Theo dõi sản phụ tiền sản giật – sản giật có sử dụng Mgso4
I. MỤC ĐÍCH
– Phòng ngừa sản phụ lên cơn giật
– Đề phòng ngộ độc MgSO4
– Đảm bảo sức khỏe sản phụ và thai nhi
II. CHỈ ĐỊNH
Sản phụ có dấu hiệu tiền sản giật nặng – sản giật
III. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ
Dụng cụ vô khuẩn:
– Khay chữ nhật.
– Bơm, kim tiêm thích hợp.
– Kềm Kocher, ống cắm kềm.
– Gòn, gạc, hộp đựng gòn cồn.
Dụng cụ sạch và thuốc:
– Cồn 700
– Thuốc theo y lệnh:
+ MgSO4/15% 1,5g x 4 – 6 ống
+ Nước cất 5 ml/ống: 6 ống
+ Glucoza 5%: 1 chai
+ Cacium Gluconat: 5 ml/ống
– Hộp thuốc chống sốc.
– Bồn hạt đậu.
– Sổ thuốc (phiếu thuốc).
– Găng tay, dây garo.
Dụng cụ khác:
– Thùng đựng vật sắc nhọn.
– Thùng đựng chất thải.
2. Sản phụ
– Giải thích sản phụ biết tác dụng của thuốc là ngăn ngừa cơn giật, thông tin về các tác dụng phụ của thuốc cho sản phụ biết: gây cảm giác nóng, bức rứt, đổ mồ hôi, nôn ói… Động viên để sản phụ an tâm hợp tác
– Hướng dẫn sản phụ đi tiểu trước khi truyền dịch.
– Cho sản phụ nằm tư thế thoải mái.
3. Nhân viên y tế:
– Trang phục chỉnh tề
– Mang khẩu trang
– Rửa tay thường quy
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Liều tấn công (theo y lệnh):
Thường dùng MgSO4 15% 1,5g x 2 ống pha với 30 ml nước cất tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 đến 15 phút (hoặc sử dụng bơm tiêm điện)
Liều duy trì: MgSO4 15% 1,5g x 4 ống pha vào chai Glucoza 5% 500ml, truyền tĩnh mạch, tốc độ truyền XXX giọt/ phút.
V. CÁC BƯỚC THEO DÕI
1. Theo dõi
Nội dung |
Thời gian theo dõi |
Bất thường |
|
Liều tấn công |
Liều duy trì |
||
Huyết áp |
15 phút/ 1 lần trong 30 phút |
1 giờ/ lần |
≥ 140/100 mmHg |
Mạch |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
> 90 lần/phút |
Nhiệt độ |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
≥ 380C |
Tim thai |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
> 160 lần/phút < 120 lần/phút |
Cơn gò |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
Theo dõi cơn gò cường tính |
2. Theo dõi dấu hiệu ngộ độc MgSO4
Nội dung |
Thời gian theo dõi |
Bất thường |
|
Liều tấn công |
Liều duy trì |
||
Phản xạ gân xương |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
Không có phản xạ |
Nhịp thở |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
< 14 lần/phút |
Nước tiểu |
15 phút/ 1 lần |
1 giờ/ lần |
< 30 ml/giờ |
Ion Magne |
Xét nghiệm mỗi ngày |
≥ 10 mEq/l |
Lưu ý: Thử phản xạ gân xương: dùng búa thử phản xạ ở khuỷu tay, xương đầu gối, xương bánh chè
3. Theo dõi sát các dấu hiệu khác
Nội dung |
Bình thường |
Bất thường |
Dấu hiệu thần kinh |
Không có |
Có nhức đầu, hoa mắt, ù tai |
Đau vùng thượng vị |
Không có |
Có đau vùng thượng vị |
4. Theo dõi sát các dấu hiệu trở nặng:
- Huyết áp tăng cao
– Nhức đầu nặng
– Rối loạn thị giác, mất ý thức định hướng
– Đau thượng vị, đau vùng gan, gan căng to, các men gan tăng
– Buồn nôn, ói nhiều
– Dung tích huyết cầu tăng cao chứng tỏ có cô đặc máu (Hemoglobine)
– Giảm tiểu cầu
– Phù tăng (biểu hiện bằng tăng cân nhanh)
– Thiểu niệu, lượng nước tiểu dưới 100ml/ 4 giờ
– Đạm niệu tăng cao
– Độ thanh thải creatinine giảm, creatinine trong máu tăng
– Phản xạ gân xương tăng
* Khi phát hiện 1 trong các dấu hiệu trên phải báo bác sĩ xử trí kịp thời.
5. Khi có dấu hiệu ngộ độc MgSO4:
Thực hiện thuốc Cacium Gluconat theo y lệnh bác sĩ và báo ngay bác sĩ gây mê hồi sức.
6. Thực hiện các xét nghiệm theo y lệnh:
– Đạm niệu trong 24 giờ
– Chức năng gan
– Chức năng thận
– Tiểu cầu
– Ion đồ: Ion Mg, Ca, Na
VI. TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
– Nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh lo âu, căng thẳng
– Chế độ ăn uống:
– Uống nước: > 2 lít/ngày
– Ăn nhiều chất đạm: thịt, cá, trứng
– Giảm ăn mặn (ít muối)
– Hướng dẫn sản phụ cách tự theo dõi: Khi thấy có dấu hiệu bất thường: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau vùng thượng vị phải báo ngay với nhân viên y tế.
– Kế hoạch gia đình: không nên sanh nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.
– Sau sanh tiếp tục theo dõi huyết áp tại các bệnh viện chuyên khoa theo chuyên khoa để được điều trị thích hợp.