Chào Trầm,
Em không cho biết cân nặng của bé lúc sinh, cân nặng của bé 12kg5 là ổn định. Bé lười ăn là do thừa năng lượng nên bé tạm thời ăn châm lại. Mặt khác trong những giai đoạn chuyển tiếp từ trườn sang bò hoặc lúc bé bắt đầu tập đi bé cũng biếng ăn, qua khỏi giai đoạn này bé sẽ ăn lại bình thường.
Thân mến
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh Dưỡng, Tiết Chế
Chào Yến Nương,
Em nên xem lại tư thế cho bé bú. Nếu bé bú sai tư thế, bé sẽ không bắt vú tốt nên bé bú sữa không được nhiều.
Thân mến
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh Dưỡng, Tiết Chế
Chào Trang,
Em không nên dùng bơm hậu môn để giúp cho bé đi cầu, nó sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Khoảng 4-5 ngày bé đi cầu là bình thường, do bé bú sữa mẹ, bé hấp thu hoàn toàn, nên không đủ lượng đạm để tạo thành phân. Khi nào bé, bú sữa công thức hoặc ăn dặm thì bé sẽ đi cầu thường xuyên hơn.
Thân mến
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh Dưỡng, Tiết Chế
Chào Bạn! Cám ơn Bạn đã đặt câu hỏi cho diễn đàn bệnh viện Từ Dũ.
Chúc mừng gia đình nhỏ của bạn đã nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Thời gian bảo quản sữa mẹ sau vắt trực tiếp:
Khi vắt sữa mẹ, Bạn cần rửa tay sạch, dụng cụ chứa sữa sạch sẽ.
Nếu Bạn sử dụng túi chứa sữa mẹ, cần sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng, dày dặn ( khó thủng), có khóa zip chắc chắn, ghi ngày tháng trên bình , túi để biết ngày hết hạn.
Thời hạn sử dụng sữa tốt nhất:
- Sữa mới vắt trữ ở nhiệt độ phòng (16 - 29 độ): 3 giờ
- Sữa mới vắt trữ ở ngăn mát tủ lạnh (0 -4 Độ): 3 ngày
- Sữa mới vắt trữ ở ngăn đông: 3 tháng
(Sữa trữ sâu bên trong tủ lạnh không để sữa ở cánh cửa vì nhiệt độ không bảo đảm)
Bạn không trữ sữa ngăn mát sau đó đem sữa lên ngăn đông.
Sữa trữ trước khi sử dụng cho túi/chai vào 1 cái tô có nước ấm ( nước không nóng quá 40 Độ), thay nước ấm thường xuyên để giúp sữa mau rã đông. Việc làm ấm sữa giúp sữa có nhiệt độ giống với nhiệt độ khi bé bú sữa mẹ trực tiếp.
Sữa hỏng thường có mùi hôi khó chịu và có vị chua. Chúc Bạn nuôi con bằng sữa mẹ thành công.
Chào Bạn.
Chào em Hương thân mến.
Bé 12 tháng sẽ có trọng lượng tăng gấp 3 so với lúc sanh. Như thế, con em thuộc nhẹ cân. Trung bình bé 12 tháng phải được cung cấp 1.000 Kcal tương đương 3-4 bữa, mỗi lần khoảng 120-150ml cháo đặc và uống 1 lít sữa/ ngày
Em đổi sữa nào miễn là phù hợp với hệ tiêu hóa của em bé và tình hình kinh tế của gia đình là được. Em nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết.
Chúc 2 mẹ con em luôn vui khỏe.
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh Dưỡng, Tiết Chế
Chào bạn,
Nếu con bạn vẫn bú, ngủ, lên cân tốt thì sức khỏe không có vấn đề gì. Còn có ảnh hưởng đến phát âm hay tiếng nói sau này thì chỉ có biểu hiện lưỡi cong mà không được khám bé thi khó có thể kết luận cho bạn điều gì.
Thân ái,
BS. CK2. Lê Thị Hiền Nhi
K. Phục hồi chức năng
Chào em,
Hiện tại cân nặng con em quá tốt, đã đuổi kịp cân nặng so với bé sanh đủ tháng.
Do bé sanh non 1 tháng, nên em hãy đợi đến bé tròn 7 tháng hãy bắt đầu cho ăn dặm. Nguyên tắc ăn dặm là cho ăn bắt đầu từ bột ngọt đến bột mặn, ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều.
Em cố gắng duy trì sữa mẹ đến bé 6 tháng và đến tham dự lớp “Hướng dẫn thực hành ăn dặm cho bé trên 6 tháng tuổi” vào 9h sáng thứ 4 hàng tuần tại phòng số 12, khu khám trẻ M1 tại 227 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn, em đến phòng khám và tư vấn dinh dưỡng tại tầng trệt khu M tại 227 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.. (Liên hệ đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 028.540.28.29 – nội bộ 228 hoặc 606). Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 (8 giờ - 11 giờ).
Trân trọng,
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh Dưỡng, Tiết Chế
Chào Bạn!
Cám ơn Bạn đã đặt câu hỏi cho diễn đàn bệnh viện.
Tại bệnh viện Từ Dũ, các Khoa hậu sản, hậu phẫu sản có dịch vụ xỏ lỗ tai cho các bé gái sau sinh, khỏe mạnh.
Xin lỗi Bạn vì đã không hướng dẫn rõ ràng về dịch vụ xỏ lỗ tai.
Bạn đưa bé ( dưới 3 tháng tuổi) đến phòng khám trẻ ( tầng trệt khu M1, số 227 tầng trệt khu M1) từ thứ Hai đến thứ Sáu, giờ hành chánh, để xỏ lỗ tai cho Bé nha Bạn.
Chúc gia đình Bạn thật nhiều sức khỏe.
Chào Bạn.
Chào chị,
Theo như chị mô tả thì có thể con chị bị nghiêng cổ do kiểm soát đầu cổ chưa tốt. Có nhiều bài tập để hỗ trợ cho bé bao gồm cả cách bồng ẵm. Chị có thể đưa trẻ đến khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Từ Dũ để được hướng dẫn cụ thể.
Thân ái,
BS. CK2. Lê Thị Hiền Nhi
K. Phục hồi chức năng
Chào Thu Hương,
Em nên đưa bé đến khám tại bệnh viện chuyên khoa Nhi để được khám và tư vấn thêm. Vì trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh em không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Trân trọng
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh Dưỡng, Tiết Chế
Chào Hoài,
Em nên cho bé ăn cháo với thịt, cá, trứng, rau củ quả. Lưu ý, nên nấu cháo nhừ cho bé ăn, không được xay sinh tố, vì sẽ làm cho bé không có phản xạ nhai khi tiếp nhận thức ăn. Nếu bé chưa ăn được, thì nên tán nhuyễn hoặc tán qua cái ray trước khi cho bé ăn, nên cho bé ăn theo nhu cầu của bé, không nên ép ăn quá nhiều, tránh để cho bé bị ói vì sẽ làm cho bé sợ thức ăn và dẫn đến biếng ăn. Ngoài ra nên bổ sung cho bé trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Nếu em muốn biết cách chế biến thức ăn như thế nào thì vào các ngày thứ 4 hàng tuần, em đến Phòng 12, Khu M, Bệnh viện Từ Dũ -227 Cống Quỳnh vào lúc 9h30 sáng.
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh Dưỡng, Tiết Chế
Chào Hậu,
Em nên tăng cường chất xơ như rau củ quả và trái cây, sữa chua và uống nước nhiều sẽ giúp mẹ và bé tiêu hóa tốt hơn. Bé đi phân ít là do sữa mẹ thiếu chất xơ, bé bú không đủ no nên không đủ để tạo phân. Do đó, em nên tăng cường cho thời gian bú dài hơn cho bé. Khi bé đi phân nhiều, chứng tỏ bé bú đủ, lượng chất xơ trong sữa mẹ nhiều. Bé đi cầu nhiều thì sẽ bú được nhiều.
BS. Võ Thị Đem
Khoa Dinh Dưỡng, Tiết Chế