tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào bạn,

Tôi đã kiểm tra lại sổ ghi nhận chích ngừa của bệnh viện. Con của bạn đã được chích vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B và kháng thể chống viêm gan siêu vi B tại phòng sanh (Hepabig) và bé chưa chích ngừa BCG. Như vậy, bé của bạn không bị chích dư thuốc ngừa lao. Khi bé được 2 tháng tuổi, bạn đưa bé ra trạm y tế phường để bé được chích tiếp mũi tổng hợp, trong đó có ngừa viêm gan siêu vi B. Xin lỗi bạn vì trong giấy ra viện không ghi chính xác hoàn toàn, đã khiến bạn lo lắng.


Thân mến.

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Xin chia sẻ nỗi lo lắng của bạn. Bệnh động kinh có thể do những bất thường bẩm sinh của não hoặc do những tổn thương của não. Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh động kinh người ta không tìm ra được nguyên nhân nên gọi là vô căn. Bé có đáp ứng tốt với thuốc chống động kinh thì hy vọng thuộc loại bệnh động kinh tiến triển đơn giản, có thể ngừng dùng thuốc khi 1 thời gian dài (có thể là 2-3 năm) không bị tái phát cơn nào. Nếu bạn cho bé uống thuốc đều đặn, đúng theo đơn thuốc của bác sĩ thì bé cũng sẽ có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, bé có nguy cơ tái phát cơn động kinh bất cứ lúc nào nên người lớn cần canh chừng bé kỹ hơn, hạn chế để bé ở một mình nhất là trong những môi trường có thể nguy hiểm tính mạng như buồng tắm, hồ bơi....

Chúc bé mau lành bệnh.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ


Chào bạn,
       
Bé bú sữa mẹ lên cân ít hay nhiều phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của mẹ. Bạn cần uống mỗi ngày 1 lít sữa, ăn thêm cơm, tăng thịt, cá, trứng để tăng thêm năng lượng và chất lượng trong sữa mẹ. Bạn cần tập cho bé ngủ sớm trước 8 giờ tối và xem lại phòng ngủ có nóng quá không nên bé ngủ ngày ít. Bạn cần bổ sung 400 UI vitamin D3 cho bé mỗi ngày và phơi nắng mỗi buổi sáng. Nếu tình trạng không cải thiện thì bạn cần đưa bé đi khám bệnh.
       
Thân mến 
 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ


Chào bạn,
     
Vết mưng mủ ở vết chích ngừa lao chứng tỏ cơ thể có đáp ứng với thuốc, vết này sẽ tự khỏi, bạn không cần bôi thuốc gì. Khi nào vết mủ vỡ thì bạn dùng gòn vô trùng thấm nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%) lau nhẹ.
     
Thân mến. 
 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

    
Chào bạn,

Mặc tã giấy không làm hẹp da quy đầu. Con bạn có thể bị vùi lấp dương vật. Bạn cần đưa bé đi khám chuyên khoa Ngoại nhi để bác sĩ thăm khám trực tiếp mới chẩn đoán chính xác được. Về mặt lý thuyết, đến khoảng 2 tuổi não bé mới đủ trưởng thành để điều khiển việc tiểu tiện theo ý muốn nghĩa là mới tập xi được. Dưới 2 tuổi thì.."hên xui", chủ yếu bạn để ý khoảng bao lâu thì con bạn thường đi tè để xi "đón đầu", giống như động tác khởi động để bé tè thôi, không thể hy vọng bé sẽ có phản xạ khi nào được xi mới tè.     

Thân mến. 
 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,
   
Em bé của bạn hiện đang bị béo phì. Bạn khoan cho bé ăn dặm, để đến 6 tháng tuổi mới nên bắt đầu tập ăn. Bé bú sữa bột nên phân hơi "lộn xộn" một chút nhưng không cần phải uống thuốc gì. Khi cho ăn dặm, bạn chỉ cho bé ăn ít bột thôi mà trộn rau hoặc củ nhiều để bé không tăng cân nhanh. Hiện tại, bạn cần chơi với bé nhiều để bé được vận động nhiều hơn (tập lật, trườn), tiêu bớt năng lượng dư thừa.
   
Thân mến.
   

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

 Chào bạn,
 
Em bé của bạn có chế độ ăn khá đầy đủ, chỉ cần bổ sung thêm trái cây, nước trái cây và sữa chua. Vào độ tuổi này bé vẫn còn tiểu nhiều vì chế độ ăn vẫn chủ yếu là sữa. Nếu màu sắc nước tiểu bình thường và lên cân tốt thì bạn có thể yên tâm.
 
Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ kê toa, không nên tự cho bé uống canxi vì nếu thừa có thể dẫn đến sỏi thận, chán bú, buồn nôn....

Thân mến.

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé từ 3-6 tháng tuổi có tổng số giờ ngủ trong ngày (24 giờ) là 14 đến 15 tiếng. Nếu bé ngủ ít hơn một chút nhưng vẫn bú, chơi bình thường, không quấy khóc thì không sao. Bạn nên tranh thủ lúc bé thức để dạy bé "học". Giấc ngủ chỉ giúp bé ghi nhớ lại những gì được "học" lúc thức. Cho nên, nếu bạn biết tận dụng thời gian thức của bé một cách hiệu quả thì không lo bé kém phát triển. Điều quan trọng là bạn cần cho bé ngủ sớm vào buổi tối, không để bé thức quá 9 giờ tối. Giấc ngủ sâu vào ban đêm trước 10 giờ sẽ giúp cơ thể tiết nội tiết tố tăng trưởng.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,
   
Bạn nên đưa bé đi khám bệnh và nhớ cầm theo mẫu phân để bác sĩ xem. Bạn có thể đưa bé đến bệnh viện Nhi Đồng hoặc các phòng khám trẻ em lớn có phòng xét nghiệm.
   
Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,
 
Trước 6 tháng tuổi, xương của em bé còn chủ yếu là sụn nên đứng sớm dễ bị cong chân và biến dạng khớp. Nhiều chuyên gia về vật lý trị liệu khuyên em bé dưới 9 tháng tuổi chưa nên tập đứng. Khi bế bé ngồi trê  đùi mà bé muốn đứng lên, bạn chỉ việc đứng lên và bế bé đi tìm "món khác" để bé chơi là bé sẽ quên việc đứng lên.
 
Bé trước 6 tháng tuổi chỉ nên cho uống sữa, bạn chỉ cho bé uống nước trái cây nếu bé bị bón.
 
Thân mến

 

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bé bị tim bẩm sinh dễ bị chậm phát triển vận động do thể lực yếu. Bạn nên đưa bé đến phòng khám Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của bệnh viện Từ Dũ để các bác sĩ và kỹ thuật viên đánh giá tình trạng của bé và hướng dẫn cách tập luyện cho bé.

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ