10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
14tháng 09
Chào bạn,

Trẻ bú mẹ hoàn toàn phân có màu vàng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng sệt có bọt, hột như hoa cà hoa cải, trẻ có thể bú trên đi dưới, đôi khi trẻ có thể đi ngoài 10-20 lần/ngày. Tuy nhiên số lần đi ngoài sẽ giảm dần khi trẻ ra tháng. Tình trạng xì hơi và chậm đi ngoài của trẻ có nhiều khà năng trẻ bị bệnh đại tràng chướng bẩm sinh. Tuy nhiên nếu bạn để trẻ bú mẹ không đúng cách trẻ nuốt hơi nhiều thì trẻ cũng xì hơi nhiều. Tình trạng mẹ ủ ấm trẻ nhiều, thời tiết nóng nực làm trẻ mất nước qua da cũng làm trẻ chậm đi ngoài. Bạn cần kiểm soát các yếu tố trên. Bạn cần đưa trẻ khám BS chuyên khoa nếu tình trạng trẻ không cải thiện sau khi đã loại các nguyên nhân trên.

Chúc bạn thành công!

BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Theo chuẩn WHO 2015, bé trai 5 tháng tuổi cân nặng trung bình 7.5 kg. Con bạn 6.1 kg trẻ bị thiếu cân cấp độ 2. trung bình 1 ngày trẻ bú 700-850ml sữa tương đương 100ml/kg/ngày. Như vậy con bạn bú vẫn chưa đủ. Trẻ cần bú tối thiểu 1000 ml/ngày thì mới đảm bảo trẻ tăng cân trung bình 300-500gr/tháng. Bạn không nên thay đổi nhiều loại sữa vì sữa nào cũng vậy, nếu trẻ không bú thêm bạn có thể xen vào giữa cử bú nước trái cây, yaourt sẽ giúp trẻ kích thích bú giỏi hơn.

Chúc bạn thành công!

BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Trên thông tin báo đài có 1 số trường hợp tử vong sau tiêm ngừa Quinvaxem, tuy nhiên bạn cần bình tĩnh và phân tích cẩn thận từng trường hợp tự vong cụ thể. Hầu như các ca tử vong đều có vấn đề bệnh lý trước đó, các chuyên gia đã phân tích do sự ngẫu nhiên trùng hợp, bản thân vacxin Quinvaxem theo WHO là hoàn toàn an toàn.  Để đạt hiệu quả cao trong việc phòng bệnh bạn nên cho trẻ tiêm ngừa cùng 1 loại vacxin phòng cùng 1 loại bệnh.Theo qui định cho chương trình tiêm chủng quốc gia 2015 không khuyến cáo chuyển đổi giữa 2 loại vacxin miễn phí và vacxin dịch vụ.

Chúc bạn thành công!

BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Tại thời điểm 11 tháng 6 ngày con bạn có thể tiêm mũi vacxin ngừa cúm. Đối với các trẻ tiêm ngừa vacxin cúm cần cho trẻ ăn trứng gà trước đó 3 ngày liên tiếp để xác định trẻ có dị ứng trứng gà không. Nếu trẻ nào dị ứng trứng gà thì không nên chích ngừa cúm.

Khi trẻ trên 12 tháng trẻ cần tiêm thêm các mũi vacxin ngừa viêm não nhật bản B, thủy đậu, viêm gan A, quai bị…bạn có thể cho trẻ tiêm ngừa tại bất cứ cơ sở y tế nào có vacxin và an toàn.

Chúc bạn thành công!

BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể tiếp tục cho con bú trong khi đang mang thai. Lý do là vì cơ thể người phụ nữ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo. Trong thời gian mang thai và tiếp tục cho bé lớn bú mẹ người mẹ phải ăn uống đầy đủ chất và uống nước đầy đủ. Tuy nhiên, sự thay đổi của các hormone trong những ngày đầu mang thai có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Nhưng nên lưu ý rằng nếu người phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu, thì nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không. Bạn có thể cho trẻ bú mẹ cho đến khi nào trẻ thôi không bú mẹ thì ngưng.

Chúc bạn thành công!

BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Trẻ bú mẹ hoàn toàn phân có màu vàng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng sệt có bọt, hột như hoa cà hoa cải, trẻ có thể bú trên đi dưới, đôi khi trẻ có thể đi ngoài 10-20 lần/ngày. Con bạn bú mẹ mà chậm đi ngoài có nhiều khả năng trẻ bị bệnh đại tràng chướng bẩm sinh. Để cải thiện tình trạng đi ngoài của trẻ bạn nên ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều rau và uống nhiều nước.

Con bạn ngủ hay thức thường mở miệng đó là biểu hiện thường gặp ở trẻ bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng nên thường hay khò khè. Để tránh cho trẻ khò khè, mở miệng thở thì bạn nên cho trẻ ở phòng ấm áp, nhiệt độ ổn định, tránh trẻ bị lạnh.

Để tránh trẻ oằn mình, giật mình khóc thét bạn nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày, chế độ ăn của mẹ giàu chất dinh dưỡng, canxi.

Chúc bạn thành công!

BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Thai 37 tuần cân nặng trung bình 3 kg. Trong 3 tháng đầu đời cân nặng trung bình mỗi tháng tăng tối thiểu 1 kg. Con bạn 22 ngày chỉ tăng 0.5 kg, có nhiều khả năng do trẻ nôn trớ nên cân nặng đã chậm lại. Vậy bạn nên cố gắng để trẻ đạt tối thiểu 1 kg trong 1 tháng đầu. Để tránh cho trẻ nôn trớ, vặn mình cần cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, đặt trẻ đầu cao sau bú 30phút, mẹ cần cho trẻ tắm nắng thường xuyên mỗi ngày, mẹ cần có chế độ ăn uống sinh hoạt đầy đủ. Chúc bạn thành công!

Thân mến,

BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Con bạn 3 tháng cân nặng 6.5 kg, chiều cao 63.5 cm, khi sinh trẻ 3200gr, vậy là trẻ tăng cân gấp đôi cân nặng lúc sinh. Điều này cho thấy con bạn tăng trưởng tốt. Trẻ bú mẹ hoàn toàn phân có màu vàng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng sệt có bọt, hột như hoa cà hoa cải là bình thường. Trẻ vẫn ăn bú tốt, ngủ tốt và tăng cân tốt. Vì thế bạn không cần lo lắng, không cần cho trẻ uống thêm bất cứ thuốc hoặc men tiêu hóa gì cả.

Trẻ 3 tháng tuổi biết tự chống tay nâng ngực 1 vài giây khi được cho nằm sấp, khi bế đứng dựa vai hoặc ngực mẹ thì bé có thể ngốc đầu và xoay đầu nhìn sang bên. Sang 4 tháng trẻ tự lật được. Do đó con bạn vẫn phát triển vận động bình thường. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ là do các tế bào thần kinh của trẻ chưa được biệt hóa tốt nên phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa, cơ thể rất nhạy cảm với những kích thích bên ngoài, dễ xuất hiện phản ứng toàn thân. Ngoài ra ở 3 tháng tuổi này dự trữ sắt mẹ cho bé bắt đầu giảm sút nên trẻ dễ bị kích thích khi có tiếng động hoặc khích thích nhẹ bên ngoài, nên trẻ thường hay giật mình, đỗ mồ hôi khi bú... Trẻ bị thiếu canxi hoặc vit D ngoài vấn để đỗ mồ hôi giật mình trẻ còn biểu hiện còi xương, chậm lớn… ở con bạn không thấy dấu hiệu này. Do đó để khắc phục các vấn đề ở con bạn mẹ nên ăn uống đầy đủ chất, không kiêng cử, đặc biệt cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, sắt như thịt bò, gan, lòng đỏ trứng…

Thân mến,

BS. Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể đưa bé đến phòng khám trẻ 227 Cống Quỳnh Q1 để các bác sĩ thăm khám cụ thể chính xác.

Thân mến,

KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Nhi hoặc Dinh dưỡng để bác sĩ tìm nguyên nhân lười bú của bé và điều trị phù hợp.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn cần xem lại nhiệt độ phòng ngủ có mát mẻ không. Nhiệt độ cần trong khoảng 26-28 độ. Bé ngủ không ngon có thể do bị ướt tã, bú không no. Bé sơ sinh chỉ ngủ từng giấc ngắn khoảng 2 giờ, thời gian ngủ sâu rất ít, không giống như người lớn. Bạn có thể cho bé uống 400 UI vitamin D mỗi ngày và cho phơi nắng sáng. Bạn nên tập cho bé cách tự ngủ: dỗ cho thiu thiu ngủ (không đợi ngủ sâu) rồi nhẹ nhàng đặt bé nằm xuống giường hoặc nôi đã lót êm. Cho bé nằm nghiêng, ôm gối ôm hoặc dùng khăn lông lớn cuộn lại thành hình chữ U cho bé kẹp giữa 2 chân và ôm trước ngực. Bạn dùng một tay giữ 2 tay bé lại để bé không giật mình, tay kia vỗ nhẹ lên người bé. Có thể hát ru nhẹ nhàng khi dỗ bé ngủ để tạo phản xạ khi nghe hát ru là thấy buồn ngủ.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

10tháng 09
Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đi tập vật lý trị liệu.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ