banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

20/04/2011

Thực trạng chuyển viện trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh có thể can thiệp phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 1

ThS. BS. Cam Ngọc Phượng
Khoa HSSS - BV NĐ1

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về tỷ lệ sơ cứu và tình trạng lúc nhập viện của trẻ sơ sinh bệnh lý Ngoại khoa nhập Khoa HSSS Bệnh viện Nhi đồng I từ tháng 2/2007 đến tháng 2/2008.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu, tất cả trẻ sơ sinh bệnh lý Ngoại khoa thường gặp như hở thành bụng, thoát vị hoành, teo thực quản, tắc tá tràng, teo tá tràng.

 Kết quả - Bàn luận: Hở thành bụng: 83% trường hợp sơ cứu ban đầu bằng cách bao khối thoát vị trong gạc tẩm Normal  saline, hậu quả là hầu hết trẻ nhập viện bị hạ thân nhiệt. Tất cả trẻ teo thực quản bẩm sinh khi chuyển viện không được đặt ống thông túi cùng trên để hút, vì vậy tỷ lệ viêm phổi hớt ở nhóm trẻ này rất cao. Tỷ lệ trẻ thoát vị hoành bẩm sinh suy hô hấp lúc nhập viện 68%, thậm chí có 3 trường hợp tử vong trong vòng 6 giờ đầu sau nhập viện do suy hô hấp nặng, đặt nội khí quản trễ. Hầu hết các trẻ bệnh lý teo tá tràng nhập viện trong bệnh cảnh mất nước và suy kiệt nặng, do chẩn đoán bệnh trễ và bù dịch và điện giải không đủ.

Kết luận: Cần chú trọng các nguyên tắc sơ cứu trước khi chuyển để góp phần hạn chế các biến chứng có thể phòng ngừa được như hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, mất nước, toan hụ hấp, góp phần cải thiện kết quả điều trị nhóm sơ sinh bệnh lý ngoại khoa.

TRANSFERRING SITUATIONS OF NEWBORNS WITH SURGICAL CONGENITAL MALFORMATIONS AT CH1

Abstract

Objective: Describe primary management and characteristics of newborns with surgical congenital malformations admitted the NICU of CH1 from 2/2007 to 2/2008.

Patients and Methods: Descriptive prespective study of newborns with gastroschisis, congenital diaphragmatic hernia, esophageal atresia, duodenal atresia. Results - Discussion In gastroschisis, wet gauge wraps had be done in 83%, so most of patients had hypothermia on admission. No cases of esophageal atresia had an upper end pouch drainage, therefore, the rate of aspiration pneumonia in this group were high. 68% of  congenital diaphragmatic hernia had respiratory failure on admission, especially there were 3 deaths during 6 hours after admisson due to severe respiratory failure, late intubation. Most newborns with duodenal atresia presented severe dehydration and malnutrition due to late diagnosis and no enough of fluid and electrolyte replacement.

Conclusion: Emphasizing primary management before transferring is necessary for minimizing avoidable complications such as hypothermia, hypoglycemia, dehydration, respiratory acidosis, contributed to improve the efficiency of treatment in surgical newborns

Trích HN Việt - Pháp lần 8, năm 2008