10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
27tháng 05
Chào bạn!

Trẻ 4 tháng cân nặng 6.4 kg , cao 62.1 cm.  Con bạn cân nặng như thế tạm chấp nhận. trẻ bú mẹ hoàn toàn nên đi ngoài phân lỏng, bọt, hột, đi nhiều lần trong ngày. Số lần đi ngoài sẽ giảm khi trẻ lớn lên, tuy nhiên trong phân không bao giờ có đàm, máu và cũng không gây đau bụng cho trẻ. Nếu bạn đã khám 2 bác sĩ mà tình trạng trẻ vẫn không cải thiện bạn nên xét nghiệm phân để đánh giá chính xác hơn. Bạn có thể giảm bớt triệu chứng đau rát, hăm ở trẻ bằng cách hạn chế cho trẻ mặc tã giấy, thường xuyên giữ vùng âm hộ, hậu môn khô thoáng.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Trẻ 11 tháng mới bắt đầu đứng chựng, đi vài bước, chân trẻ có thể cong nhưng đó là cong sinh lý. Những trẻ tăng cân nhiều quá, xương còn yếu phải chịu sức nặng của khối cơ thể nhiều sẽ cong nhiều hơn. Bạn có thể đưa trẻ đến khoa vật lý trị liệu tại làng Hòa Bình bệnh viện Từ Dũ để kiểm tra và có bài tập hợp lý.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Tình trạng ngủ gà ngủ gật ở con bạn cho thấy trẻ ngủ không đủ giấc do mẹ thường xuyên đánh thức trẻ dậy bú. Bạn hãy để cho trẻ có 1 giấc ngủ thật ngon, khi trẻ dậy trẻ sẽ bú giỏi hơn, ngoan hơn không cáu gắt. Mẹ căng thẳng vì sự tăng cân cũng như bú ít của trẻ làm sữa mẹ tiết không đủ làm trẻ sẽ chán bú mẹ hơn đấy bạn nhé.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Trước đây trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức hoàn toàn không có vấn đề ọc sữa. Nhưng 2 tuần nay bú bình không ọc nhưng bú mẹ bị ọc, bạn cần xem lại cách bạn cho bú, ngoài ra nếu trong chế độ ăn của mẹ có nhiều gia vị gây sữa có mùi nên trẻ dễ có triệu chứng trên. Trẻ bú mẹ dễ đi ngoài nhưng bú bình sẽ khó đi và phân khô cứng, trẻ phải rặn mới đi được. Bạn có thể đưa trẻ đến bệnh viện nhi khoa tiêu hóa để kiểm tra.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Hiện tại các bệnh viện đã có thuốc ngừa tiêu chảy bạn có thể cho trẻ uống trước, vacxin 6 trong 1 thì đã hết đành phải chờ. Tuy nhiên 6 trong 1 trễ 2 tháng nhưng con bạn đã tiêm được 2 mũi rồi nên khả năng miễn dịch vẫn có, bạn cần mũi thứ 3 để tăng hiệu giá kháng thể thêm. Hiện tại bệnh viện hết 6 trong 1, đến tháng 9 mới có.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Hiện tượng thoát vị bẹn và bìu dái nước có thể gặp ở trẻ trai sinh non hoặc sinh đủ tháng. Nếu khối thoát vị to, gây đau cho trẻ thì cần mổ ngay. Nếu khối đó không đau, chạy lên chạy xuống hoặc xuất hiện khi trẻ khóc to hoặc rặn… thì có thể mang băng ép. Bạn có thể liên hệ khoa ngoại bệnh viện Nhi Đồng I hoặc II để mua và tìm hiểu thêm tiêu chuẩn phẫu thuật.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Trẻ khi sinh đã được tiên ngừa lao và viêm gan B thì đến đúng 2 tháng tuổi sẽ được tiêm bạch hầu, uốn ván, ho ga, bại liệt, viêm gan B, viêm não Hib. Hiện nay bệnh viện không có thuốc 5 trong 1 và 6 trong 1 trong chương trình thuốc dịch vụ. Bạn có thể liên hệ lại vào giữa tháng 6.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
27tháng 05
Chào bạn!  

Trẻ 9 tháng nên được chủng ngừa sởi, đặc biệt vào thời điểm dịch sởi đang hoành hành. Khi trẻ 15-18 tháng bạn nên chích nhắc sởi cùng vacxin ngừa quai bị, Rubella. Nếu bạn không chích sởi ở thời điểm 9 tháng thì bạn phải bảo đảm từ 9 tháng đến 12 tháng trẻ không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sởi trong cộng đồng.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Trẻ 9 tháng được chích sởi và nhắc lại lúc 15-18 tháng sởi, quai bị, Rubella (3 trong 1). Nếu con bạn 12 tháng muốn chích 3 trong 1 vẫn chích được. Nhưng hiện nay đang mùa nên bạn vẫn phải cho trẻ nhắc lại mũi sởi đơn sau đó. Bạn có thể liên hệ bệnh viện qua tổng đài với số điện thoại in trên toa thuốc. Hiện nay bệnh viện có thuốc chủng ngừa cho con bạn.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Trẻ nằm khoa nhi trong giai đoạn sơ sinh vì nhiễm trùng sơ sinh nên chưa được chích ngừa. Vậy bạn có thể đưa trẻ đến chích ngừa lao khi trẻ được 1 tháng tuổi. Sau đó cứ mỗi tháng trẻ sẽ được chích 1 lần bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não do HiB. Trẻ được chích liên tục 3 mũi. Bạn có thể xem lịch chủng ngừa chi tiết trên quyển sổ sức khỏe của trẻ.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Con bạn 4 tháng tuổi cân nặng 7 kg là đạt dinh dưỡng tốt. Bạn có thể cho trẻ uống nước hoa quả, trái cây, ăn sữa chua. Với tuổi này hệ tiêu hóa trẻ còn kém, nên dễ bị rối loạn nếu cho trẻ ăn dặm sớm quá. Nếu trẻ vẫn không chịu bú và vẫn không tăng cân thì có thể bắt đầu ăn bột trái cây, bột sữa thật loãng.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
27tháng 05
Chào bạn!

Con bạn sinh non 30 thuần 2 ngày tại thời điểm 2 tháng 7 ngày tương đương trẻ đạt 39 tuần, cân nặng 2520gr và 2620 gr là trẻ vẫn đạt cân nặng. Trẻ được chủng ngừa lao khi trên 2500gr. Sau đó 1 tháng bạn có thể cho trẻ tiêm ngừa bạch hầu, uống ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não do Hib, uống vacxin ngừa tiêu chảy do Rota virus. Biểu hiện trên da đầu con bạn dân gian thường gọi là 'cứt trâu',  nguyên nhân do sự bài tiết quá mức chất nhờn ở trán của các nang tuyến, gây dính bết các tế bào da chết thành từng mảng. Bạn có thể vệ sinh sạch bằng cách thoa dầu Baby oil nhẹ nhàng lên đó vài phút sau đó tắm lại cho trẻ bằng xà phòng. Trẻ bú mẹ thường dễ đi ngoài, bú bình khó đi. Tình trạng con bạn không phải tiêu chảy do trẻ bú 2 loại sữa. Trẻ kia bị bón bạn có thể khắc phục bằng cách tăng cường bú mẹ nhiều hơn. Siêu âm não trẻ cho thấy trẻ bị xuất huyết não cũ ở trẻ sinh non, tuy nhiên hiện tại tạm ổn nhưng bạn cần theo dõi vào kiểm tra những tháng sau. Tình trạng bìu dái trẻ sưng mọng đỏ do trẻ có tràn dịch tinh mạc, nếu trẻ không đau bạn có thể cho trẻ tắm nắng mỗi ngày sẽ giảm dần, nếu sau 3 tháng mà không giảm nên kiểm tra bác sĩ ngoại nhi.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ