10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào bạn!

Trẻ khi sinh được tiêm ngừa lao và viêm gan B thì khi trẻ được 2 tháng sẽ được tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não Hib ( 6 trong 1). Con bạn 1.5 tháng, vậy bạn nên chờ khi trẻ đủ 2 tháng thì hãy bắt đầu tiêm ngừa, mặc khác thuốc 6 trong 1 được chỉ định cho trẻ >=  2 tháng, dưới 2 tháng không có hiệu quả.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Trước khi cho trẻ ăn dặm nên tập cho trẻ uống nước trái cây, hoa quả, sữa chua. Trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Việc trẻ ăn bột pha sẵn trong các hộp bột vẫn đảm bảo thánh phần dinh dưỡng. Vì trẻ ăn ít bạn cho trẻ ăn bột đỡ vất vả cho mẹ. Khi trẻ ăn nhiều bạn có thể tiếp tục ăn bột nếu trẻ chưa ngán hoặc chuyển sang ăn cháo nếu trẻ ngán hoặc mẹ muốn.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn!

Trẻ khi sinh được chủng ngừa lao và viêm gan B, nhưng tại thời điểm con bạn sinh ra hết thuốc ngừa viêm gan B nên chỉ tiêm ngừa lao. Vậy khi trẻ 2 tháng sẽ được tiêm bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm não Hib (6 trong 1). Bạn có thể cho bé uống vacxin ngừa tiêu chảy do Rota virus.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
28tháng 05
Chào bạn!

Hiện tại bệnh viện hết thuốc 6 trong 1, đến cuối tháng 9/2014 mới có lại. Con bạn đã chích được mũi 6 trong 1 được 2 lần thì khả khả năng miễn dịch của trẻ đã có, tuy nhiên mũi thứ 3 nhắc lại sẽ giúp trẻ tạo kháng thể tốt hơn, hiệu quả hơn nhưng vì không có thuốc đành phải chờ.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Hiện con bạn phát triển dinh dưỡng tốt. Bạn đã đưa trẻ đến 2 Bv Nhi lớn nhất của thành phố, cả 2 đều chẩn đoán là trào ngược dạ dày - thực quản , vậy là chính xác. Bạn không nên đưa trẻ đi khám thêm nơi nào khác. Hiện tượng ọc sữa con bạn vẫn nằm trong bệnh cảnh trào ngược. Để giảm tình trạng ọc sữa cho trẻ bạn cần cho trẻ bú ít, bú nhiều cử, đầu cao sau bú 30 phút, một số thuốc, sữa sẽ giúp giảm tình trạng ọc cho trẻ như Motilium, Prinperan, Nexium, sữa Frisolac comfort… tuy nhiện vẫn không dứt hoàn toàn. Với thời gian bệnh này sẽ giảm dần.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Hiện con bạn tăng cân tốt. Nếu trẻ bú không hết bạn nên bảo quản sữa trong tủ lạnh thì bé có thể sử dụng lâu.   Việc bảo quản nóng sữa mẹ trong bình chỉ sử dụng được 1 thời gian ngắn. Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày. Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Con bạn 4 tháng cân nặng 8.5 kg, cao 70 cm, bé tăng trưởng tốt. Trẻ bú ít hoặc mất nước qua mồ hôi nhiều thì trẻ sẽ tiểu ít và nước tiểu vàng sậm. Bạn cần xác định lại con bạn thuộc dạng nào để kịp thời khắc phục. Tại thời điểm 4 tháng trẻ có thể uống nước hoa quả, trái cây, sữa chua thêm ngoài bú mẹ, sữa bình.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
28tháng 05
Chào bạn!

Trẻ sinh từ mẹ viêm gan B dù rằng sinh non 33 tuần vẫn được chích ngừa kháng thể kháng virut viêm gan B (HBIG) và vacxin ngừa viêm gan B khi tình trạng hô hấp ổn định.  Khi trẻ được 1 tháng , cân nặng >=2500gr thì sẽ được chích ngừa BCG. Ngừa viêm gan B mũi thứ 2 sẽ được chủng ngừa vào tháng thứ 2 sau sinh.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
27tháng 05
Chào bạn!

Chủng ngừa 6 trong 1 có nhiều phản ứng phụ có thể xảy ra nên dù là vẫn có thể chích cùng thời điểm 6 trong 1 và cúm nhưng thường các bác sĩ cũng như các bà mẹ rất e dè. Tốt nhất khi có thuốc 6 trong 1 bạn nên ưu tiên cho trẻ chích trước, tháng sau mình sẽ chích cúm, trễ 1 chút nhưng an toàn hơn.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn! 

Trẻ sinh từ mẹ bị viêm gan siêu vi B sẽ được tiêm ngừa trong vòng 24g sau sinh kháng thể kháng virut viêm gan B (HBIG) và vacxin ngừa viêm gan B khi tình trạng hô hấp ổn định. Việc tiêm ngừa như thế có thể bảo vệ trẻ 85%-95% nguy cơ bị lây nhiễm từ mẹ. Nếu sau 1 tháng trẻ mới tiêm viêm gan B thì nguy cơ lây truyền siêu vi B cho trẻ sẽ cao, nếu mẹ có HbeAg(+) thì khả năng trẻ bị lây đến 90-100%-.Tại thời điểm 2011, bệnh viện sử dụng vacxin Engerix-B và Hepabig cho bé. Tuy nhiên không phải tất cả các trẻ sinh từ mẹ viêm gan B đều có thể phòng ngừa viêm gan B 100% được, chỉ có 85-95% được phòng ngừa viêm gan B từ mẹ, chỉ có 5-15% trẻ vẫn bị viêm gan B mãn tính. Thật không may con bạn rơi vào nhóm nhỏ này. 
Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Trẻ 3 tháng tuổi ngoài bú mẹ bạn có thể bổ sung thêm nước hoa quả trái cây. Bạn cần cho trẻ uống hoa quả tươi sẽ tốt hơn. Pha loãng, uống ít, tăng dần mỗi ngày, nên bắt đầu bằng trái cây ngọt rồi đến chua.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

Con bạn 4 tháng 7 kg , trẻ phát triển dinh dưỡng tốt. Trẻ bị nghẹt mũi thường xuyên nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chứng tỏ bệnh nhẹ. Bạn có thể giúp trẻ giảm triệu chứng nghẹt mũi bằng cách hạn chế nằm máy lạnh, vệ sinh mũi thường xuyên, giữ mũi thông thoáng. Bạn có thể sử dụng dung dịch nước biển sâu phun sương giúp trẻ giảm nghẹt mũi. Đàm nhớt, chất tiết chảy xuống vùng hầu họng sẽ kích thích gây nôn ói ở trẻ, do đó cần loại bỏ chúng trước khi cho trẻ ăn, bú.

Thân mến!
BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ