- Vệ sinh hàng ngày:
- Chăm sóc vú:
- Chế độ dinh dưỡng:
- Chế độ sinh hoạt, vận động:
- Dấu hiệu bất thường cần khám ngay:
- Hàng ngày: Luôn cho trẻ nằm cạnh mẹ, chú ý giữ ấm cho trẻ
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bú theo nhu cầu của trẻ.
- Chăm sóc rốn: Để rốn khô và sạch. Không băng kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên rốn. Hạn chế sờ vào rốn và vùng quanh rốn. Rốn rụng từ khoảng 7 đến 10 ngày sau sanh.
- Vệ sinh thân thể và chăm sóc da: Tắm, lau rửa cho trẻ hàng ngày. Tắm bằng nước ấm, sạch, trong phòng ấm, kín gió. Thay đồ vải như mũ, áo, tã lót hàng ngày và mỗi khi trẻ bài tiết.
- Dấu hiệu bất thường cần khám ngay:
Những điều sản phụ sau sanh thường cần biết
Đối với mẹ |
Đối với con |
- Ngày đầu sau sinh: Thay băng vệ sinh 4 giờ/lần hoặc khi ướt, sau khi đi vệ sinh phải rửa sạch, lau khô, phòng ngừa nhiễm trùng. - Những ngày tiếp theo: Thay băng vệ sinh, rửa bộ phận sinh dục ít nhất 3 lần/ngày. - Tắm nước ấm, không nên tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn tắm để tránh cảm lạnh, viêm nhiễm. - Nên gội đầu sạch sẽ, sấy tóc khô. - Tính chất sản dịch: + Trong 3 ngày đầu sau sanh, sản dịch gồm máu loãng và các cục máu đông nhỏ nên có màu đỏ sẫm. + Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, sản dịch loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. + Từ ngày thứ 9 trở đi, sản dịch không có máu mà chỉ là một dịch trong hoặc trắng chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoiaj tử,…. Hiện tượng này kéo dài 2 -3 tuần nữa. - Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ (Không thêm bất cứ thức ăn, nước uống khác). - Nếu tắc tia sữa cần xử lý sớm để phòng ngừa viêm vú, áp xe vú. - Ăn uống bình thường, đủ chất, đa dạng món ăn, nhiều rau, tránh táo bón. - Uống đủ nước (#2 lít mỗi ngày). - Tránh kiêng khem quá mức, tránh dùng các chất kích thích. - Vận động nhẹ sau sinh 6 giờ, những ngày đầu sau sinh có thể đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động nặng. - Ngủ đủ 8 giờ/ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa. - Sốt ≥ 38 độ. - Đau bụng nhiều và tăng lên. - Ra máu âm đạo kéo dài, có mùi hôi, ra máu ướt đẫm băng vệ sinh trong vòng 1 giờ. - Tầng sinh môn sưng, phù nề, đau, đỏ, rỉ nước vàng… - Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.. |
- Hạ thân nhiệt (<36,50C) hoặc sốt cao (≥38,50C) - Bất thường về tiêu hóa: + Bú kém, bỏ bú + Nôn liên tục + Chướng bụng - Viêm tấy lan rộng quanh rốn hoặc rốn có mủ. - Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác… |
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và 50 năm thành lập Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/02/2025 Bệnh viện Từ Dũ long trọng tổ chức chương trình “Nửa thế kỷ, Bệnh viện Từ Dũ vươn mình”. Đây là dịp để nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, đồng thời khẳng định vị thế là một trong những bệnh viện hàng đầu về Sản - Phụ khoa của cả nước.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và 50 năm thành lập Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/02/2025 Bệnh viện Từ Dũ long trọng tổ chức chương trình “Nửa thế kỷ, Bệnh viện Từ Dũ vươn mình”. Đây là dịp để nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, đồng thời khẳng định vị thế là một trong những bệnh viện hàng đầu về Sản - Phụ khoa của cả nước.
Non-Stress Test (NST) là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ. Bằng cách theo dõi nhịp tim thai và sự phản ứng của thai nhi khi cử động, NST giúp xác định thai nhi có nhận đủ oxy hay không và có dấu hiệu nào của suy thai không.