Thông tin thuốc tháng 11/2014: Tổng kết báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2014 tại BV Từ Dũ
Tổng số báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2014 tại Bệnh viện Từ Dũ từ các khoa phòng là 60 báo cáo, đứng thứ 5 trong 10 bệnh viện báo cáo ADR nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2014. So với số lượng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2013 (67 báo cáo), số lượng báo cáo ADR giảm 7 báo cáo
Số lượng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm
Về chất lượng báo cáo ADR:
Các báo cáo ADR có khoảng 50% báo cáo đạt 100% đầy đủ thông tin, 40% báo cáo đạt 99% và 10% báo cáo đạt 90% thông tin. Các báo cáo thường thiếu thông tin của người báo cáo (bao gồm số điện thoại, địa chỉ email)
1.Phân bố theo tháng:
Nhận xét:
Số lượng báo cáo ADR phân bố đều trong các tháng, trung bình 10 báo cáo/tháng, tập trung nhiều hơn vào tháng 5 với 16 báo cáo chiếm tỷ lệ 26.7%. Số lượng báo cáo ADR nhận được ít nhất vào tháng 2 với 5 báo cáo chiếm tỷ lệ 8.3%
2.Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:
Nhận xét:
Số lượng báo cáo ADR từ khoa Hậu Sản N cao nhất với 13 báo cáo chiếm tỷ lệ 21.6%, tiếp theo là khoa PTGMHS với 12 báo cáo chiếm tỷ lệ 20%, khoa Phụ và khoa Sanh với 9 báo cáo chiếm tỷ lệ 15%.
Các khoa không có báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2014 gồm: Hậu Sản H, Hậu Sản M, Sản A, Phòng Khám, Sơ sinh.
3. Phân bố số báo cáo ADR theo người báo cáo
|
Số báo cáo ADR |
Tỷ lệ |
Bác sĩ |
47 |
78.3% |
Dược sĩ |
10 |
16.7% |
NHS |
3 |
5% |
Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ với 47 báo cáo chiếm tỷ lệ 78.3%, có tăng so với năm 2013 (59.5%), tiếp theo là Dược sĩ với 10 báo cáo chiếm tỷ lệ 16.7%, Nữ hộ sinh với 3 báo cáo chiếm tỷ lệ 5%
4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc
STT |
Nhóm thuốc |
Số báo cáo ADR |
Tỷ lệ |
1 |
Kháng sinh |
20 |
33.3% |
2 |
Oxytocin |
12 |
20% |
3 |
Thuốc giảm đau |
11 |
18.3% |
4 |
Thuốc ung thư |
5 |
8.3% |
5 |
Thuốc gây mê, tê |
3 |
5% |
6 |
Thuốc đặt phụ khoa |
3 |
5% |
7 |
Thuốc khác |
6 |
10.1% |
Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 20 báo cáo chiếm tỷ lệ 33.3%, tiếp theo là oxytocin với 12 báo cáo chiếm tỷ lệ 20%, thuốc giảm đau với 11 báo cáo chiếm tỷ lệ 18.3%.
5. Phân bố số báo cáo ADR theo cơ địa bệnh nhân
Nhận xét: Số báo cáo ADR trên bệnh nhân không có tiền căn dị ứng thuốc là 45 báo cáo chiếm tỷ lệ 75%. Số báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc là 15 báo cáo chiếm tỷ lệ 25%, giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 thể hiện nhân viên y tế có sự quan tâm trong việc khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân, do vậy nên theo dõi sát bệnh nhân khi chỉ định sử dụng thuốc để kịp thời xử trí ADR.
6. Những thuốc được báo cáo nhiều nhất
Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 2 nhóm chính là:
- Nhóm thuốc kháng sinh (20 báo cáo) với đại diện là Cefotaxim, Augmentine, Cefazolin trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 60% (12 báo cáo)
- Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau (11 báo cáo) với đại diện là Diclofenac, Ketoprofen, Paracetamol, trong đó Diclofenac chiếm tỷ lệ cao nhất với 63.6% (7 báo cáo)
7. Những phản ứng ADR nặng, điển hình:
STT |
Tên thuốc |
Phản ứng ADR |
Khoa |
Kết quả thẩm định từ TTDI&ADR |
1 |
Diprivan 1% 50ml |
1 phút sau khi sử dụng thuốc mạch 140 lần/phút; HA: 60/40mmHg; nổi mẩn đỏ ở tay, ngực, nổi da gà phù kết mạc mắt. è Sốc phản vệ |
PTGMHS |
Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa các thuốc và phản ứng phản vệ, sốc phản vệ Propofol: -Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ: Tỷ lệ > 1/100 (DTQG 2009) -Có 2 báo cáo sốc phản vệ (50%)/4 báo cáo liên quan propofol (CSDLQG 2010-2012) Atracurium: -Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ: hiếm gặp (Micromedex 2.0) -Có 2 báo cáo sốc phản vệ (33.3%)/6 báo cáo liên quan atracurium (CSDLQG 2010-2012) Suxamethonium: -Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ: Tỷ lệ <1/1000 (DTQG 2009) - Có 2 báo cáo sốc phản vệ (100%)/2 báo liên quan suxamethonium (CSDLQG 2010-2012) Oxytocin: -Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ: tỷ lệ <1/1000 (DTQG 2009) -Có 7 báo cáo phản ứng sốc phản vệ (18%) /39 báo cáo liên quan oxytocin (CSDLQG 2010-2012) |
2 |
Etoposid 100mg |
10 phút sau khi truyền tĩnh mạch, bệnh nhân mệt nhiều, khó thở, thở nhanh, mạch nhẹ khó bắt, chậm, mặt đỏ bừng. è Phản ứng phản vệ |
Khoa UBPK |
Đánh giá: Chắn chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng phản vệ Etoposid: -Phản ứng phản vệ: Tỷ lệ <1/1000 (DTQG 2009) - Có 0 báo cáo phản ứng phản vệ (0%)/4 báo cáo liên quan etoposid (CSDLQG 2010-2012) - Có 9 báo cáo phản ứng phản vệ (1%)/940 báo cáo liên quan etoposid (CSDL WHO 2012-2013) |
3 |
Vicizolin 1g (Cefazolin) |
20 phút sau khi chích, bệnh nhân nổi mẩn đỏ vùng mặt cổ, dày da, mi mắt bị phù, vành tai cứng, huyết áp tụt. è Phản ứng phản vệ |
PTGMHS |
Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng phản vệ Cefazolin: - Phản ứng phản vệ: có thể gặp (Micromedex 2.0) - Có 6 báo cáo phản ứng phản vệ (12.8%)/47 báo cáo liên quan cefazolin (CSDLQG 2010-2012) |
4 |
Oxylpan 5đv (Oxytocin) |
5 phút sau khi tiêm tĩnh mạch chậm, bệnh nhân chóng mặt, nôn ói, khó thở, nhức đầu |
Khoa Phụ |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Oxytocin: - Nhức đầu, buồn nôn: 1/1000-1/100 (DTQG 2009) Có 7 báo cáo về buồn nôn (4.5%), 5 báo cáo về đau đầu (3.2%)/157 báo cáo liên quan oxytocin (CSDLQG 2011) |
5 |
Elaria 100mg (Diclofenac) |
30 phút sau khi nhét thuốc, bệnh nhân sưng phù 2 mắt, chảy nước mắt, 2 tiếng sau bệnh nhân than khó thở |
Hậu sản N |
Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Diclofenac: - Phù, khó thở: tỷ lệ 1/1000-1/100 (DTQG 2009) - Có 1600 báo cáo phù (28%), 301 báo cáo khó thở (5.2%) /5780 báo cáo liên quan diclofenac (WHO 2011) - Có 26 báo cáo phù (31%), 11 báo cáo khó thở (13.2%)/ 83 báo cáo liên quan diclofenac (CSDLQG 2011) |
6 |
Vinphatocin 5UI |
khoảng 1 - 2 phút sau khi tiêm truyền bệnh nhân nổi đỏ, nổi da gà 2 cánh tay, tụt huyết áp è Phản ứng phản vệ |
PTGMHS |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Oxytocin: - Phản ứng phản vệ: tỷ lệ: <1/1000 (DTQG 2009) - Có 2 báo cáo phản ứng phản vệ (10.5%)/19 báo cáo liên quan oxytocin (CSDLQG 2011) |
7 |
Cefazoline 1g |
03 phút sau khi tiêm truyền bệnh nhân da nổi đỏ, nổi mẩn, tụt huyết áp đến 44/20 mmHg àSốc phản vệ |
PTGMHS |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và sốc phản vệ Cefazolin: - Phản ứng phản vệ: có thể gặp(Micromedex 2.0) - Có 34 báo cáo phản ứng phản vệ, sốc phản vệ (9.3%)/364 báo cáo liên quan cefazolin (WHO 2010-2012) |
8 |
Misoprostol 200mcg |
20 phút sau khi ngậm 3 viên Misoprostol 200mcg bệnh nhân khó thở, ngứa, rát lưỡi |
Khoa KHGĐ |
Đánh giá: có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Misoprostol: - Mẩn ngứa, khó thở, phản ứng tại chỗ rát lưỡi: có thể gặp (Micromedex 2.0) - Có 2 báo cáo khó thở (0.7%), 13 báo cáo ngứa (4.9%), 1 báo cáo kích ứng lưỡi (0.4%)/267 báo cáo liên quan misoprostol |
9 |
Etoposid 100mg |
05 phút sau khi truyền thuốc (tốc độ truyền <20 giọt/phút), bệnh nhân mặt đỏ chuyển sang xanh, mệt, cảm giác khó thở, HA: 14/8 mmHg; M: 88 lần /phút rõ |
Khoa UBPK |
Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Etoposid: - Phản ứng phản vệ (da tái, khó thở): hiếm gặp <1/1000 (DTQG 2009) - Có 9 báo cáo phản ứng phản vệ, sốc phản vệ (1%)/940 phản ứng liên quan etoposid |