Đặc điểm bệnh lý võng mạc sinh non điều trị tại Tp.HCM

        BS. Phan Hồng Mai - BV Mắt Tp.HCM
    BS. Lê Thị Kim Chi
    - BV Mắt Tp.HCM
        BS. Võ Nguyên Uyên Thảo - BV Mắt Tp.HCM
    BS. Nguyễn Thị Hồng Phụng - BV Mắt Tp.HCM
        BS. Trần Châu Thái - BV Nhi đồng 1 Tp.HCM

    Mục tiêu: khảo sát đặc điểm của những bệnh nhân được điều trị bệnh lý võng mạc sinh non (ROP) bằng laser tại TP. HCM

    Đối tượng và phương pháp: phân tích các đặc điểm về cân nặng lúc sinh, tuổi thai lúc sinh, tuổi thai và tuổi lúc phẫu thuật, của tất cả những bệnh nhân đã được điều trị bệnh lý võng mạch sinh non từ tháng 7/2004 đến tháng 6/2007 tại Bệnh viện Nhi đồng I TP. HCM. Chỉ định điều trị theo ET-ROP.

    Kết quả: 362 trẻ bao gồm 183 nam (50,6%), 166 nữ đã được điều trị với cân nặng lúc sinh (CNLS) trung bình là 1324±262 gam (từ 650 đến 2200g), tuổi thai lúc sinh (TTLS) trung bình là 29,5±2,0 tuần (từ 24 đến 36 tuần). Khác biệt về CNLS và TTLS giữa 3 năm không có ý nghĩa thống kê. Thời điểm bắt đầu điều trị trung bình là 6,78±2,00 tuần (từ 2,86 đến 15,29 tuần). Nếu khám lần đầu vào 4 tuần sau sinh, sẽ điều trị trễ 26 trường hợp (7,2%).

    Kết luận: số lượng bệnh nhân ROP cần điều trị tại TP. HCM khá lớn với CNLS và TTLS rất cao. Nên bắt đầu khám tầm soát sớm hơn, khoảng 3 tuần sau  sinh để đạt 99% trường hợp điều trị đúng chỉ định theo ET-ROP.

    CHARACTERISTICS OF RETINOPATHY OF PREMATURITY PATIENTS
        TREATED AT HO CHI MINH CITY   

    Objectives: To analyze characteristics of all ROP patients treated by laser photocoagulation at Ho Chi Minh City

    Patients and methods:birth weight (BW), gestational age (GA), age at surgery of all ROP patients treated laser photocoagulation from July 2004 to June 2007 at Children’s hospital of Ho Chi Minh City were prospectively recorded. Indications for treatment based on ET-ROP

    Results: over 3 years, 362 patients including 183 males (50,6%), 166 females had treatment with mean BW 1324±262 gam (from 650 to 2200g), mean GA 29.5±2.0 weeks (from 24 to 36 weeks). The difference of BW and GA between the 3 years were not statistically significant (p>0.01). Mean age at surgery was 6.78±2.00 weeks (from 2.86 to 15.29 weeks). If first screening was on 4 weeks after birth, 26 patients (7.2%) could have late treatment.

    Conclusions: The number of treated ROP infants was numerous with many “old” and “heavy” infants. First screening should be earlier at about 3 weeks after birth for 99% patients would have ontime treatment according to ET-ROP.

    Ttrích HN Việt - Pháp lần 8, năm 2008

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ