10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Kính gửi chị Tiên
Xin mời chị đến Đơn vị Chẩn đoán trước sinh của bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn thêm.

Trân trọng

ThS. BS. Nguyễn Khắc Hân Hoan
Khoa Xét nghiệm Di truyền Y học - BV Từ Dũ

02tháng 05
Chào bạn,

Bệnh thiếu men G6PD là bệnh lý của gen nên không khỏi được. Bệnh không nguy hiểm, bé vẫn phát triển bình thường, bạn không nên lo lắng. Bé chỉ cần tránh dùng các loại thuốc có thể gây vỡ tế bào máu, đa phần là thuốc dùng để trị sốt rét. Thuốc bác sĩ Nhi khoa có thể kê đơn cho bé khi bệnh mà bé không nên dùng là Cotrimoxazole (Bactrim, Septrim) và bạn nên hạn chế dùng Paracetamol (thuốc hạ sốt Efferalgan, Hapacol...), chỉ dùng thuốc Paracetamol khi bé sốt thực sự.

Theo tôi biết thì đậu tằm không có ở Việt Nam. Nếu ăn ít thì không sao nhưng tốt nhất là không nên thử những thứ đậu lạ.

Thân mến.


BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh

Phòng Tổ Chức cán bộ - BV Từ Dũ


Chào bạn,

Nếu bé vẫn thè lưỡi nhọn được thì không phải cắt. Bạn nên đưa bé đi khám Bệnh viện Tai mũi họng để bác sĩ đánh giá lại tình trạng của bé.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh

Phòng Tổ Chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Nếu bé đi phân có máu thì bạn cần đưa bé đi khám bệnh. Bé có dấu hiệu bị còi xương, cần khám chuyên khoa Dinh dưỡng.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh

Phòng Tổ Chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn,

Chiều cao của con bạn ở mức thấp. Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Dinh dưỡng để Bác sĩ đánh giá bé có bị còi xương không, tư vấn chế độ dinh dưỡng và kê toa thuốc phù hợp.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh

Phòng Tổ Chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Em bé của bạn có thể bị chồng khớp xương sọ. Hiện tượng này có thể tự khỏi khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi vòng đầu của bé. Nếu vòng đầu bé không tăng được vì khớp xương sọ bị dính thì phải phẫu thuật điều trị. Bé của bạn bị vàng da nhưng được chữa trị kịp thời nên ít có khả năng bị di chứng. Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi sự phát triển tâm thần (hiểu được gì, nói được gì, làm được gì) và vận động của bé theo độ tuổi (tháng nào thì cần biết làm những gì) để xem bé có bị chậm phát triển không. Nếu có nghi ngờ thì đưa bé đi khám Khoa Vật lý trị liệu hoặc Tâm lý.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh

Phòng Tổ Chức cán bộ - BV Từ Dũ
Chào bạn

Ngoài các loại vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, bé dưới 2 tuổi có thể tiêm ngừa Cúm (từ 6 tháng tuổi trở lên), viêm não Nhật bản B (từ 12 tháng tuổi trở lên), thủy đậu (từ 12 tháng tuổi trở lên), Sởi - Quai bị - Rubella (từ 12 tháng tuổi trở lên), Não mô cầu (từ 24 tháng tuổi trở lên). Bạn nên rơ miệng bằng nước muối sinh lý hoặc bằng Denicol cho bé mỗi ngày, cho ăn sữa chua (nếu từ 6 tháng tuổi trở lên) hoặc uống các loại sữa có khuẩn sống có lợi (Yakult, Probi) nếu từ 12 tháng tuổi trở lên, tránh không để bé táo bón, viêm mũi họng mãn tính thì bé sẽ không bị hôi miệng.

Bạn có thể cho bé dùng kem đánh răng khi bé biết tự đánh răng thành thạo, đảm bảo không nuốt kem đánh răng, nghĩa là khoảng từ 2-3 tuổi trở lên.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh

Phòng Tổ Chức cán bộ - BV Từ Dũ
02tháng 05
Chào bạn,

Bé thức đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến phát triển về chiều cao về lâu dài. Ngoài ra, bé ngủ dậy trễ sẽ không phơi nắng được, dễ bị bệnh còi xương.

Ban đêm, bạn nên canh cho bé bú trước khi bé thức dậy và nếu bé thức dậy thì vẫn không mở đèn sáng, không nói chuyện, cứ giả vờ ngủ để bé ngủ trở lại. Buổi sáng không nên để bé ngủ quá 8 giờ, phải đánh thức bé dậy bế đi chơi, cho uống sữa.

Ban ngày, bạn không để bé ngủ một giấc quá 3 giờ và chơi với bé nhiều hơn để bé không ngủ ngày nhiều. Bạn nên tích cực thay đổi thói quen không tốt này của bé, có thể phải đưa đến bác sĩ Khoa Tâm lý để được kiểm tra xem bé có vấn đề gì về phát triển tâm thần không và cho thuốc hỗ trợ vài ngày để đổi giấc ngủ lại.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh

Phòng Tổ Chức cán bộ - BV Từ Dũ

 
Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ đánh giá xem bé có thật sự thiếu canxi và kê toa thuốc phù hợp. Nếu bé bú sữa mẹ, dặm thêm ít sữa bột thì nên uống mỗi ngày 400 UI vitamin D3.

Thân mến.

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ
Chào bạn,

Những dấu hiệu bạn đọc thấy trong sách chỉ tồn tại vài ngày sau sinh rồi mất. Bé của bạn có thể bị bướu máu. Bạn nên đưa bé đi khám vì quan sát trực tiếp mới chẩn đoán chính xác được. Nếu bướu máu không lan rộng nhanh thì không cần điều trị, sẽ từ từ nhạt dần khi bé được 2 - 6 tuổi.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ
Bạn nên xem lại tư thế bế bé có thoải mái không. Lưng bé phải quay ra ngoài, bụng áp vào bụng mẹ, mặt quay hẳn vào vú mẹ. Tránh không để bé nằm ngửa trên đùi rồi quay mặt bé vào vú mẹ vì làm bé khó nuốt. Bạn cũng nên cho bé uống 400 UI vitamin D mỗi ngày kèm phơi nắng vì nếu thiếu vitamin D bé sẽ lười bú. Nếu bé bú mỗi lần không nhiều thì bạn nên chịu khó cho bé bú nhiều cữ hơn để đảm bảo đủ lượng sữa mẹ. Nếu 1 tuần mà bé không lên được ít nhất 200g là bé không bú đủ.

Thân mến

BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,
Bạn không nên lắc bé vì trong giai đoạn này, não bé có kích thước nhỏ hơn nhiều so với hộp sọ, khi lắc não sẽ bị đu đưa như quả lắc đồng hồ. Nếu lắc mạnh có thể dẫn đến xuất huyết não (Hội chứng trẻ bị lắc).
Bé có thể bị viêm da tiết bã. Bạn nên bôi dầu em bé (baby oil) lên da đầu bé khoảng 15 phút trước khi tắm để làm mềm vùng này, khi gội đầu thì dùng khăn vải mùng (khăn sữa) để chà nhẹ, những mảng này sẽ tróc ra từ từ. 
Bạn nên trò chuyện với bé nhiều hơn, "dạy từ vựng" cho bé mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, khi tắm cho bé, bạn nói với bé: "Bây giờ mẹ tắm cho con nhé, tắm mát lắm nè, tắm cho thơm con nhé! Bây giờ mẹ gội đầu nè...".
Khi bé không no, bạn nên tập cho bé nằm sấp để tập giữ cổ và đầu, khi ẳm thì ẳm đứng, áp lưng bé vào ngực mẹ, không ẳm nằm ngửa để tập cho bé giữ thẳng lưng và cổ.
Khi cho bú sữa mẹ, bạn nên hạn chế uống cà-phê. Nếu ghiền quá thì nên uống sữa nhiều, cà phê chỉ một ít cho có mùi thôi.

Thân mến



BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh

Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ